Đối
Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 5 năm 2013
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
Blogger
nổi tiếng Trương Duy Nhất bị bắt kéo theo hàng loạt dư luận cho rằng ông là nạn
nhân của sự tranh chấp phe phái trong đảng, bên cạnh ngôn ngữ trong trang blog
của ông đã làm nhiều cán bộ cao cấp giận dữ và căm tức.
Những
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không thuận theo giáo hội do Nhà nước chỉ đạo tiếp tục
bị phân biệt đối xử bằng những biện pháp thô bạo.
Sự kiện
Nick Vujicic đến VN được rất nhiều người trong nước quan tâm. Một trong những
điều mà dư luận phản ánh nhiều nhất là vấn đề dịch thuật trong các buổi diễn
thuyết.
Tiến sĩ
luật Cù huy Hà Vũ, người đang phải chịu thụ án 7 năm tù vì những đấu tranh công
khai của ông với các ấp lãnh đạo của nhà nước Việt Nam
Quỹ đầu
tư Warburg Pincus, nhà đầu tư hàng đầu ở Châu Á, rót 200 triệu đôla để sở hữu
20% cổ phần Vincom Retail.
Nga
tuyên bố cung cấp hỏa tiễn cho Damascus để răn đe sự can thiệp từ bên
ngoài - làm thay đổi cục diện tại Syria.
Hacker
Trung Quốc đã xâm nhập và có được thiết kế của hơn 20 loại vũ khí của
Mỹ, theo Washington Post.
Tám người
sắc tộc thiểu số bị tuyên phạt tổng cộng 63 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ở tỉnh
Gia Lai.
Báo Mỹ
đăng một số trích đoạn trong phúc trình mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, tố cáo gián
điệp trên mạng của TQ xâm nhập một số hệ thống võ khí tối tân và nhạy cảm nhất
của Mỹ
Phe đối
lập Syria hoan nghênh điều họ gọi là một chuyến đi thăm 'rất có ý nghĩa' của
ông John McCain, một thượng nghị sĩ Mỹ nhiều thế lực
Nam Triều
Tiên đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân và đình chỉ việc tái khởi động 2 lò khác
sau khi cuộc điều tra phát hiện các bộ phận không đạt tiêu chuẩn tại các lò này
Một cơ
quan truyền thông Australia cho biết tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp họa đồ của
Trụ sở tình báo mới của Australia
Vatican: 100,000 Tín
Đồ Ki Tô Giáo Bị Giết/Năm Vì Đức Tin, Tại Trung Đông, Châu Phi, Châu Á
4 người
trên xe văng ra khỏi xe và chết ngay tại hiện trường do cú đụng quá mạnh
Thành
phố này có 131,000 cư dân, hiện nay chưa rõ vụ xung đột có trầm trọng
Báo
Washington Post trích một báo cáo do Hội Đồng Khoa Học của Bộ Quốc Phòng biên
soạn
Cuộc lục
soát tại nhà nghi can ở Albany cho phép cảnh sát tìm thấy thêm 6 chất nổ tự tạo
Đây là
hình thức hăm dọa hiếm hoi mà Israel nhắn gửi cho Nga. Bộ Trưởng Moshe Yaalon
Bùi
Tín 12:01:am | Bộ Chính trị 16 người hãy suy nghĩ cho kỹ về vấn đề quyền
con người, khi chỉ đạo phiên họp Quốc hội hiện tại, dắt dẫn việc sửa đổi Hiến
pháp, khi...
Đỗ
Trường 12:36:pm | Đây không còn là lời cảnh báo nữa, mà sẽ có ngày xuất hiện
những đạo quân từ trong hầm Boxite, từ cánh rừng đầu nguồn, từ biển khơi ập vào
nuốt chửng..
Tưởng
Năng Tiến 12:01:am | Hệ thống truyền thông quốc doanh, rõ ràng, không
còn là nơi để có thể múa gậy vườn hoang (như xưa) nữa. Dù nấp dưới
bút danh nào, và trong ngõ ngách nào...
·
Bài vừa đăng thì bị gỡ
xuống: Đề
xuất trưng cầu ý dân về điều 4
(VNN 28-5-13) -- Nhưng nó còn ở
đây! (Bịt miệng cả ĐBQH!) ◄◄
·
Càng ngày siết càng chặt: Nhân
viên trang tin điện tử hoạt động như phóng viên là trái phép
(infonet 28-5-13)
·
Nông dân gặp khó (SGGP 28-5-13) -- Im đi! Nhà nước
đang bận rộn giải cứu bất động sản: Ưu
đãi thuế kích cầu bất động sản (VnMedia 28-5-13)
·
Nhân
việc ĐBQH Phạm Trường Dân nói liều
(Blog TSYG 28-5-13) -- Ông này cũng là Phó Giám Đốc Công an Quảng Nam!
·
Gây
rối gần Văn phòng đại diện tạp chí Cộng sản (TP 28-5-13) -- Văn phòng TCCS bị quán nhậu lấn
sân! Tôi ủng hộ quán nhậu. Thử hỏi: Nếu phải đóng cửa một trong hai
thì nên đóng cửa cái nào?
·
Một vụ án rửa tiến ở New York có liên hệ
đến Việt Nam: Company
Aided in Laundering $6 Billion, Says Indictment (NYT 28-5-13)
Bài mới
- Trịnh Kim Tiến - Im lặng hay là chết!
- Phong trào Con Đường Việt Nam lên tiếng về vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất
- Hiệu Minh - Lạm bàn… khác về Trương Duy Nhất
- Hà Hiển - Nhân đọc bài viết của Đàm Mai Đạo về vụ bắt ông Trương Duy Nhất
- Alan Phan - Minh bạch trong cuộc sống
- Trịnh Hội - 7 đề nghị
- Hồ Bất Khuất - Nỗi đau thời cuộc
- Phạm Đình Trọng - Luật sư Trần Lâm
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Các bài mới đăng:
- Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
- DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 34)
- Danh sách ký Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (từ đợt 1 đến đợt 3)
- Nỗi đau thời cuộc
- Sau sự cố mất điện diện rộng, lại nói về an toàn điện hạt nhân
- Nếu chủ nghĩa Cuồng Hán lại thủ đắc vũ khí sinh học?
- Hãy tôn trọng thực tế!
Ddd
Thực phẩm “bẩn” tràn
lan
Thứ
tư, 29/05/2013, 06:06 (GMT+7)
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục
đưa những thông tin từ các cơ quan chức năng về việc một số mặt hàng có chứa dư
lượng chất độc hại có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy
hiện nay công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường
ra sao? Thực phẩm có an toàn vệ sinh?
Hàng hóa “phơi trần”
Những
ngày qua, dư luận cảm thấy hoang mang, lo lắng trước thông tin kết quả kiểm
nghiệm mẫu gừng Trung Quốc lấy tại thị trường TPHCM và Hà Nội phát hiện có chứa
chất (trừ sâu) aldicarb cực độc. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số chợ trên địa
bàn TPHCM, tình hình kinh doanh gừng Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
Trong
vai khách hàng, ghé vào một quầy bán gừng tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, thấy
chủ hàng để 2 thùng gừng, một loại củ to, da trơn rất bắt mắt; còn một loại củ
nhỏ, da sần sùi, tôi liền hỏi: “Sao lại có 2 loại gừng khác nhau vậy, chị?”. “Một
thứ là gừng Trung Quốc, một thứ là gừng Việt Nam đó em” - chủ hàng tiết lộ.
“Giá bán thế nào? Chất lượng có khác gì nhau không?” - tôi hỏi. “Giá bán như
nhau, 24.000 đồng/kg; còn về chất lượng tương đương nhau. Tuy nhiên, gừng Trung
Quốc củ to, da trơn, mỏng nên dễ bóc” - chủ hàng cho biết.
Hiện
nay tình trạng một số mặt hàng thực phẩm có chứa dư lượng hóa chất, phụ gia
không đảm bảo an toàn sức khỏe cũng trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu
dùng. Trong vai khách hàng, chúng tôi dạo một vòng chợ Bình Tây, nhẩm tính có đến
hàng trăm loại thực phẩm khô: nấm tuyết, nấm đông cô, táo tàu, bò khô, cá khô,
mực khô… trong tình trạng “phơi trần”, không nhãn mác, không bao bì, không ghi
hạn sử dụng. Phần lớn thực phẩm khô được bày bán ở đây với đủ màu sắc sặc sỡ do
sử dụng chất phụ gia. Các gian hàng bò khô, măng khô với khối màu đỏ quạch,
vàng ruộm; táo khô với màu đỏ ửng...
Điều
đáng nói là với những loại thực phẩm khô như mực, bò khô, cá cơm ướp khô… được
đựng trong những túi nylon trắng tinh, mở miệng túi, không có nhãn mác, bên
ngoài chỉ viết tay tên mặt hàng bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Hoa để giới thiệu
sản phẩm và bị ruồi, nhặng vây quanh rất mất vệ sinh.
Tương
tự, tại chợ An Đông, thực phẩm khô cũng có đủ loại: tôm khô, mực khô, bò khô,
cá cơm ướp khô… được bày la liệt ở các sạp nhưng đều không có bao bì, nhãn mác,
nguồn gốc xuất xứ. Ghé một sạp, hỏi mua món bò khô, chị bán hàng giới thiệu đủ
loại, nào là bò khô nguyên miếng, dạng que hay xé sợi nhỏ với đủ loại giá khác
nhau. Thấy hàng hóa bày bán không có bao bì, nhãn mác và bị “phơi trần”, tôi thắc
mắc: “Sao hàng ở đây không có bao bì, nguồn gốc xuất xứ gì, liệu có đảm bảo
không?”. “Em yên tâm đi, tụi chị ở đây làm ăn uy tín lắm, nếu em mua chị sẽ
đóng gói cho. Hàng tụi chị bán đã được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ.
Khách Tây, có người mua đến cả 4 - 5kg lận” - chị chủ hàng trấn an.
Chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở
Tại
chợ Bình Tây, hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra từ sáng sớm đến chiều tối,
cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập. Tại góc đường Trần Bình - Tháp Mười,
chiếc xe tải 51C-022… chở hàng đến giao cho chủ hàng, khi phát hiện thấy lực lượng
quản lý thị trường (QLTT) đang đi kiểm tra, một nam thanh niên dáng người gầy,
đứng nép mình vào bên hông xe tải gọi điện cho chủ hàng: “Hàng đã được chở đến
nhưng QLTT đang đi kiểm tra, tính sao đây?”…, và nhận chỉ đạo từ đầu dây bên
kia.
Ông
Nguyễn Thanh Bình, cán bộ Ban quản lý chợ Bình Tây cho biết, thời gian qua, Ban
quản lý thường xuyên nhắc nhở tiểu thương về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,
niêm yết giá, bán đúng giá. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra,
nhắc nhở tiểu thương không được bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Do đó, đa số các mặt hàng mà tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ đều có chứng
từ thể hiện xuất xứ nguồn gốc hàng hóa của đơn vị sản xuất và được các cơ quan
quản lý kiểm tra thường xuyên.
Còn
ông Nguyễn Trung Bính, Phó Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, cho biết: Trong 5
tháng đầu năm 2013, lực lượng QLTT tiến hành kiểm tra 2.848 vụ và phát hiện
2.267 vụ vi phạm. Tuy nhiên, do TPHCM có sức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm
khá lớn, trong khi đó 70% nguồn hàng hóa thực phẩm được nhập từ các tỉnh về. Vì
một số người kinh doanh hám lợi, bất chấp pháp luật tìm mọi cách trốn tránh,
qua mặt các cơ quan chức năng, kể cả chống đối các lực lượng chức năng khi bị bắt
giữ hàng hóa như các vụ việc “nóng” về kinh doanh gia súc, gia cầm.
Ngoài
ra, nguồn thực phẩm nhập khẩu từ các tỉnh qua biên giới về rất nhiều nên công
tác kiểm tra, bắt giữ, xử lý và xác minh các chứng từ, hóa đơn, kiểm định vì thời
gian kéo dài, kho tàng lưu giữ các sản phẩm rất khó khăn.
Đặc
biệt, khó khăn nhất là việc các chứng từ, hóa đơn xoay vòng, lợi dụng sơ hở của
pháp luật - trước đây cho thời hạn xuất trình hóa đơn là 24 giờ, nay Thông tư
60 liên bộ Tài chính - Công an - Công thương cho thời gian xuất trình hóa đơn
chứng từ 72 giờ nên việc thẩm tra, xác minh rất khó khăn.
ĐÌNH
LÝ
Thanh tra việc quản
lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
Thứ
tư, 29/05/2013, 11:14 (GMT+7)
Xin
visa ở Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM: 1.001 chuyện chưa biết
29/05/2013
07:20
Quân
đội Trung Quốc cảnh báo về cuộc khủng hoảng ở biển Đông
29/05/2013
12:05
29/05/2013
Đề xuất giảm thuế mua
nhà đến hết năm 2014
29/05/2013
Bị cách chức vì còng
tay thiếu nữ diễu phố
Gian
nan đòi Nhà nước bồi thường
29/05/2013
10:20 (GMT + 7)
Phiến
quân Somalia bắn rơi máy bay không người lái Mỹ
29/05/2013
11:39 (GMT + 7)
29/05/2013 01:30 GMT+7
Đẩy
gánh nặng nợ xấu về tương lai?
29/05/2013 06:00 GMT+7
Hàng
trăm ha đất rừng bị chiếm, chính quyền bất lực
Thứ
tư, 29/5/2013, 00:51 GMT+7
Nữ
Phó chủ tịch phường bỏ trốn hơn một tháng
Thứ
tư, 29/5/2013, 10:55 GMT+7
Cậu
bé hiểu tiếng chim
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Vờ ôm để móc túi khách
nước ngoài
Thứ ba, 28/5/2013,
16:09 GMT+7
Thấy
nam du khách đứng một mình giữa đêm, Liễu đến làm quen, rủ đi massage rồi cùng
đồng bọn móc trộm chiếc iPhone 4.
Theo
bản án sơ thẩm ngày 28/5 của TAND Hà Nội, Trần Thị Liễu (38 tuổi, ở Thanh Hóa)
sống lang thang ở khu phố cổ. Tối 28/1, cô ta đi lòng vòng với mục đích làm
quen nam du khách nước ngoài để lợi dụng móc túi.
"Thấy
một người đàn ông ngoại quốc đứng ở vỉa hè tại ngã tư Lãn Ông - Thuốc Bắc, bị
cáo chào hỏi ông ấy bằng tiếng Anh để làm quen", Liễu khai. Sau đó, cô ta
ôm lấy ông này rủ đi massage song bị từ chối.
Khi
Liễu chuẩn bị bỏ đi, vị khách nước ngoài phát hiện bị mất chiếc iPhone 4 liền
hô hoán, giữ cô ta lại.
Xác
định Liễu đã thó điện thoại của nạn nhân, TAND Hà Nội phạt cô ta 5 tháng tù về
tội Trộm cắp tài sản.
Việt Dũng
Giả cảnh sát hình sự đi cướp
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2013/05/gia-canh-sat-hinh-su-di-cuop/
Thứ ba, 28/5/2013, 15:39 GMT+7
Xưng là cảnh sát hình sự, Minh và đồng bọn yêu cầu nạn nhân về "trụ sở" làm việc rồi còng tay, cướp xe Air Blade.
Ngày
28/5, TAND TP HCM tuyên phạt Trần Nguyễn Minh 25 năm tù về các tội Cướp tài
sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tàng trữ ma túy và Làm giả con dấu tài liệu
của cơ quan tổ chức. Liên quan vụ án, 3 bị cáo khác phải nhận từ 3 đến 15 năm
tù về các tội danh trên.
Theo
cáo trạng, Minh và đồng bọn biết ông Cường (trông xe tại nhà ở đường Nguyễn Tri
Phương, quận 10, TP HCM) đang giữ một chiếc xe Air Blade do bọn trộm gửi nên
nảy sinh ý định cướp. Chúng bàn nhau giả danh làm cảnh sát hình sự chặn cướp
chiếc xe này.
Tối
25/7/2010, thấy bà Dung (vợ ông Cường) chạy xe này, chúng bám theo. Đến đoạn
đường vắng, chúng chặn lại, xưng là cảnh sát hình sự yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Đến
giải quyết giúp vợ, ông Cường bị nhóm thanh niên yêu cầu cùng "về trụ sở
công an quận 1 làm việc". "Dẫn giải" ông Cường được một đoạn,
Minh còng tay ông tạo điều kiện cho đồng bọn cướp xe.
Cơ
quan chức năng xác định, ngoài việc giả cảnh sát hình sự, Minh cùng đồng bọn
còn làm giả giấy tờ thuê ôtô tự lái rồi mang bán lấy tiền chia nhau và
"phê" ma túy.
Tổng
số tiền chúng chiếm đoạt trong các phi vụ lên đến hơn 2 tỷ đồng.
Hải Duyên
Phá đường dây mua bán cần
sa từ Lào về Huế
28/05/2013 19:04 (GMT + 7)
TTO - Chiều 28-5, Phòng cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết
vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển 7kg cần sa từ Lào về TP Huế, bắt
khẩn cấp 6 đối tượng.
Sáu người
bị bắt khẩn cấp gồm: Nguyễn Văn Thương (23 tuổi), Trần Đăng Can, Hoàng Anh Kiệt
(21 tuổi), Lê Xuân Phúc (36 tuổi), Nguyễn Trấn Hùng (28 tuổi) và Lê Trùng Dương
(33 tuổi), đều trú tại TP Huế.
Theo
cơ quan điều tra, ngày 21-5 Can và Thương bắt xe khách qua cửa khẩu Tà Khét
(Lào) mua 7kg cần sa của một người Lào. Để tránh cơ quan chức năng, Can thuê
một cửu vạn gùi số cần sa này qua cửa khẩu Lao Bảo, sau đó giao lại cho Thương.
Thương và Can bắt xe về TP Đông Hà (Quảng Trị), sau đó hai đối tượng bắt xe đi
tiếp vào bến xe phía bắc TP Huế.
Tại
đây, Can gọi điện cho Kiệt ra nhận hàng. Khi nhóm này đang chất những bao tải
có chứa cần sa lên xe máy của Kiệt thì bị lực lượng PC47 ập đến khống chế, bắt
quả tang. Qua khai thác, PC47 tiếp tục bắt khẩn cấp ba đối tượng làm “chân rết”
trong đường dây mua bán cần sa xuyên quốc gia này.
Tại
cơ quan điều tra, Can và Thương khai nhận từ tháng 3-2013 đến ngày bị bắt đã
nhiều lần qua Lào mua ma túy (cần sa) đưa về Huế bán sỉ cho các “đại lý” chính.
Những
“đại lý” này tiếp tục bán lại cho một số đại lý cấp 2, cấp 3 và bán trực tiếp
cho người nghiện tại TP Huế.
Dàn xếp đấu giá, ăn chia
tiền tỉ
28/05/2013 08:32 (GMT + 7)
TT - Cơ quan điều tra Công an thị xã
Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đã vào cuộc điều tra vụ cán bộ xã Hương Vinh và
“cò” đất dàn xếp đấu giá đất, trục lợi tiền tỉ. Bước đầu công an đã truy thu
gần 600 triệu đồng tiền chung chi trái pháp luật.
“Kịch
bản” đấu giá
Có thể khởi
tố hình sự
Trao đổi với Tuổi
Trẻ, ông Nguyễn Xuân Ty - chủ tịch UBND thị xã Hương Trà - cho hay khi
nhận được thông tin có sự dàn xếp đấu giá đất để trục lợi, ông đã chỉ đạo cơ
quan công an vào cuộc điều tra. Bước đầu, một đối tượng tham gia đấu giá đất
được công an triệu tập đã thừa nhận có sự thỏa thuận để dìm giá đất. Cơ quan
điều tra đã truy thu gần 600 triệu đồng của những người đấu trúng chung chi
cho những người đấu không trúng. Hiện cơ quan công an tiếp tục điều tra làm
rõ vụ gian lận, tìm người chủ mưu. “Những cán bộ sai phạm không chỉ bị kỷ
luật cách chức mà còn có thể bị khởi tố hình sự” - ông Ty nói.
|
Ngày
15-4, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên - Huế thông báo bán
đấu giá chuyển nhượng quyền sử dụng 15 lô đất tại khu quy hoạch La Khê, xã
Hương Vinh, thị xã Hương Trà. Có 40 hồ sơ đăng ký đấu giá, trong đó có ba cán
bộ xã Hương Vinh và nhiều “cò” đất trong vùng.
Trước
phiên đấu giá đất, tối 16-5, ba cán bộ xã Hương Vinh gồm ông Hoàng Dũng, trưởng
ban văn hóa thông tin xã (đăng ký đấu giá một lô), ông Huỳnh Mạnh, cán bộ
giao thông thủy lợi của xã (đăng ký một lô) và ông Mạc Duy Hòa, trưởng
thôn Triều Sơn Đông (đăng ký hai lô), thông qua một số “cò” đất đã triệu tập
những người sẽ tham gia đấu giá, “họp kín” tại quán cà phê Sơn Dã Viên (57 Mang
Cá, TP Huế) để dàn xếp buổi đấu giá đất.
Tại
đây, ba cán bộ xã lần lượt “diễn thuyết” về buổi đấu giá, cách đấu, người nào
được đấu lô đất nào để dìm giá đất. Theo “kịch bản”, người tham gia đấu giá ảo
chỉ đưa ra mức giá bằng với mức giá sàn, còn người có nhu cầu mua thật chỉ đưa
ra giá cao hơn giá sàn một ít. Đổi lại, người đấu trúng phải chung chi 120
triệu đồng cho mỗi lô đất ở vị trí 1 và 80 triệu đồng cho lô đất ở vị trí 2. Số
tiền này sẽ chia cho những người đấu giá ảo (chỉ đăng ký đấu ở mức giá sàn) với
giá 45-60 triệu đồng/lô.
8g
sáng 17-5, phiên đấu giá 15 lô đất bắt đầu tại hội trường UBND xã Hương Vinh.
Việc đấu giá diễn ra đúng như “kịch bản” đã được dàn dựng trước, các lô đất đấu
trúng chỉ chênh lệch rất ít so với mức giá sàn, có lô chỉ cao hơn giá khởi điểm
2 triệu đồng. Sự dàn xếp để dìm giá này khiến 15 lô đất nằm giáp ranh thành phố
Huế bán được với giá chỉ cao hơn mức giá khởi điểm 278,5 triệu đồng.
Buổi
đấu giá kết thúc lúc 11g30, một số người đấu trúng vừa ra khỏi cổng trụ sở thì
có người vây lấy đòi tiền chung chi như đã thỏa thuận. Đến chiều 17-5, những
người đấu giá họp mặt tại quán cà phê Sơn Dã Viên để nộp tiền và chia tiền. Số
tiền khoảng 1 tỉ đồng của những người đấu trúng đã được đưa cho ba cán bộ xã và
“cò” để chia lại cho những người đấu không trúng.
Ai
chủ mưu?
Ông
Hồ Đảo (trú thôn Minh Thanh, xã Hương Vinh) đấu trúng lô 266 với giá 254 triệu
đồng (cao hơn giá sàn 2 triệu đồng) phải chung chi 120 triệu đồng. Ông Đảo kể
tối 16-5, ông Huỳnh Mạnh điện thoại kêu ông đến quán cà phê và yêu cầu nộp 120
triệu đồng mới mua được lô đất có vị trí đẹp và rẻ. “Tin tưởng lời cán bộ, hơn
nữa gia đình tôi cũng cần mua đất nên đã đồng ý chung 120 triệu đồng.
Sau
khi chung tiền, tôi được thối 4 triệu đồng” - ông Đảo nói. Tương tự, ông Lương
Văn Đạt và ông Huỳnh Văn Phú cũng đều chung chi cho nhóm dàn xếp đấu giá đất số
tiền 120 triệu đồng sau khi đấu trúng đất giá rẻ như thỏa thuận. Nhiều người
đấu trúng đã chung chi 80-120 triệu đồng như thỏa thuận. Tiếp xúc với phóng viên,
ông Hoàng Dũng thừa nhận có nhận 45 triệu đồng vì tham gia “đấu giá ảo” như
thỏa thuận trước khi đấu giá.
Sáng
27-5, UBND xã Hương Vinh đã triệu tập cuộc họp khẩn để xử lý việc ba cán bộ xã
tham gia dàn xếp đấu giá đất. Ông Nguyễn Văn Bổn, chủ tịch UBND xã Hương Vinh,
cho biết tại cuộc họp cả ba cán bộ đã thừa nhận có tổ chức dàn xếp đấu giá đất
để nhận tiền “bồi dưỡng” từ những người đấu trúng. Ông Bổn nói UBND xã yêu cầu
ba cán bộ này viết giải trình, sau khi có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra
sẽ xử lý nghiêm.
Ông
Nguyễn Trọng Khán, giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Thừa
Thiên - Huế, cho biết có nhận được tin báo cuộc đấu giá đất gian lận, một số
cán bộ xã móc nối với cò đất để lừa tiền người dân đấu giá. “Những người đầu
tiên đấu giá đã có sự bất thường nên tôi chỉ đạo tạm dừng đấu giá để ổn định
tình hình. Nhưng sau đó, những người tham gia đấu giá vẫn tiếp tục thực hiện
theo sự dàn xếp và thỏa thuận từ trước mà chúng tôi không biết” - ông Khán nói.
Theo ông Khán, việc hủy bỏ kết quả đấu giá hay không tùy thuộc vào chủ sở hữu
tài sản đấu giá là UBND thị xã Hương Trà.
Nhưng
ai mới là người chủ mưu cuộc đấu giá gian lận này? Đó là câu hỏi mà dư luận
tiếp tục đặt ra.
NGUYÊN
LINH
Xét xử vụ “tà đạo Hà Mòn”
29/05/2013 03:15
Ngày 28.5, tại trụ sở UBND xã H’Ra, H.Mang Yang (Gia Lai),
TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa lưu động xét xử công khai 8 bị cáo phá hoại
chính sách đoàn kết dân tộc theo điều 87 bộ luật Hình sự. Hàng ngàn người dân 2
tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã đến theo dõi phiên tòa.
Các
bị cáo gồm: Runh (34 tuổi), Jơnh (61 tuổi), Byưk (68 tuổi, cùng ngụ xã H’ra,
H.Mang Yang), A Tách (54 tuổi), A Hyưm (73 tuổi, cùng ngụ xã Đăk Tờ Re, H.Kon
Rẫy, tỉnh Kon Tum), Đinh Lứ (37 tuổi), Đinh Hrôn (32 tuổi, cùng ngụ xã An
Thành, H.Đăk Pơ, Gia Lai) và Y Gyin (71 tuổi, ngụ xã Hơ Moong, H.Sa Thầy, Kon
Tum)
Theo
cáo trạng của Viện KSND tỉnh Gia Lai, từ năm 2002, nhằm phản đối lại chủ trương
của chính quyền tỉnh Kon Tum về việc di dời nơi ở của đồng bào dân tộc thiểu số
nằm trong lòng hồ thủy điện Plei Krông; mặt khác, theo Y Gyin khai trước tòa,
vì muốn trở thành người nổi tiếng để được nhiều người biết đến như… Đức mẹ
Maria, Y Gyin đã tung tin đồn có đức mẹ hiện hình ở Hà Mòn (một xã thuộc tỉnh
Kon Tum). Từ đó, Y Gyin kích động nhiều người dân tộc thiểu số khác, lôi kéo họ
nhằm thành lập ra một tôn giáo riêng của người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
nguyên. Không những thế, Y Gyin còn nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ các đối tượng
Fulro sống lưu vong ở nước ngoài trong đó có Ksor Kớk, nhằm tiến tới thành lập
một nhà nước riêng đặt trụ sở tại TP.Pleiku (Gia Lai).
Từ
đó đến khi bị bắt vào ngày 14.1.2013, Y Gyin và đồng bọn đã sử dụng nhiều tài
liệu gọi là “sứ điệp” để đi tuyên truyền, tập huấn cho các “giáo phu” ở các
tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vì tin
lời mê hoặc của tà đạo này đã bỏ rẫy, bỏ vườn, không cho con cái học hành…, chỉ
cầu nguyện để được sớm lên “thiên đường”.
Tòa
đã tuyên phạt 8 bị cáo tổng cộng 63 năm tù giam, trong đó “thủ lĩnh” Y Gyin bị
phạt 3 năm tù giam.
Phá nhanh vụ chém người,
cướp của
29/05/2013 03:15
Ngày 28.5, Công an H.Lệ Thủy, Quảng Bình cho biết đang điều
tra, xử lý vụ chém người, cướp của gây chấn động tại xã Mỹ Thủy. Khoảng 0 giờ
15 ngày 27.5, Nguyễn Văn Phát, Hà Văn Vũ (cùng 18 tuổi), Trương Văn Thành (17
tuổi, cùng ở thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thủy) rủ nhau ra đường “Ri bích” gần đó chặn
người đi đường cướp tài sản.
Khi
thấy anh Đặng Đại Long (29 tuổi, ở thị trấn Kiến Giang, H.Lệ Thủy) đi xe máy
trên đường, cả 3 tên đã chặn xe, dùng gậy, dao lao vào đánh và chém anh Long
khiến nạn nhân bị đa chấn thương.
Sau
đó, cả 3 chiếm đoạt xe máy mang biển số 73N6-4335 của anh Long chạy lên đường
Hồ Chí Minh, tháo vứt biển số chạy tiếp vào TP.Huế. Nhận tin báo, Công an H.Lệ
Thủy phối hợp với Công an TP.Huế đã bắt giữ các nghi phạm cùng tang vật. Cơ
quan CSĐT công an huyện đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
Vũ, Phát, Thành.
Trương
Quang Nam
Thực phẩm “bẩn” tràn lan
Thứ tư, 29/05/2013, 06:06 (GMT+7)
Thời
gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa những thông tin từ
các cơ quan chức năng về việc một số mặt hàng có chứa dư lượng chất độc hại có
khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hiện nay công tác quản
lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường ra sao? Thực phẩm có an
toàn vệ sinh?
Hàng hóa “phơi trần”
Những
ngày qua, dư luận cảm thấy hoang mang, lo lắng trước thông tin kết quả kiểm
nghiệm mẫu gừng Trung Quốc lấy tại thị trường TPHCM và Hà Nội phát hiện có chứa
chất (trừ sâu) aldicarb cực độc. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số chợ trên
địa bàn TPHCM, tình hình kinh doanh gừng Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
Trong
vai khách hàng, ghé vào một quầy bán gừng tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức,
thấy chủ hàng để 2 thùng gừng, một loại củ to, da trơn rất bắt mắt; còn một
loại củ nhỏ, da sần sùi, tôi liền hỏi: “Sao lại có 2 loại gừng khác nhau vậy,
chị?”. “Một thứ là gừng Trung Quốc, một thứ là gừng Việt Nam đó em” - chủ hàng
tiết lộ. “Giá bán thế nào? Chất lượng có khác gì nhau không?” - tôi hỏi. “Giá
bán như nhau, 24.000 đồng/kg; còn về chất lượng tương đương nhau. Tuy nhiên,
gừng Trung Quốc củ to, da trơn, mỏng nên dễ bóc” - chủ hàng cho biết.
Hiện
nay tình trạng một số mặt hàng thực phẩm có chứa dư lượng hóa chất, phụ gia
không đảm bảo an toàn sức khỏe cũng trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu
dùng. Trong vai khách hàng, chúng tôi dạo một vòng chợ Bình Tây, nhẩm tính có
đến hàng trăm loại thực phẩm khô: nấm tuyết, nấm đông cô, táo tàu, bò khô, cá
khô, mực khô… trong tình trạng “phơi trần”, không nhãn mác, không bao bì, không
ghi hạn sử dụng. Phần lớn thực phẩm khô được bày bán ở đây với đủ màu sắc sặc
sỡ do sử dụng chất phụ gia. Các gian hàng bò khô, măng khô với khối màu đỏ
quạch, vàng ruộm; táo khô với màu đỏ ửng...
Điều
đáng nói là với những loại thực phẩm khô như mực, bò khô, cá cơm ướp khô… được
đựng trong những túi nylon trắng tinh, mở miệng túi, không có nhãn mác, bên
ngoài chỉ viết tay tên mặt hàng bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Hoa để giới thiệu
sản phẩm và bị ruồi, nhặng vây quanh rất mất vệ sinh.
Tương
tự, tại chợ An Đông, thực phẩm khô cũng có đủ loại: tôm khô, mực khô, bò khô,
cá cơm ướp khô… được bày la liệt ở các sạp nhưng đều không có bao bì, nhãn mác,
nguồn gốc xuất xứ. Ghé một sạp, hỏi mua món bò khô, chị bán hàng giới thiệu đủ
loại, nào là bò khô nguyên miếng, dạng que hay xé sợi nhỏ với đủ loại giá khác
nhau. Thấy hàng hóa bày bán không có bao bì, nhãn mác và bị “phơi trần”, tôi
thắc mắc: “Sao hàng ở đây không có bao bì, nguồn gốc xuất xứ gì, liệu có đảm
bảo không?”. “Em yên tâm đi, tụi chị ở đây làm ăn uy tín lắm, nếu em mua chị sẽ
đóng gói cho. Hàng tụi chị bán đã được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đầy
đủ. Khách Tây, có người mua đến cả 4 - 5kg lận” - chị chủ hàng trấn an.
Chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở
Tại
chợ Bình Tây, hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra từ sáng sớm đến chiều tối,
cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập. Tại góc đường Trần Bình - Tháp Mười,
chiếc xe tải 51C-022… chở hàng đến giao cho chủ hàng, khi phát hiện thấy lực
lượng quản lý thị trường (QLTT) đang đi kiểm tra, một nam thanh niên dáng người
gầy, đứng nép mình vào bên hông xe tải gọi điện cho chủ hàng: “Hàng đã được chở
đến nhưng QLTT đang đi kiểm tra, tính sao đây?”…, và nhận chỉ đạo từ đầu dây
bên kia.
Ông
Nguyễn Thanh Bình, cán bộ Ban quản lý chợ Bình Tây cho biết, thời gian qua, Ban
quản lý thường xuyên nhắc nhở tiểu thương về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,
niêm yết giá, bán đúng giá. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra,
nhắc nhở tiểu thương không được bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Do đó, đa số các mặt hàng mà tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ đều có
chứng từ thể hiện xuất xứ nguồn gốc hàng hóa của đơn vị sản xuất và được các cơ
quan quản lý kiểm tra thường xuyên.
Còn
ông Nguyễn Trung Bính, Phó Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, cho biết: Trong 5
tháng đầu năm 2013, lực lượng QLTT tiến hành kiểm tra 2.848 vụ và phát hiện
2.267 vụ vi phạm. Tuy nhiên, do TPHCM có sức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm
khá lớn, trong khi đó 70% nguồn hàng hóa thực phẩm được nhập từ các tỉnh về. Vì
một số người kinh doanh hám lợi, bất chấp pháp luật tìm mọi cách trốn tránh,
qua mặt các cơ quan chức năng, kể cả chống đối các lực lượng chức năng khi bị
bắt giữ hàng hóa như các vụ việc “nóng” về kinh doanh gia súc, gia cầm.
Ngoài
ra, nguồn thực phẩm nhập khẩu từ các tỉnh qua biên giới về rất nhiều nên công
tác kiểm tra, bắt giữ, xử lý và xác minh các chứng từ, hóa đơn, kiểm định vì
thời gian kéo dài, kho tàng lưu giữ các sản phẩm rất khó khăn.
Đặc
biệt, khó khăn nhất là việc các chứng từ, hóa đơn xoay vòng, lợi dụng sơ hở của
pháp luật - trước đây cho thời hạn xuất trình hóa đơn là 24 giờ, nay Thông tư
60 liên bộ Tài chính - Công an - Công thương cho thời gian xuất trình hóa đơn
chứng từ 72 giờ nên việc thẩm tra, xác minh rất khó khăn.
ĐÌNH
LÝ
Bắt quả tang nhận tiền “chạy án”
Thứ tư, 29/05/2013, 08:02 (GMT+7)
Ngày
27-5, tại quán cà phê Hội Ngộ (thôn Ngọc Tam, Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh
Quảng Nam bắt quả tang Nguyễn Phi Long (còn gọi Nguyễn Thanh Long, 37 tuổi, TP
Đà Nẵng) đang nhận tiền “chạy án” cho Phạm Phú Dĩnh (47 tuổi) bị bắt vì tổ chức
mại dâm tại quán nhậu Thơ (tại Khu du lịch sinh thái Duy Sơn, huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam) với giá 80 triệu đồng. Khi Long đang nhận 50 triệu đồng từ con
gái của Dĩnh thì bị bắt.
NGUYÊN
KHÔI
- Đắk Nông truy quét “vàng tặc”
Trong
tuần qua, Công an huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã thành lập 2 tổ công tác phối
hợp với UBND các xã Đắk R’măng và Đắk Ha tổ chức giải tỏa, truy quét các điểm
khai thác vàng trái phép dọc suối Đắk Á và suối Đắk Moong. Đoàn đã lập biên bản
thu giữ 18 máy nổ và 6 đầu máy bơm, 500m ống nước, khoảng 200 lít dầu… dùng vào
việc khai thác vàng trái phép.
HUỆ
SƠN
Lừa liên tỉnh bằng chiêu bán hàng giá rẻ
29/05/2013
- 08:10
Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết
vừa bắt giữ Đoàn Thị Trường, Đoàn Thị Ninh, Nguyễn Ngọc Lân và Nguyễn Thị
Nguyệt (đều trú TP Hải Phòng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước
đó, ngày 25-5, cả bốn chia làm hai nhóm, Lân và Nguyệt xách hai túi mỹ phẩm
(chủ yếu là nước hoa) vào tiệm tạp hóa của bà ĐTTL trên đường Hà Nội (TP Huế)
rao bán. Trong lúc bà L. từ chối mua hàng thì Trường và Ninh đóng vai khách mua
hàng tình cờ vào tiệm tạp hóa gặp Lân và Nguyệt. Trường và Ninh giả vờ trao
đổi, thỏa thuận mua hai túi mỹ phẩm, nước hoa trên với giá 55 triệu đồng. Đồng
thời, cả hai nói nhờ may mắn mua được hàng giá rẻ nên tặng cho bà L. 5 triệu
đồng.
Tiếp
theo, Ninh giả vờ không đủ tiền nên bảo bà L. cho mượn 55 triệu đồng trả cho
Lân, Nguyệt và gửi lại túi hàng cho bà L. làm tin để chạy đi lấy tiền. Cả tin,
bà L. đã cho Ninh mượn 55 triệu đồng. Sau khi hai bên mua bán rút đi chờ hoài
không thấy ai quay lại, biết mình bị lừa nên bà L. trình báo công an. Nhận được
tin báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP Huế đã bắt được Trường và
Ninh. Qua lời khai đối tượng, công an bắt tiếp Lân, Nguyệt đang trên đường chạy
trốn vào TP Đà Nẵng.
Được
biết Trường có hai quyết định truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lân
có một tiền án về tội lừa đảo. Nhóm này khai nhận đã lừa trót lọt nhiều nạn
nhân ở các tỉnh, thành miền Trung bằng thủ đoạn tương tự...
Ngày
27-5, bà NTNT và bà NTKN trú xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã
gửi đơn tố cáo đến ngành chức năng vì bị lừa đảo bằng cách bán hàng giá rẻ.
Bằng thủ đoạn lừa đảo tinh vi, tổ chức đi gom hàng hóa, mua bán lòng vòng trên
địa bàn, Nguyễn Thị Hồng cùng chồng là Nguyễn Văn Lực, cùng trú xã Bình Nhì,
huyện Gò Công Tây đã chiếm đoạt của bà T. 1,2 tỉ đồng và chiếc xe máy; chiếm
đoạt của bà N. 700 triệu đồng.
Sự
việc xảy ra vào khoảng tháng 4-2012, vợ chồng Hồng - Lực đến tiệm tạp hóa của
bà T. và bà N. giới thiệu bán sỉ một số mặt hàng như: bia, thuốc lá, bột ngọt,
đường, cá mòi hộp... với giá rẻ.
Cả
hai cho biết nguồn hàng giá rẻ này mua gom từ siêu thị miễn thuế ở cửa khẩu Mộc
Bài (Tây Ninh), nếu cần số lượng lớn thì sẽ đặt mua rồi nhờ xe tải của cha ruột
Hồng đang chở hàng bông hằng ngày qua lại Campuchia chuyển về. Vì ham hàng giá
rẻ nên bà T. đã ứng tiền trước tổng cộng 415 triệu đồng cho Hồng.
Thời
gian đầu, Hồng giữ uy tín giao số lượng đúng hẹn theo đơn đặt hàng. Khi tạo
được lòng tin, Hồng dùng lời lẽ ngon ngọt thuyết phục bà T.: “Xe của cha Hồng
hiện tải trọng chỉ có 2,5 tấn. Ông định mua chiếc xe tải năm tấn để chở hàng
được nhiều nhưng không đủ tiền”.
Tin
lời, bà T. đưa Hồng 100 triệu đồng để hùn vốn mua xe. Có hôm hàng không giao
như đã hứa, Hồng nói xe chở quá tải bị bắt giam và hàng bị tịch thu; nếu cần
hàng bán thì đưa tiền đi mua hàng đem về…
Cùng
thời điểm trên, từ tháng 12-2012 đến tháng 3-2003, Hồng và Lực đã nhiều lần đến
đại lý bia, nước giải khát của bà Trần Thị Kim Dung, xã Bình Nhì, huyện Gò Công
Tây mua sỉ các loại bia và nước giải khát theo kiểu gối đầu, nhận hàng trước
trả tiền sau. Hiện Hồng và Lực còn nợ bà Dung trên 193 triệu đồng.
Hiện
Nguyễn Thị Hồng đã trốn khỏi địa phương.
VIẾT
LONG - KIỀU TƯỚC NGUYÊN
Dân còn ngại tố cáo tham nhũng
29/05/2013
- 07:55
“Thời gian qua, MTTQ vận động nhân
dân tham gia tố cáo tham nhũng chưa hiệu quả. Người dân rất ngán ngại, không
dám tố cáo vì sợ bị trù dập, sợ ảnh hưởng công việc…
Có
điều này vì cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng chưa đủ tạo lòng tin cho
người dân tích cực tham gia”. Chiều 28-5, tại hội nghị tổng kết năm năm hoạt
động Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo TP Cần Thơ về phòng, chống tham
nhũng, ông Nguyễn Ngọc Sang - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ nói.
Cũng
theo ông Sang, hiện Mặt trận, người dân chưa giám sát được nhiều vấn đề trong
lĩnh vực phòng, chống tham nhũng của công chức. Chẳng hạn việc kê khai tài sản,
thu nhập công chức.
Về
chuyện kê khai tài sản, ông Đinh Thanh Phú, Chánh Thanh tra kiêm Phó ban Chỉ
đạo Phòng, chống tham nhũng huyện Cờ Đỏ, cho rằng việc kê khai tài sản, thu
nhập của công chức, viên chức chưa có tác dụng phòng ngừa, phát hiện tham
nhũng. Trường hợp phát hiện kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực, kê khai
không đầy đủ và gian dối thì chưa có văn bản nào quy định xử lý tài sản kê khai
gian dối và xưa nay cũng chưa thấy xử lý ai việc kê khai gian dối này…
Những
tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được Ban Nội chính TP Cần Thơ
tiếp nhận để ngăn chặn tham nhũng, lãng phí.
GIA
TUỆ
Nhiều người dân sập bẫy đổi tiền 1.000 đồng lấy 50.000 đồng
http://laodong.com.vn/Phap-luat/Nhieu-nguoi-dan-sap-bay-doi-tien-1000-dong-lay-50000-dong/118373.bld
Thứ
ba 28/05/2013 15:04
Sáng 28.5, tin từ Công an TX.Ninh Hòa
cho biết, tình hình người dân trên địa bàn tích cực thu gom những tờ tiền mệnh
giá 1.000 đồng, 2.000 đồng có hai số seri cuối là 70 vẫn diễn ra.
Mặc dù các cơ quan chức
năng, chính quyền địa phương đã khuyến cáo đây có thể là hành vi tung tin đồn để
lừa đảo và có biện pháp ngăn chặn, nhưng người dân vẫn đổi tiền lén lút và có
chiều hướng gia tăng, lan sang những nơi khác.
Ông Trần Văn Ân - một người
dân xã Ninh Lộc, TX.Ninh Hòa - cho hay: "Cách đây hơn 1 tuần, một số người
lạ mặt tìm đến nhà tôi, họ nói cần tiền 1.000 đồng, 2.000 đồng có số seri 70 ở
cuối để sưu tập, nếu tôi có thì cho họ đổi hoặc mua lại với giá 10.000 đồng/tờ.
Thấy lời quá nên tôi gọi con cháu đến, kiểm đếm tất cả tiền lẻ trong nhà, tờ
nào đúng điều kiện thì đem bán ngay. Mấy ngày sau, một nhóm khác lại đến gạ đổi.
Lần này, họ ra giá từ 30.000đ - 50.000đ/1 tờ tiền lẻ loại như trên. Do đã bán hết
đợt trước với giá rẻ nên tôi tiếc hùi hụi, bảo con cháu đi đến các chợ gom về đổi
với giá cao hơn".
Một đồn mười, mười đồn trăm,
không chỉ lùng sục khắp các ngõ ngách trong nhà, ngoài xóm, nhiều người dân xã
Ninh Lộc còn bỏ công bỏ việc đi “săn” tiền ở một số địa phương khác, tạo nên
cơn sốt gom tiền lẻ 1.000 đồng và 2.000 đồng có số seri cuối 70. Có thời điểm,
một tờ tiền lẻ có đặc điểm như trên được “kêu” giá lên đến hơn 100.000 đồng/tờ,
nhưng kỳ thực, không ai đứng ra đổi tiền với giá trị lớn như vậy. Số người đã lỡ
thu gom tiền lẻ về với giá cao thì hoang mang, không biết bán đi đâu.
Bà Hân - một tiểu thương ở
chợ Đầm, TP.Nha Trang - bộc bạch: “Tôi có nghe người bạn ở TX.Ninh Hòa nói
ở ngoài đó có người cần gom tiền 1.000 đồng, 2.000 đồng có số seri 70 với giá
100.000 đồng/tờ. Thấy món hời trước mắt, nên tôi đi mua lại từ các bạn hàng và
bạn bè tiểu thương trong chợ được hơn 30 tờ tiền loại này với giá 25.000 đồng/tờ.
Tôi đã gửi tiền ra Ninh Hòa nhờ bạn bán giúp, nhưng đến nay chưa thấy người đến
hỏi mua”.
Theo tìm hiểu của phóng
viên, đến cuối ngày 27.5, việc mua bán tiền lẻ 1.000 đồng, 2.000 đồng có số
seri 70 vẫn diễn ra khá sôi động ở một số địa phương của tỉnh Khánh Hòa. Không những
thế, tin đồn đã lan sang một số huyện của Phú Yên, tại đây cũng bắt đầu có hiện
tượng thu gom.
Theo khuyến cáo của cơ quan
chức năng, rất có thể đây là hành vi lừa đảo của một số cá nhân đã đầu cơ số lượng
lớn loại tiền có đặc điểm như đã nêu trên. Chúng tung tin đồn và tung số tiền
đã đầu cơ để bán kiếm lời. Hiện cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang tìm cách
ngăn chặn hoạt động này, tiếp tục khuyến cáo để người dân nâng cao tinh thần cảnh
giác, đồng thời tiến hành xác minh, làm rõ.
Được biết, trước đó, tại tỉnh
Bạc Liêu cũng diễn ra tình trạng tương tự, tình hình sôi động cũng không kém ở
Khánh Hòa, làm mất an ninh trật tự xã hội địa phương. Theo tin đồn, nếu ai giữ
tiền loại mệnh giá 2.000 đồng mà có số đuôi seri 70, mang đến Công ty xổ số Bạc
Liêu sẽ được đổi lấy 70.000 đồng tiền mặt. Mặc dù tin đồn không có căn cứ,
nhưng rất nhiều người vẫn bị mắc lừa kẻ xấu.
Cựu công an nổ súng làm chết người lĩnh 2 năm tù
Thứ
ba 28/05/2013 11:07
Trong lúc truy bắt người bỏ trốn khỏi
sới chọi gà, khẩu K54 trên tay thượng sĩ Tùng được cho là bị cướp cò khiến ông
Lợi trúng đạn, tử vong.
Ngày 27.5, TAND Bắc Giang mở
phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Duy Tùng (nguyên cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội- Công an huyện Yên Thế, Bắc Giang) về tội "làm chết
người trong khi thi hành công vụ".
Theo cáo trạng của Viện KSND
tỉnh, khi trinh sát địa bàn, Tùng (24 tuổi) phát hiện tại nhà ông Nguyễn Tiến
Dương (52 tuổi ở trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế) thường xuyên tổ chức đánh bạc dưới
hình thức chọi gà. Sau khi đề xuất và lên kế hoạch triệt phá, Tùng được Công an
huyện Yên Thế duyệt cấp một khẩu súng K54 kèm 8 viên đạn.
Chiều 10.12.2012, Tùng cùng
tổ công tác đột kích sới bạc trên. Phát hiện ông Bùi Văn Lợi (46 tuổi) cùng một
số người bỏ chạy ra cánh đồng phía sau, Tùng đuổi theo bắt giữ. Khi ông Lợi
không chấp hành, Tùng rút súng bắn một phát chỉ thiên.
Sau đó, Tùng dùng tay trái
túm cổ áo ông Lợi, tay phải cầm súng tì giữ vào vai trái của ông. Nhà chức
trách cho rằng khi ông Lợi gạt tay bỏ chạy khiến Tùng bị giật mình. Súng bị cướp
cò, ông Lợi tử vong vì đạn xuyên vai trái.
Tùng bị phạt 2 năm tù, bồi
thường 300 triệu đồng cho gia đình bị hại.
Theo
TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét