Chuyện
nhà nước Việt Nam 'rửa' vàng:
Có thể bịt
miệng thế gian?
Gia Định/Người
Việt
Thursday, April 25, 2013 2:08:11 PM
Nguoiviet
Thursday, April 25, 2013 2:08:11 PM
Nguoiviet
Hôm Thứ Năm báo
Thanh Niên phải lên tiếng xin lỗi Ngân hàng Nhà nước CSVN về việc đăng
bài “Rửa vàng bằng cơ chế” với nhiễu dữ liệu tham chiếu và chứng minh.
Biểu đồ về lượng vàng
nhập cảng và phí tổn nhập cảng vàng trong hai năm 2011, 2012 dựa trên
các số liệu do Hiệp hội Vàng Thế giới công bố. Mỗi năm, Việt Nam mất hơn
$4 tỉ USD để nhập vàng nhưng giá vàng ở Việt Nam luôn luôn cao hơn giá
vàng trên thị trường thế giới. Bài của báo Thanh Niên về vụ “rửa vàng
lậu” bị tờ báo gỡ bỏ. (Hình: Thanh Niên).
|
“Rửa vàng bằng cơ chế” được đăng ngày 24 tháng 4-2013. Tác giả
dựa vào các số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới để tìm câu trả lời cho
thắc mắc chung của dân chúng: Tại sao giá vàng tại Việt Nam luôn cao hơn
giá vàng trên thế giới (vào lúc này, mức độ chênh lệch lên tới sáu
triệu đồng/lượng)?
Tại sao Ngân hàng Nhà nước CSVN tìm mọi cách xóa bỏ các thương hiệu vàng để hướng thị trường vàng Việt Nam tới chỗ, chỉ còn một thương hiệu duy nhất là SJC? Tại sao nguồn vàng trong nước không thiếu nhưng không dùng trực tiếp mà lạị tạo thêm qui trình “tạm xuất, tái nhập” (gom vàng hiện có, tạm chuyển ra nước ngoài, sau đó mang trở lại Việt Nam), rồi mới sử dụng để đúc thành vàng miếng?
Câu
trả lời từ phía tác giả là vàng đã, đang, cũng như sẽ tiếp tục đổ vào
Việt Nam dưới dạng nhập lậu, với số lượng lên tới hàng chục tấn/năm (tại
sao có thể mang lậu vào Việt Nam hàng chục tấn vàng thì phải điều tra)
và nỗ lực hướng thị trường vàng ở Việt Nam tới chỗ chỉ còn một thương
hiệu duy nhất là SJC chính là cơ sở để cho phép “tạm nhập, tái xuất”.
Nói cách khác, “tạm nhập, tái xuất” chính là phương thức chuyển hóa vàng
nhập lậu thành vàng hợp pháp.
Tuy “Rửa vàng bằng cơ chế” được công chúng tán thưởng nhưng Ngân hàng Nhà nước lại nổi giận. Ngay trong ngày 24 tháng 4, Ngân hàng Nhà nước soạn – gửi một văn bản đề nghị Tổng cục An ninh của Bộ Công an điều tra, xử lý vì tác giả “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước”.
|
Giá vàng và giá USD
tại Việt Nam luôn đặt ra những câu hỏi lớn về năng lực cũng như ý đồ
thật sự của những kẻ điều hành Ngân hàng Nhà nước và nhà cầm quyền CSVN.
(Hình: Tuổi Trẻ).
|
Nếu
tờ Thanh Niên sai, tại sao Ngân hàng Nhà nước không hành xử theo các quy
định sẵn có tại Luật Báo chí: Yêu cầu đính chính. Kiện đòi cải chính và
bồi thường thiệt hại mà lại đề nghị Tổng cục An ninh, cơ quan chuyên
trách trong việc bảo vệ sự ổn định chính trị nhập cuộc?
Nếu đã từng quan sát các diễn biến thực tế trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính – ngân hàng thì có thể trả lời ngay rằng, đó là vì Ngân hàng Nhà nước muốn răn đe báo chí.
Trong vài năm qua, các chuyên gia kinh tế đã từng phân tích, khẳng định nhiều lần rằng, tình trạng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp, lạm phát tăng vọt, dân chúng lao đao trong cuộc vật lộn để mưu tìm cơm áo là do hàng loạt sai lầm của Ngân hàng Nhà nước và là lỗi của nội các đương nhiệm do ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo.
Nếu đã từng quan sát các diễn biến thực tế trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính – ngân hàng thì có thể trả lời ngay rằng, đó là vì Ngân hàng Nhà nước muốn răn đe báo chí.
Trong vài năm qua, các chuyên gia kinh tế đã từng phân tích, khẳng định nhiều lần rằng, tình trạng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp, lạm phát tăng vọt, dân chúng lao đao trong cuộc vật lộn để mưu tìm cơm áo là do hàng loạt sai lầm của Ngân hàng Nhà nước và là lỗi của nội các đương nhiệm do ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo.
Cũng trong vài năm qua, cả Quốc hội
CSVN, lẫn chính phủ do ông Dũng điều hành đã có hàng chục lần thừa nhận
(khi trực tiếp, lúc gián tiếp) rằng, những phân tích, những kết luận ấy
không sai. Chỉ có điều là ông Dũng vẫn tại vị, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước vẫn cứ là ông Nguyễn Văn Bình và đã năm, bảy lần, cả Thủ tướng lẫn
thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói xa, nói gần về chuyện điều hành - thực
hiện chính sách tiền tệ - tài chính – ngân hàng kém hiệu quả vì… báo chí
làm dân chúng hoang mang.
Dưới nhãn quan của chính quyền ở một xứ cộng sản, hoang mang tất nhiên là có “màu sắc chính trị” và khi đã có “màu sắc chính trị” thì đương nhiên phải mời Tổng cục An ninh nhập cuộc. Có như thế, báo giới mới… kinh!
Trừ chuyện tờ Thanh Niên - ở vị trí “đương sự” - đăng toàn văn, văn bản phản bác “Rửa vàng bằng cơ chế” của Ngân hàng Nhà nước, kèm “đính chính” do tác giả “hiểu chưa đúng về các thuật ngữ nên nhầm lẫn, dẫn tới sai sót khi phân tích”, chưa có dấu hiệu nào cho thấy báo giới đã cảm thấy… kinh
Dưới nhãn quan của chính quyền ở một xứ cộng sản, hoang mang tất nhiên là có “màu sắc chính trị” và khi đã có “màu sắc chính trị” thì đương nhiên phải mời Tổng cục An ninh nhập cuộc. Có như thế, báo giới mới… kinh!
Trừ chuyện tờ Thanh Niên - ở vị trí “đương sự” - đăng toàn văn, văn bản phản bác “Rửa vàng bằng cơ chế” của Ngân hàng Nhà nước, kèm “đính chính” do tác giả “hiểu chưa đúng về các thuật ngữ nên nhầm lẫn, dẫn tới sai sót khi phân tích”, chưa có dấu hiệu nào cho thấy báo giới đã cảm thấy… kinh
Ngay vào ngày tờ
Thanh Niên đính chính, tờ Tuổi Trẻ đăng “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu
thầu?”, tờ Pháp Luật TP.HCM đăng “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành
vàng: Thất bại!”. Cả hai bài viết vừa kể, không dùng số liệu của Hiệp
hội Vàng thế giới như “Rửa vàng bằng cơ chế” đã đăng trên Thanh Niên,
mà dùng thực tế và ý kiến của những người trong cuộc: Doanh nhân hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh vàng, chuyên gia kinh tế để cùng khẳng
định, Ngân hàng Nhà nước rất đáng ngờ, ít nhất là về năng lực!
Cũng trong ngày đó, ông Nguyễn Vạn Phú, một nhà báo sắc sảo về kinh tế, đưa lên blog của ông bài “Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả”. Theo nhận xét của ông Phú, “Rửa vàng bằng cơ chế” chỉ sai về kỹ thuật khi diễn giải số liệu (trong diễn đạt, đã đổi “nhu cầu vàng” thành “vàng nhập lậu”, thành ra không chặt chẽ) và nhận định thiếu kín kẽ (thay vì chỉ cảnh báo về khả năng có người lợi dụng chính sách để trục lợi thì quy buộc Ngân hàng Nhà nước soạn ra chính sách để “rửa” vàng nhập lậu).
Chưa biết sắp tới, Tổng cục An ninh của Bộ Công an sẽ làm gì, báo giới có câm hay không (?) nhưng chắc chắn dân chúng, doanh giới và các chuyên gia kinh tế sẽ tiếp tục nói trên mạng xã hội và nói với nhau.
Bạo lực thường làm người ta sợ nhưng khi cơm không đủ no, áo không đủ mặc, tài sản tích cóp từ mồ hôi, nước mắt, đột nhiên tan thành mây khói, chỉ vì một mớ chủ trương, chính sách vừa ngu, vừa gian thì làm sao bảo người ta nín nhịn mãi được.(GĐ)
Cũng trong ngày đó, ông Nguyễn Vạn Phú, một nhà báo sắc sảo về kinh tế, đưa lên blog của ông bài “Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả”. Theo nhận xét của ông Phú, “Rửa vàng bằng cơ chế” chỉ sai về kỹ thuật khi diễn giải số liệu (trong diễn đạt, đã đổi “nhu cầu vàng” thành “vàng nhập lậu”, thành ra không chặt chẽ) và nhận định thiếu kín kẽ (thay vì chỉ cảnh báo về khả năng có người lợi dụng chính sách để trục lợi thì quy buộc Ngân hàng Nhà nước soạn ra chính sách để “rửa” vàng nhập lậu).
Chưa biết sắp tới, Tổng cục An ninh của Bộ Công an sẽ làm gì, báo giới có câm hay không (?) nhưng chắc chắn dân chúng, doanh giới và các chuyên gia kinh tế sẽ tiếp tục nói trên mạng xã hội và nói với nhau.
Bạo lực thường làm người ta sợ nhưng khi cơm không đủ no, áo không đủ mặc, tài sản tích cóp từ mồ hôi, nước mắt, đột nhiên tan thành mây khói, chỉ vì một mớ chủ trương, chính sách vừa ngu, vừa gian thì làm sao bảo người ta nín nhịn mãi được.(GĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét