Myanmar tuyên bố không còn tù nhân chính trị .
Hoàng Thanh Trúc
“Nhà nước,đảng CSVN” có
thấy đây là “nỗi nhục” của một thành viên Asean khi CH/XHCN/VN được mệnh danh
là nhà tù lớn nhất Đông Nam Á nơi đang giam giữ hàng ngàn PV báo chí blogger
công dân bất đồng chính kiến với chế độ độc tài CSVN”
Đúng
ngày cuối cùng của năm - 31-12-2013, Quốc
gia Myanmar tuyên bố nước này chấm dứt, không
còn tù nhân chính trị nào sau khi chính phủ ra lệnh ân xá cho tất cả trước đó
một ngày (30/12) .(*)
Theo
hãng tin AFP, ngày (30/12) chính phủ Myanmar tuyên bố sẽ ân xá hết các tù nhân
bị bắt do các luật gây tranh cãi, trong đó có luật khẩn cấp mà chính quyền quân
đội cũ dùng để cầm tù những người chống đối.
Người
phát ngôn phủ tổng thống Myanmar Ye Htut khẳng định lệnh ân xá này đồng nghĩa
với việc hoàn toàn không còn tù nhân chính trị nào ở nước này.
“Tổng
thống Thein Sein đã thực hiện đúng cam kết với người dân là không còn tù nhân
chính trị vào cuối năm 2013” - ông Htut nhấn mạnh. Luật ân xá sẽ áp dụng với cả
những người chưa bị bắt nhưng phải đối mặt với các cáo trạng theo những luật
cũ.
Miến Điện, hay còn gọi là Myanmar, đã phóng thích
tù chính trị kể từ khi họ bắt đầu có những bước tiến đến nền dân
chủ đa nguyên hồi năm 2010.
Tổng thống Thein Sein đã từng tuyên bố sẽ thả toàn
bộ các tù nhân lương tâm trước cuối năm 2013.
"Tất cả những tù nhân bị kết án được ân xá,"
theo tuyên bố của chính phủ được phát sóng trên truyền hình vào tối hôm thứ hai
ngày 30/12.
"Tất
cả những vụ án đang xét xử tại tòa sẽ chấm dứt và tất cả bị cáo phải được
trả tự do ngay tức khắc.
Các
tù nhân được ân xá bao gồm những người bị kết tội hay buộc tội lập hội bất
hợp pháp, phản quốc, thách thức chính phủ và vi phạm quy định tụ tập ôn hòa”
- hãng thông tấn AP cho biết trong
bản tin .
Nếu
chúng ta biết rằng các cáo buộc kết tội mà chính phủ Myanmar vừa vô hình chung
công bố như xóa bỏ nói trên, nó y hệt như : Khoản b, mục 1, điều 88, Bộ luật Hình sự Và mục 1, điều 258, Bộ luật Hình sự về:
“Tội
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân” của nhà nước CSVN, có khác chăng là cách vận dụng
từ ngữ (kiểu XHCN) của Việt Nam .
Thì chúng ta gần chín mươi triệu người , có trừ đi
một nữa vị thành niên thì cũng còn vài chục triệu trái tim đủ tri thức để đặt
một câu hỏi :
Liệu dân tộc
Việt Nam và Myanmar khác nhau ra
sao trong nhân cách để họ - CP Myanmar - Nhân ái bao dung đoàn kết với chính
người dân họ , khác rất xa bối cảnh nội
tình của chế độ CS/XHCN/VN đối với đồng bào dân tộc mình .
Liệu
chúng ta có thấy xót xa không ? Trong mùa đông giá rét này khi hàng trăm,
hàng ngàn đồng bào chúng ta khổ sở lạnh
lùng với giá rét trong lao tù bởi :
Vì tự do nhân quyền, vì bất công
xã hội, dùng hành vi tiếng nói ôn hòa để lên tiếng với một nhà nước tự cho là
của dân do dân và vì dân nhưng lại sẵn sàng bỏ tù nhân dân vì lúc nào cũng sợ
nhân dân lật đổ ??
Trên
đất nước “Chùa Vàng” - Nhà nước Myanmar của dân , đang vận dụng nhân ái bao
dung mở rộng vòng tay để đoàn kết hàn gắn những vết thương từ quá khứ của dân
tộc để hội nhập cùng thế giới văn minh .
Còn trên quê hương chúng ta – Mới nhất cuối
năm, tháng 12/2013 - Nhà giáo Đinh Đăng Định và nông
dân Ngô Hào rất ôn hòa lên tiếng vì tự do nhân quyền liền bị tòa án CS/XHCN kết
án ông Định 6 năm tù, ông Hào 15 năm tù (Cả 2 lâm trọng bệnh trong tù, ông Định
ung thư giai đoạn cuối, ông Hào teo cơ còn một chân rưỡi) Gia đình 2 ông và Các
đại sứ quán, cơ quan quốc tế tại VN chung thư thỉnh nguyện yêu cầu vì nhân đạo
trả tự do cho 2 ông nhưng nhà nước CSVN
vẫn im lặng.
Nhà Giáo Đinh Đăng Định& Nông dân Ngô Hào
Một người ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối, một
người teo cơ còn có một chân rưỡi vậy mà tay không lại “âm mưu lật đổ chính
quyền” ??
Dân tộc chúng ta khởi nguyên tâm linh từ Phật Giáo
vốn nhân ái từ bi hỷ xã – Vì vậy có đúng không ? “Chỉ có loài cầm thú
mới mãi chăm lo bộ lông của chính mình mà không đoái hoài đến tiếng kêu đau
thương của đồng loại”
Hoàng Thanh Trúc
(*)citinews.net/.../myanmar-tuyen-bo-khong-con-tu-nhan-chinh-tri-Q3NRK6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét