Bổ nhiệm Dương Chí Dũng: Trách nhiệm của
Thủ tướng?
Mặc Lâm, biên tập viên
RFA, Bangkok
2012-06-27
2012-06-27
Vào ngày thứ Bảy 23 tháng 6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với
tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có cuộc tiếp xúc cử tri thành
phố Hồ Chí Minh, nơi ông đại diện.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc
cử tri quận 1
|
Chủ tịch nước cho rằng những câu hỏi của cử tri là nóng, rất
bức xúc đối với nhiều vần đề thời sự mà cử tri quan tâm hiện nay. Sau đó
nhiều tờ báo đã có các cuộc phỏng vấn ông chung quanh nội dung trả lời
cử tri cũng như những câu hỏi khác. Do sự quan trọng của vấn đề Mặc Lâm
đã tiếp xúc một số trí thức, cán bộ cao cấp, nhà báo cũng như người dân
bình thường nhưng quan tâm đến thời sự đất nước để thu nhận các ý kiến
của họ về những tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như một đường
giây phản hồi để dư luận có những thông tin phong phú hơn.
Loạt bài này chia làm ba phần. Bài thứ nhất liên quan đến câu kết
luận của Chủ Tịch nước về trách nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng liên
quan việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Bài thứ hai về vấn đề chống tham
nhũng và bài thứ ba những nhận định của Chủ tịch nước về vai trò báo chí
cũng như tình trạng những người oan sai cần phải trả lại công lý cho
họ.
Trong loạt bài này chúng tôi đăng và phát thanh toàn bộ các phát
biểu của khách mời, tuy nhiên cũng xin được nhắc lại đây không phải là
quan điểm và chủ trương của Đài Á Châu Tự Do. Sau đây là bài đầu tiên
với những ý kiến chung quanh việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Từ trên xuống: GS. Tương Lai - GS Ngô Đức Thọ - luật gia Lê Hiếu Đằng - nhà báo Tống Văn Công. RFA file |
Hiện nay trên hệ thống Internet toàn cầu nổi lên những bài viết,
bình luận về lời phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi ông cho
rằng việc Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục
trưởng Cục Hàng hải là sai.
Theo nguyên văn ông trả lời báo Tuổi Trẻ:“Không thể đổ cho quy
trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn
những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư
hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm
đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?”
Dựa vào câu nói này nhiều bài viết cho rằng Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đã gián tiếp buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên đới trách nhiệm vì
Thủ tướng là người trực tiếp ký văn bản yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng
thực hiện việc bổ nhiệm này.
Hôm nay chúng tôi mời Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện khoa
học Xã hội Việt Nam, khách mời thứ hai là luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên
phó chủ tịch UBMTTQVN thành phố HCM. Người thứ ba là Giáo sư Ngô Đức
Thọ công tác tại viện Hán Nôm. Và nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng
biên tập báo Lao động.
Trong tinh thần chia sẻ thông tin chúng tôi xin trân trọng cám ơn tất
cả các vị khách quý, trước tiên xin được hỏi luật gia Lê Hiếu Đằng,
thưa ông như ông đã nghe phần giới thiệu vừa rồi, ông nghĩ sao về cáo
buộc Bộ trưởng Thăng vào trách nhiệm bổ nhiệm ông Dũng. Theo ông thì Chủ
tịch nước có hàm ý gì về việc quy trách nhiệm này hay chỉ là những phát
biểu thông thường riêng cho một cá nhân là Bộ trưởng Đinh La Thăng?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi rất đồng tình với ý kiến của Chủ
tịch nước nói cái quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Thật ra nói về
quy trình thì có thể nó như vậy nhưng vấn đề dư luận người ta hết sức
bức xúc là ở chỗ tại sao trong lúc cơ quan thẩm quyền đang điều tra thì
anh lại đi bổ nhiệm? Có nghĩa là anh điều chuyển ông Dũng và bổ
nhiệm ông ta làm chủ tịch Vinalines, đó chính là vần đề làm người ta
thắc mắc. Trong lúc cơ quan người ta đang điều tra chẳng lẽ mấy ổng
không biết?
Nhưng điều nghiêm trọng hơn nữa là có một văn bản do Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký, đề nghị điều chuyển ông này đi và cũng đề nghị Bộ
trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm ông này làm Cục trưởng Cục Hàng hải.
Rõ ràng người chịu trách nhiệm trực tiếp là người bổ nhiệm đó là
ông Đinh La Thăng, nhưng ông Đinh La Thăng lại chấp hành ý kiến của Thủ
tướng thành ra có thề nói một phần nào rõ ràng là Thủ tướng phải có
trách nhiệm trong việc này, sẽ không thể tránh né được. Thật ra chung
quanh việc các Tổng công ty của nhà nước làm ăn thua lỗ thì trách nhiệm
chính vẫn là Thủ tướng. Bởi vì đã có quy định Thủ tướng là người phụ
trách trực tiếp các tổng công ty với chế độ trách nhiệm nhất là qua nghị
quyết Trung ương 4 Trung ương 5 đã nói người chịu trách nhiệm cao nhất
là người đứng đầu. Tôi nghĩ vấn đề này không thể không có trách nhiệm
của Thủ tướng và các thành viên chính phủ có liên quan.
Rõ ràng người chịu trách nhiệm trực tiếp là người bổ nhiệm đó là ông Đinh La Thăng, nhưng ông Đinh La Thăng lại chấp hành ý kiến của Thủ tướng thành ra có thề nói một phần nào rõ ràng là Thủ tướng phải có trách nhiệm trong việc này.
LS Lê Hiếu Đằng
Thưa Giáo Sư Ngô Đức Thọ, GS là người rất ít khi xuất hiện trả lời
phỏng vấn nhưng có rất nhiều bạn bè đồng nghiệp nhất là những người đã
cùng ông trong các vụ biểu tình chống Trung Quốc tại Hà nội. Giáo sư có
nghe được dư luận gì chung quanh lời phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn
Sang hay không?
Giáo Sư Ngô Đức Thọ: Vâng, điều này thì ở
trong nước có nhiều nhận định lắm tùy theo từng nhóm người mà họ có thể
nắm được tình hình thế nào. Một cách khách quan tôi thấy rằng cách nói
đó của ông Trương Tấn Sang cũng chưa phải là cách nói sát phạt của những
người có thẩm quyền. Tôi cho rằng cách nói đó vẫn còn dè dặt trong một
mức độ nhất định nào đó chứ chưa có một ý cụ thể gì rõ rệt cả, theo tôi
là như vậy. Mặc dù có thể cho rằng thế này thế kia nhưng những câu
chuyện ấy hoàn toàn thuộc về thâm cung bí sử.
Xin trở lại với Giáo sư ở những câu kế tiếp. Bây giờ xin được tiếp
Ông Dương Chí Dũng, đã được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải. RFA file |
tục cùng với nhà báo Tống Văn Công. Thưa ông cũng xin được trao
đổi cùng một nội dung mà luật gia Lê Hiều Đằng và giáo sư Ngô Đức Thọ
vừa trình bày. Với cái nhìn của một nhà báo, ông có chia sẻ gì về tuyên
bố này?
Nhà báo Tống Văn Công: Theo tôi biết bổ nhiệm
những cán bộ cấp cao thì thường thường không phải là một cá nhân đâu.
Trong cái chế độ hiện nay trách nhiệm cá nhân nó không rõ ràng ở chỗ cái
gì cũng đổ cho tập thể. Khi mà trách nhiệm cá nhân không rõ ràng thì
khó quy trách nhiệm lắm. Cái gì nó cũng nói là tập thể hết.
Việc này tôi thấy ông Chủ tịch nước có nói rằng là mọi trách nhiệm
cá nhân làm thất thoát tài sản của các tập đoàn thì trong tinh thần
kiểm điểm của nghị quyết Trung ương 4 sắp tới thì sẽ làm rõ, nhưng thú
thật tôi nghĩ là không biết làm sao để làm rõ! Nó rất khó.
Tôi cho rằng sửa chữa vấn đề trách nhiệm cá nhân tức là phải có
quy chế về trách nhiệm cá nhân, nếu không không thể quy được và mình nói
trách nhiệm đó do ông Thủ tướng hay ông gì thì cũng rất khó.
Thưa quý vị vừa rồi là nhà báo Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập
báo lao Động cho biết cảm nghĩ của ông về dư luận trong và ngoài nước
cho rằng Chủ tịch nước đang gián tiếp quy trách nhiệm cho Thủ tướng
trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Xin được giới thiêu với quý vị
khách mời khác của chúng tôi là Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện
trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam nay đã vê hưu nhưng vẫn tiếp tục có
những bài báo giá trị về tình hình Việt Nam. Xin Giáo sư cho biết ý
kiến của ông về câu hỏi mà chúng ta đang bàn thảo thưa ông. Theo giáo sư
thì khi quy kết cho cá nhân chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ý kiến
của Chủ tịch nước có được giáo sư chia sẻ hay không?
Bởi vì một sai lầm lớn như thế nhưng bàn bạc dân chủ, tập thể quyết định cả. Thế thì không phải là trách nhiệm cá nhân mà là trách nhiệm của quy trình. Toàn bộ cái quy trình này, của cả hệ thống này và vì vậy phải tìm cho ra cái quy trình nay nó sai ở đâu?
GS Tương Lai
Giáo sư Tương Lai: Cá nhân dù muốn hay không muốn
phải chịu trách nhiệm. Cá nhân phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi cho rằng
cá nhân nằm trong hệ thống và họ bị chi phối rất nặng bởi cái hệ thống,
cái quy trình nọ. Phê phán quy trình này thì cũng phải phê phán chính
ông ấy, bởi vì ông Chủ tịch nước cũng là người tham gia quyết định cho
cái quy trình này chứ? Đâu phải là ông không có trách nhiệm gì.
Còn đương nhiên phê phán người khác, phê phán ông Thủ tướng chẳng
hạn thì cũng đúng thôi. Ông Thủ tướng cũng phải chịu trách nhiệm về
những bổ nhiệm này. Bởi vì làm sao mà một ông bộ trưởng có thể quyết
định việc bổ nhiệm được. Nhưng nói cho đến cùng thì ông nào cũng vậy
thôi, họ nằm trong một hệ thống và vì vậy chỉnh sửa thì phải chỉnh sửa
cả hệ thống này. Đã là khuyết tật cấu trúc thì phải chữa hệ thống. Bởi
vì một sai lầm lớn như thế nhưng bàn bạc dân chủ, tập thể quyết định cả.
Thế thì không phải là trách nhiệm cá nhân mà là trách nhiệm của quy
trình. Toàn bộ cái quy trình này, của cả hệ thống này và vì vậy phải tìm
cho ra cái quy trình nay nó sai ở đâu để mà nhận biết được quy luật.
Xin cám ơn bốn vị khách mời hôm nay.
Như đã giới thiệu ở phần đầu, mời quý thính giả đón theo dõi bài kế
tiếp với các vị khách mời là TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển,
nguyên bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên thứ trưởng Văn hóa Lữ
Phương sẽ góp ý về vấn đề chống tham nhũng, sự thay đổi người điều hành
cao nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có giúp gì cho cuộc chiến gay
go này hay không, xin cám ơn quý vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét