Tình cảnh người Việt Nam bị kẹt tại Libya đang rất khó khăn
Các công dân Trung Quốc từ Libya trở về đến Thượng Hải Ảnh Reuters |
Nhu cầu di tản kiều dân không chỉ đặt ra cho Việt Nam, mà hầu như cả thế giới đang ráo riết rút công dân mình ra khỏi Libya. Họ sử dụng mọi phương tiện, từ tàu phà cho đến máy bay ... Sân bay quốc tế Tripoli đã rơi vào cảnh hỗn loạn thêm vào hôm nay, thứ năm 24/02, với cảnh người đông nghẹt, chen chúc nhau, chờ đợi được di tản, càng sớm càng tốt.
Tính đến, có cả triệu kiều dân nước ngoài ở Libya, đông nhất là người từ các nước láng giềng, như Ai cập có đến một triệu rưỡi công dân. Châu Á cũng có đến cả trăm ngàn người, còn Châu Âu vẫn có 10 000 người đang bị kẹt lại. Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu, bà Catherine Ashton, đã kêu gọi chính quyền Libya bảo đảm an ninh cho người nước ngoài và tạo điều kiện cho những ai muốn di tản.
Dù các quốc gia đang ráo riết tìm cách tản cư công dân của mình, nhưng số người rời được Libya hầu như nhỏ giọt. Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch di tản kiều dân từ hôm qua, nhưng chỉ mới đưa được nhóm đầu tiên 45 người về đến Bắc Kinh. Một chiếc máy bay A300-200, với 250 chỗ mới đáp xuống Tripoli sáng nay. Bắc Kinh còn thuê thêm 4 chiếc phà của Ai Cập.
Hàn Quốc cho biết đã thuê bao một chiếc máy bay Ai Cập để tản cư 260 người trong số 1.400 đang làm việc tại Libya. Hôm qua, 39 người Hàn Quốc đã theo đường bộ qua Ai Cập.
Riêng Pháp trong hai ngày qua, đã dùng phi cơ quân sự di tản được 556 người, trong đó có 487 người Pháp, phần đông là du khách.
Add caption |
Hiện nay, có khoảng 10 000 nguời lao động Việt Nam tại Libya và ông Hùng cho biết tình hình của họ ‘’không tốt đẹp lắm’’.
Nhu cầu di tản kiều dân không chỉ đặt ra cho Việt Nam, mà hầu như cả thế giới đang ráo riết rút công dân mình ra khỏi Libya. Họ sử dụng mọi phương tiện, từ tàu phà cho đến máy bay ... Sân bay quốc tế Tripoli đã rơi vào cảnh hỗn loạn thêm vào hôm nay, thứ năm 24/02, với cảnh người đông nghẹt, chen chúc nhau, chờ đợi được di tản, càng sớm càng tốt.
Tính đến, có cả triệu kiều dân nước ngoài ở Libya, đông nhất là người từ các nước láng giềng, như Ai cập có đến một triệu rưỡi công dân. Châu Á cũng có đến cả trăm ngàn người, còn Châu Âu vẫn có 10 000 người đang bị kẹt lại. Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu, bà Catherine Ashton, đã kêu gọi chính quyền Libya bảo đảm an ninh cho người nước ngoài và tạo điều kiện cho những ai muốn di tản.
Dù các quốc gia đang ráo riết tìm cách tản cư công dân của mình, nhưng số người rời được Libya hầu như nhỏ giọt. Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch di tản kiều dân từ hôm qua, nhưng chỉ mới đưa được nhóm đầu tiên 45 người về đến Bắc Kinh. Một chiếc máy bay A300-200, với 250 chỗ mới đáp xuống Tripoli sáng nay. Bắc Kinh còn thuê thêm 4 chiếc phà của Ai Cập.
Hàn Quốc cho biết đã thuê bao một chiếc máy bay Ai Cập để tản cư 260 người trong số 1.400 đang làm việc tại Libya. Hôm qua, 39 người Hàn Quốc đã theo đường bộ qua Ai Cập.
Riêng Pháp trong hai ngày qua, đã dùng phi cơ quân sự di tản được 556 người, trong đó có 487 người Pháp, phần đông là du khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét