Phiên
Tòa Ô Nhục : Điếu Cày-Tạ Phong Tần-Anhbasaigon
- BBC:Y án với Điếu Cày và Tạ Phong Tần
- RFA:Kết quả phiên xử phúc thẩm ba bloggers
- RFI:Tòa án Việt Nam xử y án tù đối với hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần
BBC:Y
án với Điếu Cày và Tạ Phong Tần
Cập nhật: 11:25 GMT - thứ sáu, 28 tháng 12,
2012
BBC
Tòa phúc thẩm ở TPHCM y án với hai
blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) và Tạ Phong Tần trong phiên
xử sau khi họ không nhận tội 'tuyên truyền chống nhà nước', luật sư
của ông Hải cho BBC biết.
Blogger Điếu Cày nói mình vô tội trong
phiên tòa ngày 28/12/2012
|
Phiên kháng án hôm thứ Sáu
28/12/2012 kết thúc lúc 5h30 chiều với án tù không đổi sau vụ xử
sơ thẩm tháng 9 năm nay cho blogger Điếu Cày và bà Tạ Phong Tần
trong lúc quốc tế tiếp tục yêu cầu thả tự do cho họ.
Trước đó, theo hãng tin AFP, ông Nguyễn Văn
Hải, trường hợp được chính tổng thống Hoa Kỳ đặc biệt nhắc tới, bị tuyên
án 12 năm tù và bà Tạ Phong Tần, cựu công an, bị tuyên án 10 năm tù,
trong một phiên xử ngắn hồi tháng 9/2012.
Trong phiên xử phúc thẩm, bị cáo thứ ba là ông Phan Thanh Hải được giảm án từ bốn xuống ba năm tù.
Ngay khi kết thúc phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn
bảo vệ quyền lợi cho ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC Tiếng Việt: "Bản án
không ghi nhận, không phản án diễn tiến phiên tòa. Nhưng người ta cứ
thực hiện theo thủ tục tố tụng thế thôi."
"Hội đồng xét xử nói rằng (vụ này) không có tổ chức, và việc đi Thái Lan không phải là hành vi bị truy tố, nhưng bản án không phản án diễn tiến phiên tòa."
Luật sư Hà Huy Sơn
"Đặc biệt là Hội đồng xét xử nói rằng (vụ này)
không có tổ chức, và việc đi Thái Lan không phải là hành vi bị truy tố,"
luật sư Sơn giải thích thêm.
Những cáo buộc tòa đưa ra có liên quan tới một
số bài viết chính trị của ba blogger trên trang mạng bị Việt Nam cấm
“Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” và trên các trang blog cá nhân, chỉ trích
tham nhũng, bất công và các chính sách đối ngoại của Hà Nội.
Cáo trạng nói ông Nguyễn Văn Hải đã cùng ông
Phan Thanh Hải tham gia khóa huấn luyện do tổ chức Việt Tân mở tại Thái
Lan hồi tháng 3/2008.
Ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần trong
phiên phúc thẩm đều bác bỏ nội dung cáo trạng và nói họ vô tội, luật sư
Hà Huy Sơn nói với BBC.
“Điếu Cày nói trong phiên tòa sáng nay rằng ông
không phạm bất kỳ tội nào,” ông Sơn nói, và cho biết không có người thân
nào tới dự phiên tòa ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, ông Phan Thanh Hải nhận tội và đó là cơ sở để tòa phúc thẩm giảm án, từ bốn năm xuống còn ba năm, ông Sơn nói thêm.
Mẹ của bà Tạ Phong Tần, bà Đặng thị Kim Liêng qua đời hồi tháng 7 do tự thiêu trước ngày xử con gái mình.
'Quy định mơ hồ'
Bà Tạ Phong Tần từng là công an ở tỉnh Bạc Liêu
Ba blogger bị quy vào điều 88 Bộ luật Hình sự,
hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước, điều khoản mà nhiều nhóm nhân
quyền cho là 'quy định chung chung và mơ hồ' dùng để nhằm vào các
nhà bất đồng chính kiến.
Vụ xử này cho thấy “cách kiểm soát của nhà nước
vẫn tiếp tục dựa trên hệ thống đàn áp công dân và quyền hoạt động chính
trị,” ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức theo dõi
nhân quyền Human Rights Watch nói hôm thứ Sáu 28/12/2012.
"Vụ xử kháng án của Điếu Cày và đồng nghiệp của
ông được thực hiện vào đúng tuần lễ nghỉ phép nhằm tránh chỉ trích trong
giới ngoại giao và Liên Hợp Quốc do vi phạm quyền tự do biểu lộ,"
"Không ai trong số ba thành viên của Câu lạc bộ
Nhà báo Tự do - Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh
Hải (anhbasg) - đáng bị bắt giữ, họ không đáng bị xử tù vì thực thi
quyền biểu lộ quan điểm dưới các hình thức khác nhau, kể cả trên trang
blog cá nhân," ông Phil Robertson viết.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp Việt Nam
hạng 172 trên 179 về tự do báo chí và nêu rõ sự kiểm soát của nhà nước
là "Kẻ thù của Internet" do sử dụng hệ thống kiểm soát mạng.
Hồi tháng 5 năm nay, tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama nói, "chúng ta không thể quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày,
mà vụ bắt bớ ông năm 2008 cho thấy sự rạn nứt lớn trong nền báo chí công
dân ở Việt Nam".
RFA:Kết quả phiên xử phúc thẩm ba bloggers
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-12-28
RFA
Phiên xử phúc thẩm ba bloggers thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự do gồm
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Công lý & Sự Thật Tạ Phong Tần, AnhbaSG
Phan Thanh Hải diễn ra hôm nay tại Sài Gòn.
Từ trái: Blogger Điếu Cày,
blogger Tạ Phong Tần,
và blogger Anh basaigon.
|
Kết quả tòa y án 12 năm tù đối với Blogger Điếu Cày, 10 năm tù đối
với blogger Công Lý & Sự Thật. Riêng blogger AnhbaSG do nhận tội
nên giảm một năm.
Ngăn chặn
So với phiên xử sơ thẩm ba người vừa nêu hồi ngày 24 tháng 9 vừa qua,
tình hình ngăn trở những người muốn tham dự phiên phúc thẩm trong ngày
hôm nay được nhận thấy có chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Đối với gia đình blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì từ vài hôm trước
ngày xử nhân viên an ninh đã đến chốt tại khu chung cư mà gia đình ông
đang ở. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải cho biết trong
vài ngày trước khi diễn ra phiên xử phúc thẩm bản thân bà và con trai đi
đâu cũng có người đi theo. Tuy nhiên biện pháp cứng rắn được thực hiện
vào sáng ngày 28 tháng 12 vào lúc 7 giờ sáng khi bà và con trai ra khỏi
nhà. Bà thuật lại:
Lúc đó 7 giờ 5 phút, mẹ con tôi đi xuống thì khoảng 20 người bắt
Dũng vào một xe thùng để đưa đi. Tôi nhào vào giữ con tôi lại, họ quăng
tôi ra. Con tôi cũng phản đối việc bắt người vô lý như thế, thì họ chẹn
họng, đánh và tống lên ô tô đưa đi đâu đến lúc này tôi cũng không biết.
Tôi giằng co với họ quá mệt, khi tôi lên nhà tôi ngã nên phải nằm đến
lúc này vẫn chưa dậy.
Lúc đó 7 giờ 5 phút, mẹ con tôi đi xuống thì khoảng 20 người bắt Dũng vào một xe thùng để đưa đi. Tôi nhào vào giữ con tôi lại, họ quăng tôi ra. Con tôi cũng phản đối việc bắt người vô lý như thế, thì họ chẹn họng, đánh và tống lên ô tô đưa đi đâu đến lúc này tôi cũng không biết
Bà Dương Thị Tân
Nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày và blogger Tạ Phong Tần tại phiên sơ thẩm hôm 24/9/2012. Chụp từ clip VTV1 |
Tin tức cho biết một số người tìm cách đến gần khu vực tòa án đã
bị bắt đưa về các đồn công an gần đó như Công an Phường Cô Giang, Công
an Phường Bến Nghé. Cụ thể như các blogger Hành Nhân, An Đỗ Nguyễn, Đinh
Nhật Uy …
Anh Đinh Nhật Uy sau khi ra khỏi đồn Công an Phường Bến Nghé khoảng 1
tiếng đồng hồ thuật lại việc bị xua đuổi và bắt bớ khi cố gắng đến tham
dự phiên xử phúc thẩm ba blogger sáng hôm nay như sau:
Chúng tôi không làm gì hết, chỉ ngồi bệt ở bãi cỏ thôi, không có
một động thái nào hết; vậy mà khoảng 40 nhân viên an ninh và công an lùa
chúng tôi bà bắt đầu dí bắt. Họ dí Hoàng Vi ra giữa đường, Hoàng Vi la
lên và họ bịt miệng bắt quăng lên xe.
Bắt như bắt heo: bốn năm người đàn ông xông vào bắt một người con
gái ném lên xe. Hành Nhân bỏ chạy, họ dí theo và đè xuống nền cỏ, tung
một cú đấm vào mặt Hành Nhân làm rách môi, rồi 5-6 người khiêng thả vô
xe và chở đi. Tôi và anh Dũng xẻ ra chạy đi hai hướng. Tôi bỏ đi khoảng
500 mét thì có hai an ninh kè theo tôi buộc về Công an Phường Bến Nghé
buộc phải hợp tác điều tra sự việc. Họ thả tôi ra lúc 11 giờ.
Họ dí Hoàng Vi ra giữa đường, Hoàng Vi la lên và họ bịt miệng bắt quăng lên xe. Bắt như bắt heo: bốn năm người đàn ông xông vào bắt một người con gái ném lên xe. Hành Nhân bỏ chạy, họ dí theo và đè xuống nền cỏ, tung một cú đấm vào mặt Hành Nhân làm rách môi
Anh Đinh Nhật Uy
Biện luận
Blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải bị bắt hồi tháng tư năm 2008 và bị
kết án hai năm rưỡi về buộc tội trốn thuế; tuy nhiên ngay sau khi mãn
hạn tù ông bị bắt lại ngay và chuyển sang tội danh tuyên truyền chống
nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Ông Hải cùng một số blogger khác trong đó có hai người cùng ra tòa
hôm nay là Tạ Phong Tần và Phan thanh Hải, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo
Tự do hồi năm 2007.
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là người từng đi đầu trong những cuộc
biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 12 năm 2007. Blogger Tạ Phong Tần,
từng là một sĩ quan công an, nhưng ra khỏi ngành. Bà viết trên blog
nhiều bài viết nêu rõ nhiều tình trạng bất công, tham nhũng tại Việt
Nam…
Blogger Điếu Cày đã được “Civil Rights Defenders” ở Thụy Ðiển tuyển chọn là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng (năm 2011). RFA/civilrightsdefenders.org. |
Luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng là một cựu tù nhân lương tâm, cho
rằng hoạt động của những người như ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải,
Công lý & Sự Thật Tạ Phong Tần, AnhbaSG Phan Thanh Hải không vi phạm
hiến pháp Việt Nam. Ông lập luận:
Tất cả những việc làm của cá nhân tôi và nhiều người khác nữa đều
phù hợp quyền con người về chính trị được qui định trong hiến pháp.
Nhưng trong khi đó thì Bộ Luật Hình sự của Việt Nam có hai điều 79 và 88
để truy tố, xét xử những người khi thực hiện quyền theo Hiến pháp.
Trong những đất nước dân chủ- văn minh thì những điều luật đó là vi hiến
và người dân có quyền kiện lên tòa án Bảo hiến hay tòa án Hiến pháp hay
một cơ quan xem xét tính chất hợp pháp của một văn bản luật hay một
điều luật nào đó.
Người dân luôn khao khát tìm kiếm những quyền của họ để thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy xã hội phát triển; trong khi đó ĐCS VN muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của họ. Họ không muốn những tổ chức hay cá nhân đối lập nên họ tiến hành sách nhiễu, bắt giữ
LS Nguyễn Văn Đài
Điều đáng tiếc là tại Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý như vậy, cho
nên mặc dù có rất nhiều luật sư, nhiều người gửi kiến nghị lên Quốc hội
yêu cầu phải hủy bỏ hai điều luật vi hiến đó; nhưng cho đến nay chúng
vẫn còn tồn tại. Điều quan trọng ở đây là sự hiểu biết về hiến pháp,
pháp luật, quyền con người giữa đảng viên Đảng Cộng sản đang muốn nắm
quyền lực và người dân đang có sự khác biệt rất lớn.
Người dân luôn khao khát tìm kiếm những quyền của họ để thực hiện
nhằm mục đích thúc đẩy xã hội phát triển; trong khi đó Đảng Cộng sản
Việt Nam muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của họ. Họ không muốn những tổ
chức hay cá nhân đối lập nên họ tiến hành sách nhiễu, bắt giữ và xét
xử, cầm tù những người dám có những ý kiến hay quan điểm đối lập với họ.
Ý kiến
Bà Dương Thị Tân đưa ra nhận định về bản án mà tòa phúc thẩm sẽ dành
cho chồng bà cũng như lý giải cách hành xử của cơ quan chức năng đối với
gia đình bà như sau:
Tôi nghĩ bản án sẽ không có gì thay đổi. Họ rất sợ những thông tin
được cập nhật ra bên ngoài, cho dư luận quần chúng bên ngoài hay trong
nước biết được về vụ xử này. Họ ngăn chặn từ đầu cho đến cuối nhằm ngăn
chặn không cho bên ngoài biết phiên xử diễn ra như thế nào.
Ngay trong ngày xử phúc thẩm ba blogger vừa nói, ông Phil Robertson,
phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo d tục tố tụng được thực hiện tương đối
đầy đủ nhưng việc tranh luận không được phản ánh một cách thỏa đáng.
Mới ngày hôm qua, tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa y
ánoán quyền tự do bày tỏ ý kiến
ông Phil Robertson
ông Phil Robertson
Đại ý theo Human Rights Watch thì phiên xử trong ngày hôm nay đối với
blogger Điếu Cày và hai đồng sự chứng minh rõ về tòa án của Việt Nam.
Nhà cầm quyền Việt Nam đưa vụ xử ra vào tuần nghĩ lễ là cố tránh chỉ
trích của các nhà ngoại giao nước ngoài và Liên hiệp quốc về biện pháp
tiếp tục cấm đoán quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Sau khi phiên phúc thẩm kết thúc, luật sư Hà Huy Sơn, người tham gia
bào chữa cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cho biết kết quả phiên xử
và một số nhận xét của ông về phiên tòa:
Người ta giữ nguyên bản án, còn Phan Thanh Hải nhận tội nên người
ta giảm cho một năm còn ba năm. Thủ tục tố tụng được thực hiện tương đối
đầy đủ nhưng việc tranh luận không được phản ánh một cách thỏa đáng.
Mới ngày hôm qua, tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa y
án 4 năm tù giam và bắt thi hành án ngay tại tòa đối với nhà báo Hoàng
Khương, người viết những bài về tình trạng mãi lộ của cảnh sát giao
thông Việt Nam.
RFI:Tòa án Việt Nam xử y án tù đối với hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần
Thanh Phương
Thứ sáu 28 Tháng Mười Hai 2012 -
RFI
Hôm nay, 28/12/2012, trong phiên xử phúc thẩm ba blogger
thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
đã tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger
Điếu Cày và 10 năm tù đối với blogger Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh
Hải, tức blogger Anhbasaigon, người duy nhất nhận tội, thì được giảm án
từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.
Blogger
Điếu cày (giữa) biểu tình
tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu
(Nguồn rsf.org)
|
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho blogger Điếu Cày, cho rằng bản án phúc thẩm đã không phản ánh đúng thực tế của phiên xử hôm nay:
Trước đó, theo các thông tin từ trang Truyền thông Chúa Cứu Thế, công an đã bắt giữ nhiều người có ý định đến dự phiên xử phúc thẩm hôm nay, trong đó có một số blogger như Hành Nhân, Nguyễn Hoàng Vi. Một số blogger thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng, như Uyên Vũ và Thiên Sầu, bị ngăn chặn không cho đến tòa. Cô Tạ Khởi Phụng, em của blogger Tạ Phong Tần, cũng không được vào trong phòng xử.
Công an còn bắt giữ con trai của blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng, khi anh định rời chung cư đến dự phiên xử phúc thẩm hôm nay. Anh Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha, người bị bắt chung với sinh viên Nguyễn Phương Uyên, từ Long An lên Sài Gòn dự phiên tòa, cũng bị bắt vào đồn công an.
Y án tù đối với Hoàng Khương
Hôm qua, trong phiên xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã y án tù 4 năm đối với Hoàng Khương, nguyên phóng viên tờ Tuổi Trẻ. Hoàng Khương đã bị đưa ra xử sơ thẩm ngày 7/9. Tòa đã tuyên Hoàng Khương phạm tội “đưa hối lộ” với mức án 4 năm tù trong vụ án đưa, nhận hối lộ để giải cứu xe vi phạm luật giao thông.
Tòa phúc thẩm đã tuyên y án tù, mặc dù Hoàng Khương vẫn cho rằng việc anh tham gia đưa tiền cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức chỉ là muốn có chứng cứ về vụ tiêu cực để viết bài. Theo Hoàng Khương, đây chỉ là sai sót về tác nghiệp, không đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là lập luận của luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho Hoàng Khương. Đặc biệt, luật sư Hoài nhấn mạnh rằng Hoàng Khương là tác giả của hai bài báo làm cơ sở để khởi tố vụ án này, nhưng chính phóng viên này lại là bị cáo của vụ án.
Cũng về nhân quyền, tòa án Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hôm qua vừa tuyên án 2 năm tù bà Lê Thị Kim Thu, một người dân oan, bị cáo buộc « phá hoại tài sản công dân ».
VOA:Blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị giữ
y án
28.12.2012
VOA
28.12.2012
Sau khi phiên xử kết thúc lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày, luật sư Hà Huy Sơn đại diện pháp lý của blogger Điếu Cày, cho biết:
‘Kết quả vẫn giữ nguyên. Mỗi ông Phan Thanh Hải (blogger AnhbaSG) nhận tội thì người ta giảm xuống 1 năm, còn 3 năm tù. Nói chung mọi người cũng được trình bày hết nhưng cái trình bày ấy không được ghi nhận trong bản án. Trình bày cũng như không.’
Luật sư Sơn nói trong phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày vẫn kiên định là ông không làm gì phạm tội.
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 9 và phiên phúc thẩm hôm nay, trong số ba blogger chỉ có AnhbaSG nhận là phạm tội và được nhận bản án nhẹ nhất từ 4 năm tù còn 3 năm tù.
Thân nhân các bị can và nhân chứng có giấy triệu tập chính thức của tòa đều bị lực lượng an ninh ngăn cản không cho tham dự phiên xử mà nhà nước gọi là công khai.
Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày, nói với VOA Việt ngữ anh bị lực lượng an ninh hành hung và bắt về đồn công an trong suốt thời gian phiên xử bố anh diễn ra và chỉ được thả về sau khi phiên tòa kết thúc.
Blogger Uyên Vũ cho VOA Việt ngữ biết anh được tòa triệu tập làm nhân chứng nhưng cũng bị lực lượng an ninh vô cớ cản chân:
Một số bạn bè và những người ủng hộ ba blogger này hoặc bị sách nhiễu hoặc bị bắt vô cớ trong lúc họ tìm cách đến quan sát phiên tòa. Trong số đó có các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Công Thuận, và Vũ Sỹ Hoàng thuộc đội bóng đá NO-U chống Trung Quốc xâm lược.
Ba bản án tổng cộng 26 năm tù dành cho 3 thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do liên quan tới các bài thể hiện quan điểm cá nhân họ đăng tải trên mạng để chỉ trích tham nhũng, bất công, và sách lược ngoại giao của Việt Nam trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, một tội danh mà giới bảo vệ nhân quyền cho là mơ hồ được Hà Nội dùng làm cớ để giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lên án rằng các bản án này chứng tỏ nhà nước Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm soát gắt gao dựa trên sự đàn áp có hệ thống các quyền chính trị và dân sự căn bản của công dân với các bản án nặng tay chống lại những blogger được nhiều người biết tiếng với mục đích răn đe, dọa dẫm những người chỉ trích nhà nước.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói phiên xử hôm nay cho thấy Việt Nam lợi dụng dịp lễ cuối năm để tìm cách giảm bớt sự chỉ trích từ giới ngoại giao quốc tế và Liên hiệp quốc trước chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội đối với quyền tự do ngôn luận của con người.
Human Rights Watch một lần nữa kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG vì họ chỉ thực hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả qua mạng internet.
Trường hợp của blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc tới trong ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay và được Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu lên khi đề cập tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Cùng với Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, Liên hiệp quốc, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng bênh vực và kêu gọi phóng thích vô điều kiện blogger Điếu Cày.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói 3 blogger này nằm trong số ít nhất 40 blogger, các nhà hoạt động, và bất đồng chính kiến bị đưa ra xét xử và bị kết án tại Việt Nam trong năm 2012. Trong số này có ít nhất 18 người bị kết tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở ở Pháp xếp Việt Nam thứ 172/178 quốc gia trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí 2011-2012 và liệt kê nhà cầm quyền Việt Nam vào danh sách Kẻ thù của Internet vì chính sách kiểm duyệt quyền tự do thông tin và tự do internet gắt gao của Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét