Đối Thoại Điểm Tin ngày
31 tháng 10 năm 2013
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
Tại
kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóa XIII hôm 30 tháng 10 vừa qua, phóng viên các báo đã
bất ngờ trước qui định mới là không được phép phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu quốc
hội trong giờ giải lao như trước đây nữa.
Sự
kiện nổi bật nhất của ngoại giao Việt Nam trong năm vừa qua là bài diễn văn của
ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Đối thoại Shangri-la vào tháng 5 năm 2013.
Chủ
nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của đảng cộng sản Việt Nam được nhiều
nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng.
Blogger
Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt
Nam, hiện đang bị cơ quan chức năng bắt giữ ở Sân bay Nội Bài, sau khi về đến
Việt Nam hồi chiều tối ngày 30 tháng 10.
Ngay
sau án treo cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29/10/2013, giới blogger và facebooker bất
đồng chính kiến ở Việt Nam lại có thêm một chỉ dấu về chiến dịch bắt bớ họ sẽ…
khó xảy
An
ninh được thắt chặt ở Tân Cương, một ngày sau khi cảnh sát Trung Quốc nói đã bắt
năm nghi phạm liên quan đến vụ đâm xe ở Thiên An Môn.
Người
hoạt động vì dân chủ trên internet, ông Nguyễn Lân Thắng, đã về nhà
sau một thời gian bị câu lưu ở sân bay Nội Bài..
Các
thiết bị dùng để sản xuất, pha trộn và bơm vũ khí hóa học ở Syria đã được phá hủy,
sớm một ngày trước hạn chót.
TQ
khoe tàu ngầm hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng biển đảo.
Giới
chức an ninh quốc gia chủ chốt của hai nước Đức và Mỹ đang họp bàn tại
Washington về những cáo buộc Mỹ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức
Tổng
thống Mỹ Barack Obama nói ông chịu hoàn toàn trách nhiệm bảo đảm các vấn đề với
website mua bảo hiểm y tế được sửa chữa càng sớm càng tốt
Cục
Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư cho biết họ sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ trị
giá 85 tỉ đô la mỗi tháng để bơm thêm tiền vào nền kinh tế Mỹ
Một
cuộc vận động của chính phủ Trung Quốc để xây dựng lòng ái quốc tại Tây Tạng có
vẻ như đã bị phản ứng ngược, dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối
Video
nghiệp dư cho thấy một đám đông sinh viên ủng hộ phong trào Huynh đệ Hồi giáo đập
vỡ cửa sổ và xâm nhập một tòa nhà văn phòng tại trường đại học
Trong
hai lần tòa xử, Tân An cũng trở thành trung tâm tụ họp của các blogger, cùng những
nhà tranh đấu cho tự do dân chủ.
Sát
thủ tàn sát nhiều người ở South Carolina, nhưng thả 4 trẻ em.
Trọng
Đạt 05:21:am | Theo McNamara ngày 21-8-1963, khoảng 2 giờ sáng, được sự đồng
ý của Diệm, Nhu cho lệnh tấn công các chùa chiền..
Đàn
Chim Việt 01:44:am | Có thể ông là một nhà “tiên tri được ủy thác” từ cõi
nào đó, mới đủ dũng cảm, dám dẫn dắt hàng trăm triệu người đi trên con đường vô
định....
Đàn
Chim Việt 03:59:pm | Nguyễn Lân Thắng, người được biết đến như một biểu
tình viên, một facebooker, một người chụp...
Phạm
Đình Trọng 05:32:am | Ra đời bởi học thuyết sai trái, nhà nước Cộng sản Việt
Nam phải tồn tại bằng dối trá. .
·
'Nhà
tâm linh' vẫn được Ngân hàng tin tưởng (VnEx 30-10-13) -- Nghi ngờ của tôi quả không sai:
Nguyễn Văn Bình cũng là nhà tâm linh!
·
Nguyên
Phó Thủ tướng Vũ Khoan bàn về cải cách thị trường tài chính (TP 30-10-13) -- Nhưng ông Vũ Khoan
có được tin tưởng bằng các nhà tâm linh không?

·
“Dương
Chí Dũng không phải là cá biệt”
(VnE 30-10-13) -- "“Một đồng chí ở doanh nghiệp còn nói phần các anh biết
chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều"
·
CSGT
không cười dễ mắc bệnh ung thư
(MTG 30-10-13) -- Tôi chịu ông chuyên gia tâm lý Huỳnh Văn Sơn này
quá! Đúng là ông biết đưa tâm lý học "vào cuộc sống"!
·
Chiêu
độc của 'nhiếp ảnh gia' chụp gái bán dâm (VNN 30-10-13) -- Đăng bài này hoàn toàn với mục đích
"câu view" thấp hèn,
·
Về
miền Tây ăn cá “cậu ông trời” (LĐ
26-10-13) -- "Cá cóc nấu canh chua hay kho lạt nước dừa, phải giữ nguyên
bộ vảy, ăn với xoài bằm nhuyễn" nghe mà chảy nuớc miếng! Cám ơn bạn Trần
Hữu Hiệp (chắc bà con?) đã gởi cho tôi tin này.
·
Vietnamese
paranormal arrested for faking remains of soldiers killed in Vietnam War (AP WP 30-10-13) -- Bây giờ cảthế
giới đều biết. Thật là xấu hổ!
·
KINH ĐIỂN: Does
it pay for firms in Asia's emerging markets to be market oriented? Evidence from
Vietnam (Journal
of Business Research December 2013) ◄
·
Trung Quốc đã lợi dụng chính sách "xoay trục" của Mỹ cách
nào? How
China Benefits From the U.S. Pivot to Asia (World Politics Review
29-10-13)
- Đào Tuấn - Chụp cái mũ xuống tai và mắt thì nhắm lại
- Thanh Hương - Lưu manh: Hai chữ "thu hồi"...
- Phạm Chí Dũng - Thấy gì từ án treo Đinh Nhật Uy?
- Hồ Ngọc Nhuận - Cái giáo phái này là giáo phái gì? (bài 1): Những cái nhất của “cái giáo phái”
- Thanh Trúc - Vì sao hạn chế báo chí hoạt động tại Quốc hội?
- Trần Vinh Dự - Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT
- Larry Diamond - Cộng sản Trung Quốc và Vết ngứa 70 Năm
- Minh Nguyễn - "Làm thế nào để đo được lòng dân?"
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng
hợp
Các bài mới đăng:
- Tuyên bố Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị
- Góp ý trước thềm phán quyết – sửa đổi Hiến pháp 1992
- “CÁI GIÁO PHÁI” NÀY LÀ GIÁO PHÁI GÌ?
- Thấy gì từ án treo Đinh Nhật Uy?
- Quốc tế lên án Việt Nam về bản án đối với Đinh Nhật Uy
- Bài bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho Đinh Nhật Uy và bản Kết luận điều tra của Công an tỉnh Long An
- Không có kinh tế nhà nước, già yếu ai lo?
- Lần theo kế hoạch lâu dài của Trung Quốc
- Chính phủ nợ Vinashin?
- Về với dân
- “Thế là xong, miễn bàn!” không có nghĩa là bó tay
Chánh
thanh tra "bổ cuốc": "Tôi không có gì phải đáng tiếc"
31/10/2013
08:20 (GMT + 7)
TT
- Chiều 30-10, ông Nguyễn Văn Hùng - chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho biết đã
chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, Sở Y tế báo cáo về việc ông Nguyễn Đức Hoàng
(chánh Thanh tra Sở Y tế) dùng cuốc đánh vào đầu người tranh chấp đất.
Trong
khi đó, đại diện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum cũng cho biết đã tiếp nhận đơn
tố cáo của gia đình người bị đánh là bà Phan Kim Uyên Trâm. Chiều cùng ngày,
bác sĩ Đào Duy Khánh - phó giám đốc Sở Y tế Kon Tum - cho biết ông Nguyễn Đức
Hoàng đã có báo cáo giải trình. Do hành vi ông Hoàng bị tố cáo không liên quan
đến chuyên môn nên sở vẫn để ông Hoàng công tác bình thường.
Theo
bác sĩ Đào Duy Khánh, trước ngày xảy ra xô xát ông Nguyễn Đức Hoàng có thông
báo cho cơ quan biết ông được tòa án triệu tập với tư cách là cá nhân có nghĩa
vụ và quyền lợi liên quan trong một vụ tranh chấp đất đai tại đường Nguyễn Huệ
(TP Kon Tum). Sáng 25-10 ông Hoàng không đến làm việc mà có mặt tại địa điểm xảy
ra xô xát. Khoảng 10g ngày 25-10, một số người nhà của bà Trâm đến tận Sở Y tế
phản ảnh việc ông Nguyễn Đức Hoàng đánh người. “Nghe thông tin ồn ào nên lúc đó
tôi trực tiếp đến tận nơi xác minh xem sao. Lúc này tôi giải thích với người
dân việc tranh chấp đất đai là việc của chính quyền nhưng dân đã phản ảnh thì sở
sẽ ghi nhận và làm rõ vì dù sao ông Hoàng cũng là cán bộ của sở” - bác sĩ Khánh
nói.
Hôm
qua 30-10, ông Nguyễn Đức Hoàng vẫn có mặt tại Sở Y tế tỉnh Kon Tum làm việc
bình thường. Ông Hoàng nói: “Tôi không có gì phải đáng tiếc cả, sự thật là sự
thật. Ai rơi vào trường hợp đó lại không như thế, họ xô đẩy mình thì mình xô lại
rồi nó trúng chứ không có gì đáng tiếc”.
Theo
ông Hoàng, lúc xảy ra xô xát có rất nhiều người. Ông cầm cán cuốc và đứng giữa
đám đông rồi cán cuốc va thế nào đó trúng bà Trâm. Khi được hỏi hình ảnh trong
clip do người dân ghi lại cảnh ông Hoàng cầm cuốc cố tìm bà Trâm để đánh, ông
Hoàng trả lời: “Người ta đưa lên rồi đổ cho tôi”. Ông Hoàng cũng nói từ lúc xảy
ra sự việc đến nay ông chưa đến thăm hỏi gia đình bà Trâm và việc xô xát là việc
của cá nhân ông, không liên quan gì đến lĩnh vực ông công tác.
Bác
sĩ Đào Duy Khánh cho biết ông Hoàng là bác sĩ chuyên khoa I và từng trải qua
nhiều cương vị khác nhau. Việc ông Hoàng xô xát với người dân bên ngoài là
tranh chấp dân sự nhưng ông Hoàng là cán bộ, đảng viên trực thuộc sự quản lý của
Sở Y tế Kon Tum nên sở sẽ xử lý đúng quy định, sai đến đâu xử lý đến đó. Hiện Sở
Y tế Kon Tum đang chờ kết luận của Công an TP Kon Tum để làm cơ sở xử lý.
THÁI
BÁ DŨNG - TR.NGUYÊN
Thứ
Tư, 30/10/2013, 23:22
Mỹ đáp trả về do
thám: Tình báo châu Âu cung cấp
Quảng Bình: “Ém” hàng
cứu trợ bán lại cho dân
Thứ
năm, 31/10/2013 08:03
Không bao che tội phạm
ở mọi cấp
Thứ
năm, 31/10/2013 08:06
Nhiều tập đoàn tái cơ
cấu kiểu “câu giờ”
07:44:00
31/10/2013
DN vẫn bức xức với
nhiều thủ tục hành chính về thuế
08:54:00
31/10/2013
Thứ
Tư, 30/10/2013 - 22:18
Putin
“đánh bại” Obama, trở thành lãnh đạo quyền lực nhất thế giới
Thứ
Năm, 31/10/2013 - 09:17
Dân
số Việt Nam chạm ngưỡng 90 triệu người
31/10/2013
12:46
Nguyên
nhân Trung Quốc xóa sổ tàu ngầm hạt nhân
31/10/2013
06:25
Phá
19.000 ha, trồng... 800 ha rừng
Những
“thần dược” giúp giảm đau dạ dày
Thứ
Năm 11:05 31/10/2013
Lạm
phát năm 2013 sẽ quanh mức 7%
Thứ
Năm 10:48 31/10/2013
Chuyện Việt Nam
Thanh
Ly
tổng hợp
Tòa bác yêu cầu bồi thường
40 tỷ đồng của ông Đoàn Văn Vươn
Thứ tư, 30/10/2013
17:54 GMT+7
Ngoài
yêu cầu đòi chính quyền bồi thường không được TAND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)
chấp nhận, ông Vươn còn phải chịu án phí dân sự hơn 22 triệu đồng.
Sáng
30/10, TAND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng mở lại phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện hành
chính trong lĩnh vực đất đai giữa ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) và UBND huyện
Tiên Lãng.
Hội
trường chật cứng người, đa số là cán bộ công an huyện Tiên Lãng. Thẩm phán Đỗ
Thị Xuyến làm chủ tọa. Hai nhân chứng là ông Phạm Văn Bìa và ông Vũ Văn
Hoạ (đều là hàng xóm với ông Vươn ở xã Vinh Quang) vắng mặt.
Do
đang thụ án 5 năm tù khi chống đối đoàn cưỡng chế, ông Vươn ủy quyền cho ông Vũ
Văn Luân (Thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng) làm
đại diện. Đại diện UBND huyện Tiên Lãng tham gia phiên tòa là ông Phạm Văn
Trống, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường.
Theo
hồ sơ, năm 1993 và 1997, UBND huyện Tiên Lãng ra hai quyết định giao ông
Đoàn Văn Vươn tổng cộng 40,3ha đất bãi bồi ven biển thuộc phía nam cống Rộc (xã
Vinh Quang) để nuôi trồng thủy sản, thời hạn 14 năm.
Tháng
6/2007, ông Vươn có đơn xin được giao lại đất nuôi trồng thủy sản theo các
quyết định nói trên. Tháng 12/2007, UBND huyện Tiên Lãng yêu cầu ông Vươn dừng
đầu tư sản xuất trên phần diện tích 21 ha vì đã hết thời hạn, sau 3 tháng phải
thu hồi sản phẩm và tài sản. Tháng 6/2009, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng ban
hành quyết định thu hồi 19,3ha đất còn lại, lý do tương tự.
Tháng
8/2009, ông Vươn khởi kiện hành chính tại TAND huyện Tiên Lãng, yêu cầu hủy 2
quyết định, lý do việc giao 19,3 ha đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy
sản là đất nông nghiệp đã được UBND Hải Phòng phê duyệt quy hoạch; đất thu hồi
không được giao cho Phòng Nông nghiệp huyện hoặc UBND xã quản lý; khi thu hồi
phải bồi thường hoa màu, tài sản gắn liền trên đất đã đầu tư xây dựng, trồng trọt
bấy năm qua…
Ngày
27/1/2010, tại phiên sơ thẩm, TAND huyện Tiên Lãng đã bác các yêu cầu khởi kiện
của ông Vươn. Sau khi ông Vươn rút kháng cáo để UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục
giao đất, TAND Hải Phòng đã đình chỉ vụ án.
Ngày
15/2/2012, Tòa hành chính TAND Tối cao mở phiên tòa xét xử theo thủ tục tái
thẩm, tuyên hủy quyết định đình chỉ vụ án của TAND TP Hải Phòng và bản án sơ
thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, giao TAND huyện Tiên Lãng xét xử lại vụ án từ
đầu.
Trong
phiên tòa xét xử sáng nay, đại diện của ông Vươn yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng
bồi hơn 40 tỷ đồng bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần.
Đại
diện cho UBND huyện Tiên Lãng giải thích từ năm 2007 đến nay, tức sau khi hết
thời hạn thuê đầm, ông Vươn vẫn nuôi trồng thủy sản trên phần diện tích đó và
không đóng bất kỳ loại thuế nào, trong khi đó còn cho người khác thuê lại một
phần để kiếm lời. "Huyện đã 8 lần mời ông Vươn lên bàn giao và làm thủ tục
mới thuê lại diện tích đầm đó nhưng ông không thực hiện. Vì thế không có căn cứ
để yêu cầu huyện bồi thường”, ông Luân nói.
12h
phiên xử kết thúc, HĐXX tuyên "không có căn cứ và cơ sở thực tế" chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vươn nên bác đơn. Ông Vươn phải chịu hơn 22
triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Đại
diện gia đình ông Vươn cho biết sẽ kháng cáo.
Ngày
5/1/2012, khi đoàn công tác đi vào khu đầm để cưỡng chế thu hồi 19,3 ha, ông
Vươn bị cáo buộc đã tổ chức chống đối. Ông Đoàn Văn Quý (em ông Vươn) nổ súng
trước khiến 7 công an và quân nhân bị thương, tổn hại 11-36% sức khỏe.
Ông
Vươn và Quý mỗi người bị phạt 5 năm tù về tội Giết người. Hai đồng phạm Đoàn
Văn Sinh và Đoàn Văn Vệ lĩnh lần lượt 33 tháng và 19 tháng tù. Ở tội Chống
người thi hành công vụ, bị cáo Phạm Thị Báu (vợ ông Quý), Nguyễn Thị Thương
(vợ ông Vươn) nhận hình phạt tù treo 15-18 tháng.
Trong cuộc cưỡng chế hôm đó, do
kết tội đã chỉ đạo phá nhà của ông Vươn, ông Nguyễn Văn Khanh (cựu phó chủ
tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) bị phạt 30 tháng tù treo. Ông Phạm Xuân Hoa
(nguyên trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Lãng), Lê Thanh Liêm
(nguyên chủ tịch xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng) mỗi người 24 tháng tù treo.
Ông Lê Văn Hiền (cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng) và Phan Đăng Hoan (cựu bí thư
xã Quang Vinh) mỗi người 15 tháng tù treo.
|
Quốc
Biên - Trường Giang
Cưỡng bức tập thể thiếu nữ
16 tuổi ở trong rừng
Thứ tư, 30/10/2013
10:05 GMT+7
Ba
anh em và một người bạn lập mưu đưa cô gái cùng làng vào rừng để thay nhau giở
trò đồi bại.
Theo
phán quyết ngày 29/10 của TAND Nghệ An, Nguyễn Hữu Hải (19 tuổi), Hoàng Xuân
Quyết (18 tuổi) đón cô gái tên Tuyết (16 tuổi) đến chơi nhà bạn. Thay vì đến
địa điểm như thông báo ban đầu, họ lừa đưa Tuyết vào rừng tại xã Quỳnh Tân,
huyện Quỳnh Lưu, nơi có Hoàng Xuân Công (18 tuổi) và Hoàng Xuân Hiếu (16 tuổi)
đợi sẵn. 4 thanh niên sau đó dùng dao khống chế Tuyết rồi thay nhau giở trò đồi
bại. Sự việc bại lộ, Hải, Công và Hiếu ra đầu thú, riêng Quyết bị bắt tại nhà.
TAND
tỉnh Nghệ An tuyên phạt Hải và Công mỗi người 16 năm tù về tội Hiếp dâm. Hai
đồng phạm còn lại mỗi người 12 năm tù. Cả 4 bị cáo phải bồi thường 60 triệu
đồng cho nạn nhân. Hiếu - Quyết - Công là anh em họ hàng.
Văn Hải
Đánh chết tài xế
xe ôm vì muốn "quỵt" 25.000 đồng
30/10/2013 22:13 (GMT + 7)
TTO - Không chịu trả 25.000
đồng tiền xe ôm như thỏa thuận ban đầu, tên lưu manh này còn cầm một cây
gỗ đánh liên tiếp vào người tài xế xe ôm, khiến anh tử vong vào rạng
sáng ngày 30-10.
Ngày
30-10, Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết đang tạm giữ hình sự nghi can Vũ
Trọng Lưu (27 tuổi, quê quán tỉnh Quảng Ninh) để điều tra xử lý về hành vi “Cố
ý gây thương tích dẫn đến chết người”.
Lúc
9g ngày 27-10, Lưu đi bộ đến ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) và thuê anh Lê
Ngọc Nhơn (42 tuổi, ngụ phường 14, quận 4) chở xe ôm ra bến xe Miền Đông. Anh
Nhơn ra giá 25.000 đồng và Lưu đồng ý.
Khi
anh Nhơn chở Lưu đến trước nhà số 358 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.26, Q.Bình Thạnh),
Lưu xuống xe nhưng trở mặt, không chịu trả 25.000 đồng tiền xe ôm như thỏa
thuận ban đầu. Hai bên đã xảy ra cự cãi. Lưu cầm một cây gỗ đánh liên tiếp vào
người, đầu của anh Nhơn làm anh gục tại chỗ.
Công
an P.26 đã đến hiện trường bắt giữ Lưu đưa về cơ quan công an xử lý. Người dân
đã đưa anh Nhơn đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để cấp cứu nhưng do anh bị đánh
dẫn đến chấn thương sọ não, dập gan, phổi… nên đã tử vong vào rạng sáng ngày
30-10.
Gia
đình anh Nhơn cho biết anh là lao động chính, kiếm tiền từ việc chạy xe ôm để
nuôi vợ và 2 con nhỏ.
Lô đề, cá cược bùng phát ở
Hà Nội
30/10/2013 08:01 (GMT + 7)
TT - UBND TP Hà Nội vừa giao Công an
TP chủ động nắm diễn biến, hoạt động của tội phạm về tệ nạn cờ bạc, số đề, cá
cược trên địa bàn để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn. Đồng thời phải thường
xuyên mở các chiến dịch truy quét tệ nạn cờ bạc, số đề, cá cược.
Ngoài
ra, UBND TP yêu cầu Công an TP nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đối với các đối
tượng tham gia cờ bạc, số đề, cá cược bị bắt giữ; xử lý kiên quyết, kịp thời
ngay tại địa phương nơi có chủ đề, chủ cá cược vi phạm và phối hợp với các cơ
quan nhanh chóng đưa ra xét xử các vụ án liên quan đến cờ bạc số đề, cá cược
bóng đá...
Theo
nhận định của UBND TP Hà Nội, thời gian gần đây tệ nạn cờ bạc dưới hình thức số
đề, cá cược bóng đá có biểu hiện bùng phát ở cả nội thành và ngoại thành Hà Nội.
Trong hoạt động, các đối tượng tổ chức lô đề có sự liên kết với nhau tạo thành
các đường dây không chỉ trong Hà Nội mà còn có sự tham gia của các đối tượng ở
các tỉnh.
Khởi tố 3 nghi can đưa
người vượt biên bằng tàu cá
31/10/2013 02:00
Ngày 30.10, Phòng An ninh điều tra (PA92) Công an tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm
giam Nguyễn Trung Tiến (30 tuổi), Mai Văn Viên (35 tuổi, cùng ngụ ấp Lò Vôi, xã
Phước Hưng, H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) và Trần Văn Hiếu (27 tuổi, ngụ ấp
Kinh Sáng, xã Tân Yên, H.An Biên, Kiên Giang) về hành vi tổ chức người
khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Theo
điều tra ban đầu, tháng 6.2013, ba bị can đã mua tàu cá để tổ chức đưa người
vượt biên sang Úc. Sau khi chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống, ngày 28.6
ba người đưa tàu cá đậu ngoài vùng biển thuộc thị trấn Long Hải (H.Long Điền)
rồi tổ chức cho 84 người ở Bà Rịa-Vũng Tàu và nhiều tỉnh thành khác trốn đi
nước ngoài. Đến ngày 15.7, tàu chở 84 người vượt biên đến vùng biển Úc thì bị
lực lượng chức năng nước này phát hiện bắt giữ. Sau đó, phía Úc trả về Việt Nam
8 người, số còn lại được đưa vào trại tị nạn của Úc. Nhân vụ việc này, trang tin
News.au.com dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Nhập cư và Quốc tịch Úc cảnh báo:
“Trả tiền cho bọn buôn người để tìm đường nhập cư bất hợp pháp vào Úc là hành
động vừa gây nguy hiểm cho mạng sống của bản thân vừa lãng phí tiền bạc”.
N.Long
- Tr.Kha
19 người nhập viện sau khi
ăn bánh mì
31/10/2013 00:57
* 113 công nhân ngộ độc do ăn thịt bò nhiễm khuẩn
Ngày 30.10, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Y tế
tỉnh Bến Tre, cho biết trong hai ngày 29 và 30.10, tại TP.Bến Tre đã có 19
người ngộ độc thức ăn phải cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Qua
xác minh, số người này trước đó đều ăn bánh mì mua tại tiệm Hồng Thu (đường
Nguyễn Đình Chiểu, P.2, TP.Bến Tre), sau đó có chung các triệu chứng như đau
bụng, nhức đầu, ói mửa… Cơ quan chức năng đã yêu cầu cơ sở trên tạm ngưng kinh
doanh và đã lấy mẫu thực phẩm liên quan gửi đi xét nghiệm để xác định nguyên
nhân gây ngộ độc.
*
Ngày 30.10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Dương cho biết nguyên nhân
khiến hàng trăm công nhân (CN) Công ty TNHH Liên Phát (P.An Bình, thị xã Dĩ An,
Bình Dương) nhập viện sáng 18.10 (Thanh Niên đã thông tin) nghi ngờ do ăn thịt
bò bị nhiễm khuẩn Lostridium perfringens. Theo cơ quan chức năng, Công ty Liên
Phát ký kết hợp đồng với một cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp. Ngày 17.10,
khoảng 700 CN đã ăn cơm có món thịt bò xào đu đủ. Đến sáng 18.10, rất nhiều CN
bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy và 113 CN phải vào Bệnh viện đa khoa Q.Thủ Đức
(TP.HCM) cấp cứu.
Khoa
Chiến - Đỗ Trường
Rút ruột mỏ than Mông Dương - Bài 1: Một đêm, hàng
ngàn tấn than bị trộm
31/10/2013
- 07:10
Phóng viên chứng kiến đoàn xe chở
than lậu từ mỏ lên bãi là đoàn xe của công ty có hợp đồng bốc đất đá trong mỏ.
Ngày
23-10, Công an tỉnh Quảng Ninh ập vào bãi than giáp với băng tải chuyển than
của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương bắt giữ hơn 500 tấn than vô chủ. Lúc này bãi
than không người, không xe, không xác định được số than trên thuộc sở hữu của
đơn vị nào. Công an đã tạm giữ số than trên và bàn giao vụ việc cho Công an TP
Cẩm Phả điều tra làm rõ nguồn gốc.
Nhưng
cũng chính tại bãi than này trước đó khoảng 10 ngày, PV Pháp Luật TP.HCM
chứng kiến cảnh tuồn than từ moong H10 thuộc phần quản lý của Công ty Cổ phần
Than Mông Dương ra ngoài tấp nập với số lượng hàng ngàn tấn chỉ trong một đêm…
Công
trường than lậu
8
giờ tối 13-10, PV theo chân T., một người khá thông thổ địa bàn, đến địa điểm
mật phục chọn từ đêm trước. Đây là mô đất lau sậy um tùm, nằm sát con đường nội
bộ dẫn từ moong H10 (moong than đang khai thác của Công ty Than Mông Dương) về
bãi than giáp ranh với đầu băng tải của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương. Nơi này
được nhóm trộm than chọn làm bãi trung chuyển than để xuất ra bên ngoài.
Đoạn
đường đến điểm mai phục chỉ chừng chưa đầy cây số nhưng chúng tôi mất gần 90
phút men theo lưng đồi, có những đoạn dốc dựng đứng, phải bám chặt tay vào
những khóm lau, cỏ tranh, bụi gai cây mắc cỡ để tránh trượt ngã. Tôi nằm rạp
xuống bụi lau, trùm áo mưa lên người để ngụy trang, đồng thời dùng dao khoét
một cái lỗ bằng nắm tay để đặt ống kính máy quay. T. giấu mình trong bụi cây
ngồi cảnh giới.
Cứ
chừng 5 phút, một chiếc xe “hổ vồ” (xe tải Howo của Trung Quốc) loại 70 tấn lại
chạy từ phía moong H10 về bãi than trung chuyển. Từ màn hình camera đặt chế độ
quay đêm, tôi nhìn rõ lấp lánh những mẩu than kíp lê trộn lẫn than cám chở đầy
ắp trên thùng xe. Ước chừng khối lượng than chở mỗi xe tầm 40 khối, tương đương
40 tấn/chuyến. Toàn bộ số xe này đều không mang biển số, chỉ đánh số hiệu bằng
sơn trắng hai bên sườn và trước mũi xe.
Theo
lời T., toàn bộ đội xe đang lên than này là của một doanh nghiệp có hợp đồng
bốc xúc đất đá, làm đường nội bộ trong mỏ với Công ty Than Mông Dương. Theo quy
định, những xe này chỉ được phép chở đất đá tại khai trường mỏ để đổ vào các
bãi thải đã chỉ định, có quy hoạch trước, tuyệt đối không được chở than.
Đến
khoảng 11 giờ tối, các hoạt động lên than tạm dừng 30 phút nghỉ ăn đêm. Trong
thời gian 1 tiếng rưỡi ghi hình, chúng tôi nhẩm đếm phi đội “hổ vồ” đã lên than
gần 30 chuyến, tương đương hơn 1.000 tấn than đã được đưa từ mỏ lên bãi trung
chuyển để tuồn ra ngoài.
Bãi
đất này được Vinacomin (Tập đoàn Than Khoáng sản VN) bàn giao cho Công ty Than
Đông Bắc để làm đường nội bộ trong khai trường mỏ nhưng chưa kịp triển khai làm
đường thì những đối tượng làm than lậu đã tạm chiếm làm trạm trung chuyển. T.
cho biết vào thời gian cao điểm, chưa kịp xuất, bãi chứa hàng vạn tấn than.
Những
chiếc “hổ vồ” màu đỏ liên tục tiến vào bãi than, hếch đầu lên dốc, lùi đít vào
bãi than và xuống ben, than đổ rào rào. Chiếc máy xúc Komatsu PC 750 nhanh
chóng xúc than lên những chiếc “hổ vồ” màu trắng có trọng tải nhỏ hơn để xuất
than đi. Đống than lậu vơi đi một chút lại được tiếp đầy ngọn.
Đoàn
xe chở than lậu của ai?
Sáng
14-10, chúng tôi trở lại bãi trung chuyển than lậu, chỉ còn đống than lù lù ước
chừng vài ngàn tấn nằm chơ vơ giữa bãi đất hoang. Toàn bộ người, máy xúc, xe
tải tấp nập của đêm trước như biến mất. Lần theo những mẩu vụn than rơi vãi,
vòng qua mấy khúc cua chừng một cây số, chúng tôi tiếp cận với lòng moong H10.
Tại đây, chúng tôi bắt gặp đoàn xe “hổ vồ” màu đỏ chở than lên bãi trung chuyển
than lậu đêm trước đang chở đất từ rìa moong H10 ra đổ thải giữa lòng moong.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ dàn xe này của Công ty Cổ phần Thiên Nam có trụ
sở tại TP Cẩm Phả, do ông Vũ Đình Kiên làm giám đốc. Công ty này đăng ký 46
phương tiện hoạt động theo hợp đồng bốc xúc đất đá tại mỏ Mông Dương. Trong đó
có 11 chiếc xe hiệu “hổ vồ” loại trọng tải 70 tấn, không có biển số, chỉ được
đánh số hiệu hàng chục bên sườn xe bằng sơn trắng và ba chiếc máy xúc Komatsu
PC 750 SE (loại máy xúc PV chứng kiến bốc than tại bãi trung chuyển than lậu).
Sáng
29-10, làm việc với PV, ông Vũ Ngọc Xuân, Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ quân
sự, Công ty Than Mông Dương, cho biết: Theo quy định của công ty, loại xe này
chỉ được dùng để chở đất, đổ thải theo lộ trình, bãi thải đã được chỉ định và
tuyệt đối không được chở than. “Hoạt động đổ thải được kiểm tra, giám sát bởi
lực lượng bảo vệ mỏ, bộ phận thống kê ghi chép để tính khối lượng đổ thải. Cách
khu vực Công ty Thiên Nam đang bốc xúc đất đá 100 m có một chốt bảo vệ có người
trực 24/24 giờ, đồng thời có tổ bảo vệ sáu người tuần tra liên tục mỗi ca” -
ông Xuân khẳng định.
Ông
Xuân cũng khẳng định không có chuyện xe bốc xúc đất đá của Công ty Thiên Nam
chở than từ moong than do Công ty Than Mông Dương quản lý. Tuy nhiên, không
hiểu vì lý do gì, bằng cách nào, đội xe “hổ vồ” trên đã được chở than lên bãi
trung chuyển than lậu vài chục chuyến trong đêm 13 rạng sáng 14-10 như chúng
tôi đã chứng kiến.
Vỏ
bọc
Đ.,
người phụ trách một phân xưởng than của một doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa
bàn mỏ Mông Dương, cho biết: “Hợp đồng bốc xúc đất đá ngay trong khai trường mỏ
chính là kẽ hở để nhóm than lậu lợi dụng trộm cắp, tuồn than từ mỏ ra ngoài.
Trên lý thuyết thì mỏ có một hệ thống giám sát... Tuy nhiên, khi người của mỏ
“bắt tay” với đơn vị bốc xúc đất đá, làm đường trong khai trường mỏ thì việc
tuồn than từ mỏ trở nên dễ dàng”. Theo Đ., hầu hết phương tiện của các đơn vị
bốc xúc đất đá, làm đường trong khai trường mỏ than đều hoạt động rất gần các
vỉa than. “Chỉ cần sục gầu máy xúc qua lớp đất mỏng là phát hiện các vỉa than.
Ba gầu đất, một gầu than hoặc ba xe đất họ làm một xe than thì ai biết đấy là
đâu” - Đ. nói. “Thủ đoạn khai thác than thổ phỉ, đào lò chui so với hình thức
ăn cắp than bằng vỏ bọc hợp đồng làm đường nội bộ, dự án bốc xúc, vận chuyển
đất đá cho các doanh nghiệp than nhà nước giống như tiểu tặc so với đại tặc.
Với phương tiện hiện bốc xúc, chuyên chở hiện đại, họ có thể lên hàng ngàn tấn
than trong vòng một đêm” - Đ. nói.
Ngày
22-10-2013, ông Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả, đã ký văn bản số
1927/UBND về việc tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện xử lý đối với hoạt
động khai thác than, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trái phép trên địa
bàn TP. Nội dung văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động kiểm tra,
giám sát chặt chẽ các dự án xây dựng đường giao thông, đường vận chuyển than
chuyên dùng của Vinacomin, các dự án có san gạt đất đá… Trong quá trình thi
công nếu phát hiện có tài nguyên than, phải yêu cầu dừng thi công và phối hợp
với doanh nghiệp quản lý tài nguyên than tiến hành bảo vệ và tận thu tránh
thất thoát hoặc lợi dụng công việc khai thác than trái phép gây mất an ninh
trật tự. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than thuộc
Tập đoàn Vinacomin trên địa bàn TP phải tăng cường công tác quản lý khu vực
của đơn vị, doanh nghiệp ngoài ngành than vào bốc xúc đất đá, móc nối tuồn
than ra ngoài…
|
TRỌNG
PHÚ
Chôn ống ngầm, bơm nước độc ra sông
31/10/2013
- 07:05
Trưởng phòng Môi trường Công ty Hào
Dương chỉ đạo trực tiếp việc bơm nước thải chưa qua xử lý ra sông.
“Những
ngày tới, Phòng 2 của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phía Nam
(C49B) sẽ làm việc với từng lãnh đạo của Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương để
làm rõ việc tổ chức chôn ống ngầm, bơm nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng
Điền” - ngày 30-10, tin từ C49B cho biết.
Mới
nhận chức đã làm bậy
Theo
điều tra của C49B, nhóm công nhân Công ty Hào Dương (KCN Hiệp Phước, Nhà Bè,
TP.HCM) bị bắt quả tang hôm 23-10 đang bơm nước thải ra sông là thực hiện chỉ
đạo của ông Trần Tiến Dũng, Trưởng phòng Môi trường công ty này. “Từ ngày 15-9,
ngay sau khi nhận quyết định bổ nhiệm chức trưởng phòng Môi trường, ông Dũng đã
trực tiếp chỉ đạo công nhân bơm nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền” -
tổ công tác của C49B xác định.
Theo
C49B, từ giữa tháng 9 đến ngày 23-10, ông Dũng thường xuyên chỉ đạo công nhân
trực ca ba (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) bơm nước thải chưa qua xử lý ra
sông, mỗi lần từ 2.100 m3 đến 2.520 m3. Việc xả thải nhằm
mục đích tránh đóng tiền phí xử lý nước thải cho Ban Quản lý KCN Hiệp Phước.
Làm
việc với C49B, ông Dũng thừa nhận đã yêu cầu công nhân bơm nước thải tại ba hồ
chứa qua một số đường cống rồi dẫn về ba đường ống chôn ngầm dẫn thẳng ra sông,
không qua xử lý. Các ống ngầm này được làm bằng nhựa cứng, đường kính 140 mm,
dài 36 m. Ba hồ thu gom nước thải thuộc da được xác định có tổng dung tích
3.200 m3. Nước thải được bơm ra sông bằng ba máy bơm loại 10 mã lực.
Sau
khi bị bắt quả tang, ông Trương Hải, Phó Giám đốc phụ trách môi trường Công ty
Hào Dương, xác nhận công ty đã lắp đặt các đường ống ngầm và máy bơm. Song ông
Hải cho rằng việc bơm nước chưa qua xử lý ra sông là do ông Dũng trực tiếp thực
hiện, bản thân ông không chỉ đạo. Còn ông Dũng khai đã tổ chức xả thải theo chỉ
đạo của ông Tăng Nhất Thái - thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Hào
Dương. Trong ngày, chúng tôi đã điện thoại cho ông Tăng Văn Đức, Chủ tịch HĐQT
Công ty Hào Dương, nhiều lần nhưng không được.
Kiểm
tra nhiều, vi phạm càng nghiêm trọng
Việc
Công ty Hào Dương liên tục bị bắt quả tang gây ô nhiễm môi trường khiến người
dân rất bức xúc. “Đây là hành động xem thường pháp luật, xem thường sức khỏe
người dân. Tại sao một công ty gây ô nhiễm kéo dài nhiều năm, dân phản ánh
nhiều nhưng công tác quản lý, giám sát vẫn không chặt?” - một người dân ở gần
Công ty Hào Dương đặt vấn đề.
Theo
các tài liệu chúng tôi có được, Công ty Hào Dương nằm trong danh sách đen về
gây ô nhiễm môi trường. Nhưng trong một thời gian dài, công tác giám sát tại
đây vẫn còn nhiều kẽ hở, đặc biệt là việc quản lý nguồn nước đầu vào và đầu ra.
Theo kê khai của Công ty Hào Dương, nhu cầu sử dụng nước của công ty hơn 27.000
m3/tháng (tương đương 1.042 m3/ngày). Thế nhưng lượng
nước sau sản xuất của công ty chỉ vào khoảng 700-800 m3/ngày. Vậy
lượng nước chênh lệch đi đâu?
Trong
một cuộc họp báo vào tháng 7-2012, lãnh đạo Ban Quản lý các KCX-KCN TP.HCM
(Hepza) nhìn nhận: Với quy trình sản xuất hiện hữu thì sự chênh lệch quá lớn
giữa lượng nước đầu vào và đầu ra của Công ty Hào Dương là rất đáng nghi ngờ.
Song từ đó đến nay, việc “bốc hơi” nước thải ở Công ty Hào Dương vẫn chưa được
làm rõ. Hiện C49B đã yêu cầu Công ty Hào Dương phải giải trình bằng văn bản.
Ngoài
ra, C49B đang khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong
việc hệ thống thoát nước mưa của Công ty Hào Dương lại tồn đọng nước màu đen,
hôi thối. Đồng thời, tiếp tục xác minh vì sao nước thải sau xử lý của công ty
không được thu gom triệt để, đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN
Hiệp Phước.
Từ
đầu năm 2012 đến nay, ít nhất có sáu đoàn công tác đến Công ty Hào Dương làm
việc về lĩnh vực môi trường. Công ty này đã ba lần bị xử phạt vì hành vi gây
ô nhiễm môi trường. Cụ thể: Ngày 1-8-2012 bị C49B phạt 35 triệu đồng; ngày
31-8-2012 bị UBND TP.HCM phạt 340 triệu đồng và tới ngày 4-10-2013 tiếp tục
bị UBND TP.HCM phạt 75 triệu đồng.
Trong
ngày 30-10, chúng tôi đã liên lạc với lãnh đạo Hepza về hướng xử lý đối với
những vi phạm có tính hệ thống của Công ty Hào Dương. Song đại diện đơn vị
này cho biết vụ việc đang được tổng hợp để báo cáo UBND TP.HCM, hiện chưa thể
phát ngôn.
|
TRUNG
THANH - KHANG BÁCH
Phố “ung thư”
(LĐ)
- Số 251 - Thứ tư 30/10/2013 15:10
Bây giờ thì người ta ví von, rồi “đổi
tên” phố Chợ Sáng (phường Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương) là phố “ung thư”, vì cả
khu phố vẻn vẹn chỉ hơn 100 nóc nhà nhưng chỉ trong mấy năm đã có 28 người chết
(và còn 6 người đang chờ chết) do mắc bệnh ung thư. Kia là nhà bà Trần Thị Ngọt
có chồng chết, con chết vì ung thư, bà cũng đang mắc bệnh này. Cách đó 3 gian
nhà là cháu Đào Vĩnh Khang- 2 tuổi, đang mắc nang bạch huyết lưỡi; rồi 4 gian
nhà liên tiếp ở giữa phố đều có người vừa chết vì ung thư… Đến đâu, chúng tôi
cũng nghe nói đến ung thư và chết chóc.
Ung
thư từ già đến trẻ
Chúng
tôi có mặt ở phường Phả Lại, thị xã Chí Linh (Hải Dương) vì một sự việc thời
sự: Người dân dựng lều bạt, đổ đất lấp cổng Cty TNHH Thiên Lộc - đơn vị sản
xuất tấm lợp phibrôximăng gây ô nhiễm suốt một thời gian dài. “Người dân tự ý
đổ đất lấp cổng nhà máy của người ta thế này là quá khích rồi” - một người lên
tiếng. Đáp lại, một người đàn ông trung niên giọng từ tốn: “Tôi là người phố
Chợ Sáng thuộc khu dân cư Ngọc Sơn, phường Phả Lại. Chính tôi tham gia vào việc
này. Mời các anh ở đây một ngày, chứng kiến chúng tôi sống khổ thế nào, sẽ thấy
tại sao người dân chúng tôi làm như vậy...”.
Phố
Chợ Sáng trông bề ngoài khá khang trang, nhưng âm u lạ lùng. Một thứ mùi “lạ”,
một màn sương mờ từ khói bụi cứ lẩn quất, ngột ngạt khắp khu phố nhỏ. Mấy căn
nhà có biển “bán nhà” phía trước, những tấm biển cũ kỹ khiến người ta hiểu nó
đã được treo đã lâu lắm rồi. Chị Vũ Thị Xuân (ở số 336) nhanh nhảu: “Nhà đẹp,
giá rẻ lắm, nhưng chủ nhà treo biển 5-6 năm nay chẳng ai mua. Đơn giản vì những
nhà đó đều có người chết vì ung thư. Ai có ý định mua nhà, khi biết về khu phố
này đều bỏ cuộc. Chúng tôi vì không đủ tiền chuyển nhà nên đành ở lại, chấp
nhận sống chung với khói bụi”.
Nằm
cuối dãy phố, căn nhà bà Trần Thị Ngọt chỉ rộng chừng 20m2. Bà Ngọt nước mắt
ngắn dài khi kể về hoàn cảnh của mình. Hơn 20 năm trước, bà Ngọt về sống tại
khu phố này cùng chồng. Tới năm 1993, vợ chồng bà sinh được cậu con trai Phạm
Văn Tùng. “Khi đó chúng tôi là gia đình hạnh phúc” - bà Ngọt nhớ lại những ngày
tháng dù nghèo khó nhưng êm đềm. Thế rồi khoảng năm 2005, chồng bà cứ yếu dần,
các bác sĩ chẩn đoán chồng bà bị ung thư. Chẳng bao lâu thì người chồng chết,
bà Ngọt một mình tần tảo nuôi con. Nhưng đến năm 2010, đứa con duy nhất của bà
cũng mắc căn bệnh quái ác này. Cùng thời điểm, bà Ngọt đi khám bệnh và được
thông báo mắc bệnh ung thư như chồng, con.
Kinh
tế cạn kiệt, sức khỏe mất dần, mẹ con bà chỉ biết bấu víu sống bằng những bữa
cơm mà người dân phố chợ thương tình gom góp giúp đỡ. Không thuốc thang điều
trị, đầu năm 2013 con trai bà chết. Chỉ trong mấy năm, lần lượt chồng, con ra
đi, bản thân đang mắc ung thư giai đoạn cuối, người đàn bà bất hạnh này dường
như chỉ sống tạm để chờ đến ngày “đi” theo chồng, con.
Ung
thư não, dạ dày, vòm họng, phổi... đã lần lượt lấy đi sinh mệnh của 28 người ở
phố chợ Sáng trong vòng vài năm trở lại đây. 10 năm trước, vợ chồng chị Vũ Thị
Minh mua căn nhà của ông Phạm Văn Hòa. Gia đình ông Hòa phải bán nhà vì ông mắc
bệnh ung thư não, điều trị quá tốn kém. Chuyển về sống tại căn nhà này được mấy
năm thì mẹ chị Minh mắc ung thư chết. 2 năm sau chồng chị là anh Trần Mạnh Hải
vốn khỏe mạnh bỗng đổ bệnh ung thư rồi ra đi.
Đầu
năm 2012, đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Minh thêm một lần rụng rời
khi nhìn thấy kết quả chẩn đoán: Ung thư. Cách nhà chị Minh 4 căn nhà là một
dãy liên tiếp 5 ngôi nhà có người bị ung thư. Ông Nguyễn Bá Khanh mấy năm nay
phải làm bạn với những bình ôxy vì ung thư. Con gái ông Khanh là chị Nguyễn Thị
Doan ở nhà bên cạnh cũng mới chết vì ung thư dạ dày. Những đứa trẻ mới sinh ra
ở khu phố chợ này cũng chịu chung cảnh ngộ với người lớn. Nhìn cảnh cháu Đào
Vĩnh Khang (SN 2000) khôi ngô tuấn tú, nhưng lưỡi cứ đẩy ra khỏi miệng như một
miếng thịt thừa, không khỏi xót xa. Cháu sinh ra ở đây, uống nước ở đây, mắc
bệnh nang bạch huyết lưỡi - một dạng của ung thư.
Nhà
máy, khói bụi bao vây khu dân cư
Phố
Chợ Sáng chỉ là một cụm dân cư nhỏ mà chúng tôi kịp khảo sát. Những khu phố lân
cận với những dãy phố tương tự và cũng nhiều người mắc bệnh ung thư. Các khu
phố này có đặc điểm là nằm lọt thỏm giữa 4 phía là các nhà máy, xí nghiệp, bến
bãi. Với cụm dân cư phố Chợ Sáng, điều họ phải chịu đựng nhiều hơn là nằm sát
vách với một cơ sở sản xuất tấm lợp phibrôximăng. 20 năm trước, khi công nghiệp
còn chưa phát triển, người dân Chí Linh tự hào có xí nghiệp sản xuất
phibrôximăng mang tên ''tấm lợp Đông Anh''. Khói bụi mù mịt nhưng chẳng sao,
nước thải từ nhà máy đổ ra đen kịt nhưng người dân vẫn dễ dàng chấp nhận. Thậm
chí, khi làm đường người dân vào xin nhà máy ít xỉ để lót ổ gà, được nhà máy
“hào phóng” cho, họ còn cảm ơn rối rít.
Tuy
vậy chỉ vài năm sau, đồng loạt người dân ở đây đều cảm nhận thấy sức khỏe suy
giảm nghiêm trọng, từng người mắc những căn bệnh quái ác. Đến lúc này, dân phố
Chợ Sáng mới tìm hiểu thì được biết nhà máy này dùng chất amiăng, một loại hóa
chất cực độc - để sản xuất tấm lợp. Bất bình, họ kéo đến vây nhà máy và dưới áp
lực đó, chính quyền vào cuộc yêu cầu nhà máy này đóng cửa. Được 3 năm thì Cty
sản xuất tấm lợp Đông Anh chuyển nhượng toàn bộ cơ sở vật chất cho Cty TNHH
Thiên Lộc. Cty này “phát huy truyền thống” tiếp tục sản xuất tấm lợp
phibrôximăng, khiến người dân một lần nữa bất bình kéo đến đổ đất đá vây cổng
công ty suốt từ ngày 14.10 tới nay.
Khi
sự kiện dân vây Cty Thiên Lộc vẫn đang “nóng bỏng”, ông Phạm Đức Bình - Trưởng
phòng hành chính Cty Thiên Lộc (nguyên là cán bộ nhiều năm của CTCP đầu tư và
xây dựng số 18) - thừa nhận: Đơn vị trước (tấm lợp Đông Anh - PV) sản xuất tấm
lợp phibrôximăng không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải nên toàn bộ nước
thải đều được xả ra bên ngoài, chảy ra khu dân cư dẫn đến việc 2 ao cá bị chết
và phải đền. Chính ông Bình là người khi đó được công ty giao cho nhiệm vụ thực
hiện thanh thoán chi trả đền bù cho 2 hộ dân nuôi cá. Trong quá trình sản xuất
tấm lợp, do nhà xưởng hở, không được che chắn, công nghệ lạc hậu nên bụi amiăng
phát tán ra môi trường chung quanh, bay vào khu dân cư là khó tránh.
Nói
Cty tấm lợp Đông Anh và Cty TNHH Thiên Lộc gây ô nhiễm khiến người dân mắc ung
thư có phần khiên cưỡng, bởi quanh khu phố chợ này có hàng chục nhà máy thi
nhau xả khói bụi. Ông Phương Văn Môn - Phó Chủ tịch UBND phường Phả Lại - thì
phân bua: “Đây là khu công nghiệp, mà đã là khu công nghiệp thì ô nhiễm là
đương nhiên”.
Ông
Môn nói đúng, nhưng bàng quan quá. Và chính quyền địa phương ở đây “gần dân”
đến mức - theo lời ông Môn thì: “Nghe nói ở đấy có nhiều người bị ung thư,
nhưng nguyên nhân ở đâu thì phải cơ quan chuyên môn đánh giá, chứ chúng tôi làm
sao mà biết được?”. Thừa nhận là có nhiều đơn khiếu nại của người dân khu vực
phản ánh tình trạng ô nhiễm trầm trọng và thực trạng có nhiều người bị ung thư,
nhưng khi được hỏi địa phương đã có kiến nghị gì với cấp trên hay cơ quan
chuyên môn chưa thì vị đại diện chính quyền địa phương vẫn một mực cho rằng
“phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn”. Nhưng cơ quan chuyên môn nào sẽ đến
với bà con phố Chợ Sáng, khi mà chính quyền địa phương chỉ “nghe nói có nhiều
người bị ung thư”?
Đem
câu chuyện về khu phố ung thư trao đổi với lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh Hải Dương, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời “không biết”, nhưng xem ra
còn có trách nhiệm hơn. Ông Bùi Huy Nhanh - Giám đốc trung tâm - khẳng định:
“Cơ quan y tế dự phòng tỉnh Hải Dương chưa nhận được báo cáo nào của cấp dưới
cũng như chính quyền địa phương phản ánh gì về tình trạng số người mắc ung thư
đột biến như các anh phản ánh”. Tuy nhiên, ông Nhanh không quên xin chúng tôi
địa chỉ “phố ung thư” với câu nói chắc nịch: “Nếu báo chí phản ánh, chắc chắn
chúng tôi sẽ cử tổ công tác tới để điều tra hồi cứu. Quá trình điều tra hồi cứu
sẽ mất khoảng nửa tháng để có kết luận về hiện tượng này”.
Câu
nói của ông Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng gieo vào lòng chúng tôi một hy
vọng: Biết đâu, tiếng nói, đơn thư của hàng trăm người dân “phố ung thư” suốt
mấy năm qua, bây giờ sẽ có hồi đáp?
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chánh văn phòng UBND huyện gây tai nạn rồi bỏ chạy
(LĐO)
- Thứ tư 30/10/2013 20:55
Ngày 30.10, ông Ngô Xuân Huyền - Phó
trưởng Công an huyện Xuyên Mộc - xác nhận: Vụ va chạm giao thông giữa ô tô biển
kiểm soát 72A-06597 và xe máy biển kiểm soát 72H2-3304 khiến người điều khiển
xe máy bị ngã, người điểu khiển ô tô sau đó bỏ chạy, đã xác định được người
điều khiển xe ô tô là Chánh văn phòng UBND huyện Xuyên Mộc.
Ông
Ngô Ngọc Tùng - Đội phó Đội CSGT huyện Xuyên Mộc - cho biết: Vào lúc 15h15 ngày
18.10, tại tỉnh lộ 329 ấp Dân Trí, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, xảy ra vụ va
quyệt giữa ô tô và xe máy khiến xe máy ngã bên lề đường. Người điều khiển xe
máy là anh Phạm Ngọc Trung (SN 1984) ở ấp Trang Trí, xã Bông Trang, huyện Xuyên
Mộc chở theo con gái Phạm Nguyễn Ngọc Hiếu (SN 2005) bị thương tích phần mềm và
ngoài da. Sau khi xảy ra va quệt, xe ô tô bỏ chạy khỏi hiện trường. Ngay sau
đó, người dân ghi lại biển số xe và gọi điện báo CSGT.
Ông
Tùng cho biết: Qua điều tra, xác minh biển số xe 72A-06597, chúng tôi đã gọi
điện cho ông Lâm Quang Dũng – Chánh Văn phòng UBND huyện Xuyên Mộc nói nghi vấn
xe của ông Dũng gây tai nạn thì ông Dũng trả lời không biết có va chạm. Sau đó
ông Dũng đi kiểm tra xe và báo lại là có vết va quệt trên xe, ông Dũng gọi điện
cho em trai là Lâm Quang Duy (người đứng tên xe ô tô biển kiểm soát 72A-06597)
qua bệnh viện thăm hỏi hỗ trợ thuốc men cho người bị thương. Sáng 19.10, ông
Lâm Quang Dũng đã đưa xe đến cơ quan công an để phục vụ công tác khám nghiệm
xe. Qua bước đầu làm việc, ông Lâm Quang Dũng cho biết, do lưu thông cùng chiều,
xe máy va quệt vào hông xe ô tô nên ông không biết.
Sau
đó, ông Lâm Quang Dũng đã có thoả thuận dân sự với bị hại nên người bị hại đã
có đơn bãi nại. Hiện cơ quan công an huyện Xuyên Mộc đang thụ lý vụ việc để xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông Lâm Quang Dũng.
Án chung thân cho kẻ giết
cha rồi tự sát
Thứ Năm, 31/10/2013 -
07:36
(Dân
trí)- Từ cuộc cãi vã với cha, Thủy đã dùng dao phay chém một nhát vào cổ khiến
người cha tử vong. Sau đó, Thủy dùng chính con dao sát hại cha tự cứa vào cổ,
nhưng được cứu sống. Cả 2 lần xét xử, tòa đều tuyên Thủy mức án chung thân về
tội “giết người”.
Sáng sớm ngày 30/10, Hội trường xét
xử tại TAND tỉnh Đắk Lắk đông hơn hẳn khi Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại
Đà Nẵng đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án “giết người” đối với bị cáo Đậu Văn Thủy
(SN 1989, trú thôn Nam Hòa, xã Đray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) gây
phẫn nộ dư luận tại địa phương.
Khoảng 7h45, xe thùng của cảnh sát
chầm chậm dừng lại trước tiền sảnh TAND tỉnh Đắk Lắk, Thủy cúi đầu bước xuống
xe trong sự canh giữ nghiêm ngặt của cảnh sát.
Giữa
hàng chục con người dự tòa, không khó để nhận ra mẹ của Thủy - bà Nguyễn
Thị Đường (SN 1962) dáng người khắc khổ, ngồi một mình ở hàng ghế đầu, lâu lâu
người ta lại thấy bà Đường đưa mắt nhìn con trai trong sự đau đớn khôn nguôi.
Có gì đau đớn hơn khi người đàn bà ấy vừa mang thân phận là vợ của bị hại, là
mẹ của bị cáo.
Nghịch
tử giết cha
Theo
cáo trạng, vào khoảng 14h ngày 17/3/2013, sau khi dự xong đám cưới của người
quen, Thủy đi về nhà ở thôn Nam Hòa, xã Đray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk
Lắk. Khi Thủy bước vào trong nhà thì ông Đậu Văn Doanh (SN 1956) là bố của Thủy
lớn tiếng chửi: “Mày gần 30 tuổi rồi, tìm việc gì mà làm, đừng có việc gì cũng
xin tiền mẹ mày”.
Nghe
vậy, Thủy trả lời: “Không tìm được việc thì biết làm sao”. Sau khi dứt câu,
giữa 2 cha con Thủy lớn tiếng xảy ra cãi vã. Sau đó Thủy đi vào buồng ngủ, còn
bà Đường đi chợ mua thức ăn buổi chiều.
Sau
khi ngủ một lúc, Thủy dậy đi qua phòng ăn để đi ra phía sau nhà, ông Doanh đang
ngồi trên ghế nhìn thấy Thủy nên tiếp tục la mắng. Nghe vậy, Thủy liền nói lại
“im đi”, rồi đi ra phía sau nhà nhưng ông Doanh vẫn to tiếng mắng Thủy.
Trên
đường quay vào lại trong nhà, khi đi qua bếp ăn, Thủy cầm theo một dao phay đến
chỗ ông Doanh đang ngồi và nói: “Ông có im đi không”, ông Doanh trả lời: “Tao
thách cha mày cũng không dám nói tao im được”.
Dứt
lời, ông Doanh đứng dậy lao về phía Thủy, cùng lúc Thủy giơ dao lên chém một
nhát trúng vào vùng cổ trái của cha mình. Bị chém, ông Doanh chỉ tay vào Thủy ú
ớ nói: “Mi…”, rồi gục ngã chết ngay giữa nền nhà.
Biết
ông Doanh đã bị chết, Thủy dùng con dao đã chém chết cha mình tự cứa vào cổ 2
nhát để tự sát rồi vứt dao nằm cạnh ôm xác cha. Sau đó kẻ nghịch tử bò vào
trong phòng ngủ của mình thì bất tỉnh.
Đến
17h30 cùng ngày, bà Đường đi chợ về tá hỏa phát hiện ông Doanh đã chết trên
vũng máu. Trong lúc ấy, Thủy vẫn còn thoi thóp nên kêu gọi mọi người đưa đi cấp
cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Sau khi được các bác sỹ cứu sống, ngày
26/3/2013, Thủy bị Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ.
Hành
vi nguy hiểm
Sau
khi bị tòa sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên mức án chung thân về tội “giết
người”, Thủy đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc
thẩm ngày 30/10, chủ tọa phiên tòa hỏi Thủy: Bố bị cáo la mắng bị cáo “lớn rồi,
tìm việc gì mà làm, đừng có việc gì cũng xin tiền mẹ mày”, la mắng như vậy có
gì sai không?”.
Nghe
xong, Thủy lặng đi một lúc, rồi lí nhí đáp: “Dạ thưa không…”. Chủ tọa hỏi tiếp:
“Bố bị cáo nói như vậy, bị cáo có cãi lại không? Có nói bố bị cáo là “im đi
không”? Nói như vậy có hỗn không?”. Trước một loạt câu hỏi của tòa, Thủy chỉ
biết cúi đầu ăn năn, thừa nhận hành vi phạm tộị.
Chủ
tọa nhìn thẳng vào Thủy, nói lớn: “Làm con mà đi giết cha, chém bố đứt luôn khí
quản, gục chết tại chỗ, không kịp cấp cứu. Trong khi cha thì sinh ra mình, lo
cho mình từng li từng tí, vậy có đáng không?”. Lúc đó Thủy lại tiếp tục lí nhí
trong miệng, tỏ ra hối lỗi về hành vi của bản thân.
Trả
lời câu hỏi của luật sư tại tòa: “Vì lý do gì bị cáo lại giết bố?”. Thủy cho
biết: do thấy bố hay uống rượu gây gổ đánh đập mẹ, do vậy bản thân bức xúc rất
lâu trước khi xảy ra sự việc. Tại phiên tòa, bà Đường nói sự việc này là có
thật “vì nhiều lần bị chồng kề dao vào cổ”, thấy vậy các con bà rất bức xúc. Dù
vậy bà vẫn khuyên các con không nên cãi lại bố, “không nên chấp bố”, nếu không
thì gia đình sẽ bất hòa.
Phát
biểu quan điểm về vụ án, đại diện VKS Nhân dân tối cao nhận định: bản án sơ
thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hành vi
phạm tội của bị cáo Thủy là cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, có tính chất côn đồ
khi giết chính cha đẻ của mình. Từ cơ sở đó, vị đại diện VKS đề nghị HĐXX không
chấp nhận đơn kháng cáo, giữ nguyên y án sơ thẩm.
Trước
khi tòa nghị án, Thủy hối hận nói lời sau cùng là xin tòa chiếu cố giảm nhẹ
hình phạt, để sớm cải tạo tốt ra tù về với gia đình. Sau khi xem xét các tình
tiết tăng nặng giảm nhẹ, HĐXX đã bác đơn kháng cáo và tuyên y án sơ thẩm tù
chung thân đối với bị cáo Đậu Văn Thủy về tội “giết người”. Ngay sau đó, Thủy
bị lực lượng tư pháp còng tay, dẫn ra xe thùng trong sự đau đớn của người mẹ
già.
Viết
Hảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét