Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 1 năm 2014
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỗi năm, vào dịp Tết đến, người Việt trong cũng như ngoài nước đều
nô nức đón Xuân. Mỗi quốc gia nơi có người Việt cư ngụ đều cố gắng đón Tết theo
các nghi thức cổ truyền.
Trong thời gian 5 năm gần đây tiếng nói của một cán bộ cao cấp từ
trong nước trên các đài phát thanh quốc tế đã như một làn gió mới thổi tung sự
bưng bít thông tin sau nhiều chục năm cố gắng của Hà Nội
Tết cổ truyền của người Việt là một nét đẹp văn hóa dân tộc từ ngàn
đời nay. Lúc này người Việt trên toàn thế giới bất kỳ ở đâu cũng đang chuẩn bị
cho một cái Tết. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ này, người Việt Nam ở Thái Lan đón Tết
thế nào?
Nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng ở trụ sở chính của cảnh sát
Cairo làm ít nhất năm người thiệt mạng và 70 người bị thương.
Một nhóm tự nhận là học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam cho hay
đã kéo nhưng không đổ tượng được Lenin trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Người biểu tình Ukraine tỏ ra hoài nghi trước khả năng tiến
triển trong đàm phán giữa lãnh đạo đối lập và Tổng thống Viktor Yanukovych.
Dù lương không đủ để mua quà, cấp dưới tại VN vẫn coi quà Tết là một
nghĩa vụ với cấp trên.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước ông sẵn sàng tái hòa
nhập nền kinh tế toàn cầu sau khi thực thi một thỏa thuận tạm thời với các cường
quốc
Phát ngôn viên của Thủ tướng Abe sau đó bác bỏ là ông nghĩ đến chiến
tranh không tránh khỏi giữa hai cường quốc châu Á
Những người soạn phúc trình cảnh báo rằng có thể sẽ có những sự tụt
hậu lớn tại một số các quốc gia có nhiều ảnh hưởng trên thế giới
Trung Quốc tiếp tục tiến hành các phiên tòa được nhiều người chú ý
trong tuần này để xét xử những nhân vật tranh đấu chống tham nhũng
Nguyễn Văn Đài 04:43:am | Mùa
Xuân năm 2014 đang đến với đất nước và dân tộc Việt Nam. Và cũng là lúc kỷ niệm
lần thứ 84, ngày đảng CSVN được thành lập ở Quảng Châu, Trung..
Nguyễn
Quang A 05:10:am
| Chỉ có đi thực tiễn mới thấu hiểu được sự vi phạm nhân quyền, sự lạm dụng.
Kông
Kông 12:01:am
| Chưa có chặt chém gì mà mấy ngày qua chế độ CSVN cũng đã phô ra sự tật nguyền
bẩm sinh! Cứ thử xem cách hành xử của họ dịp kỷ niệm.
Tưởng
Năng Tiến 05:32:am
| Tôi thành thực tin rằng nói chuyện phải/quấy với củ cải vẫn dễ
hơn với “lãnh đạo” cộng sản ở Việt Nam...
·
Hà Nội chống chủ nghĩa bành trướng của Tàu "một cách tượng trưng": Hanoi's
Symbolic Pushback Against Chinese Expansionism (World Affairs 22-1-14) -- Gordon
Chang nhìn thấu tim đen!!! ◄◄
·
Vụ "thái tử đảng" giữ tài sản ở nước ngoài: 'Thiên đường
thuế' có tiền bẩn VN? (BBC
23-1-4) -- P/v TS Vũ Quang Việt -- Về
việc điều tra quan chức Việt Nam trốn thuế và tẩu tán tài sản qua cơ sở dữ liệu
ICIJ cung cấp (Blog Giang Lê 23-1-14) -- Hé
lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ (BBC 22-1-14) Giới
thượng lưu Trung Quốc cất giấu tài sản ở nước ngoài (VOA 23-1-14) Report
Says China’s Elite Use Offshore Companies (NYT 22-1-14) China's
princelings storing riches in Caribbean offshore haven (Guardian
21-1-14)
China tries to block reports on offshore holdings of its elite
(Guardian 22-1-14)
·
Nâng bi:
Nguyễn
Bảo Hoàng: 10 năm chinh phục McDonald's (DNSG 23-1-14) -- McDonald’s
bị tố trốn thuế tại Pháp (SM 23-1-14) -- He He!!
·
5
biệt thự, căn hộ 'bị lộ' trong vụ Dương Chí Dũng (NĐT 23-1-14) -- Phải đợi ông Nguyễn
Như Phong xác nhận việc này.
·
Bộ
Thông tin & Truyền thông có thêm Thứ trưởng (VNN 23-1-14) -- Ai chưa được làm thứ
trưởng thì ráng đợi một chút, rồi sẽ đến phiên. (Như Andy Warhol tiên đoán:
Trong tương lai, mỗi người sẽ được nổi tiếng 15 phút!)
·
Trung Quốc không còn hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia: China
loses its allure (Economist 25-1-14)
·
Thái Lan tiến dần đến thảm họa?
Thailand Inches Toward Disaster
(American Interest 22-1-14) -- Thái Lan có thể chia
đôi? You
go your way, I’ll go mine (Economist 25-1-14)
·
Marx trở lại!
Marx is back (Foreign Policy 21-1-14)
-- Tại sao? Đọc bài "Nâng bi" link ở trên thì biết lý do! ◄ Liên hệ: Populism
puts global elite on alert (FT 21-1-14)
- Những
hoạt động của Phái đoàn Vận động Nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Hoàng
Xuân - Người Việt thích nói dối
- Tưởng
Năng Tiến - Một lời nói phải
- Đặng
Xương Hùng - Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp (ở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt
Nam)
- Đinh
Tấn Lực - Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản
- Bùi
Chí Vinh - Khóc Lê Hiếu Đằng
- Hoàng
Dũng Cdvn - Anh phải hiểu tại sao chứ!?!
- Hồ
Chí Minh từng đấu tranh đòi có báo chí tư nhân và lên án loại báo chí “do
chính quyền thành lập và bọn tay chân điều khiển"
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Các bài mới đăng:
- Lễ cầu siêu cho Luật gia Lê Hiếu Đằng
tại Hà Nội
- Video khâm liệm anh Lê Hiếu Đằng
- Thư gửi Thanh niên – Học sinh –
Sinh viên của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng viết trên giường
bệnh
- Câu đối viếng anh Lê Hiếu Đằng
- Vĩnh biệt anh Đằng – người đồng
chí thân thương!
- HOÃN XÂY ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM:
HUYỀN THOẠI VỀ AN TOÀN VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN QUÊN LÃNG
Bài mới
- Khi
“chiếc mặt nạ” rơi xuống 24/01/2014
- Quân
đội và chính phủ liên kết trên biển Hoa Đông 24/01/2014
- Học
viên Pháp luân công toan giật đổ tượng Lenin tại Hà Nội nhưng
bất thành? 23/01/2014
- Khắp
nơi chia buồn Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng ngừng đập! 23/01/2014
- Báo
nhà nước đưa tin Luật gia Lê Hiếu Đằng qua đời 23/01/2014
- Trái
tim yêu nước Lê Hiếu Đằng ngừng đập! 23/01/2014
- THÔNG
BÁO SỐ 6 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT
NAM (HHDOVN) 23/01/2014
- Chùm
thơ của Trần Nhơn 23/01/2014
- LÊ
HIẾU ĐẰNG 23/01/2014
09:17
AM, 24-01-2014
"Phải
thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta có nhiều khuyết điểm trong việc đề bạt, điều
động, bổ nhiệm ông Dũng vào các vị trí công tác mà ông ta đã đảm nhận." Luật
gia Nguyễn Trương Tín, Đại học Luật TP.HCM chia sẻ.
Vậy
là phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử bị cáo Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác
về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đã khép lại với mức hình phạt cao nhất là tử
hình dành cho bị cáo Dương Chí Dũng.
Có
người hỏi tôi với mức án nghiêm khắc như vậy, tội phạm tham nhũng và xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế có giảm đi không? Tôi trao đổi rằng số lượng loại tội
phạm nào đó tăng hay giảm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc xử lý nghiêm
khắc những người phạm tội chỉ là một trong những yếu tố đó mà thôi. Trên cơ sở
nghiên cứu tổng thể về tội phạm học mới có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục
nhất.
Tội
phạm tham nhũng và tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ngày càng gia tăng
với tính chất, mức độ hành vi phạm tội ngày càng tinh vi và phức tạp. Thông qua
vụ án Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác, công tác cán bộ, quản lý vốn nhà nước,
thi đua, khen thưởng cần được đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc. Nếu không khắc phục
được những khuyết điểm về các công tác này thì hệ lụy tiêu cực cho xã hội sẽ
ngày càng trầm trọng hơn.
Sai
càng nhiều càng lên chức
Như
báo
chí đã đưa tin, trước khi làm lãnh đạo ở Vinalines, ông Dũng đã từng quản lý Tổng
công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) và công ty này đã thua lỗ nặng. Tháng
8/2005, ông Dũng được bổ nhiệm vào chức Tổng giám đốc Vinalines, đến tháng
7/2011 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bên
cạnh đó, ông Dũng còn được bầu làm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp
Trung ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines. Đến đầu tháng 2/2012, sau khi thôi giữ chức
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động, bổ nhiệm vào chức
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Việc
sai phạm của ông Dũng như thế nào đã được mổ xẻ trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua
và sẽ được tiếp tục làm sáng tỏ trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới. Nếu sai phạm
của ông Dũng đúng như nhận định của bản án sơ thẩm thì chúng ta cần xem lại cơ
chế đề bạt, điều động, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Dũng nói riêng và công tác
cán bộ nói chung, để rút kinh nghiệm và khắc phục trong tương lai.
Phải
thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta có nhiều khuyết điểm trong việc đề bạt, điều
động, bổ nhiệm ông Dũng vào các vị trí công tác mà ông ta đã đảm nhận. Dùng
phương pháp suy luận ngược và sử dụng mệnh đề “nếu… thì…” ta có: “Nếu làm tốt
công tác cán bộ đối với ông Dũng thì hậu quả đáng tiếc sẽ không xảy ra như ngày
hôm nay”. Mỗi một sai lầm chúng ta đều phải trả giá, cho dù sai lầm đó ở mức độ
lớn hay nhỏ.
Trước
khi được bổ nhiệm vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, theo như lãnh đạo
Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời báo chí thì ông Dũng đều hoàn thành tốt công
việc, không có sai phạm gì. Câu hỏi đặt ra là thật sự ông Dũng đều hoàn thành tốt
công việc, không có sai phạm gì trong các cương vị mà ông ta đảm trách tại thời
điểm trước khi điều động, bổ nhiệm hay không?
Theo
quy trình, trước khi đề bạt, điều động, bổ nhiệm cán bộ vào một vị trí nào đó,
đặc biệt là sắp xếp họ vào vị trí công tác mới thì phải tìm hiểu kỹ một số nội
dung như: ở cương vị cũ anh có hoàn thành tốt công việc chuyên môn hay không,
năng lực quản lý của anh như thế nào, đạo đức, lối sống cũng như tinh thần đoàn
kết nội bộ ra sao… Không ít trường hợp muốn đề bạt, điều động, bổ nhiệm cán bộ
phải thực hiện thủ tục thăm dò, lấy phiếu tín nhiệm tại cơ quan cũ và cơ quan mới
để đảm bảo tính dân chủ.
Trong
trường hợp này, Vinalines có nhiều sai phạm trước đó, tại thời điểm bổ nhiệm,
Vinalines đang bị thanh tra, ông Dũng có nhiều dấu hiệu sai phạm nhưng lại được
quyết định điều động, bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải là sự vội vàng quá mức
cần thiết. Và rất may là sau đó, sai phạm của ông Dũng đã được kịp thời phát hiện,
xử lý. Nếu không thì trên cương vị mới, không biết là ông ta có thêm sai phạm
gì đặc biệt nghiêm trọng nữa không.
Kiến
nghị truy trách nhiệm: Chỉ
là hình thức
Vốn
nhà nước bị chiếm dụng, bị thất thoát, bị sử dụng không đúng mục đích với số lượng
lớn ở Vinalines trong một thời gian dài thì các cơ quan liên quan có chịu trách
nhiệm gì không?
Trong
các năm bị thua lỗ thì Vinalines đã hạch toán báo cáo đều có lãi, cụ thể năm
2007 lãi 943 tỉ đồng, 2008 lãi 1.272 tỉ đồng, 2009 lãi 342 tỉ đồng, 2010 lãi
114 tỉ đồng. Sau này, thanh tra phát hiện sai phạm rồi chuyển cho cơ quan điều
tra, kết luận việc hạch toán lãi trong các năm bị thua lỗ là do sự lừa dối, phù
phép của ông Dũng cùng nhiều người khác, nhưng ở đây dấu ấn về trách nhiệm của
các chủ thể liên quan đã khá rõ.
Việc
để Vinalines phù phép lỗ thành lãi trong các năm làm ăn thật sự thua lỗ là có
không ít trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà
nước.
Tòa
án cấp sơ thẩm đã khẳng định: Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có chức năng quản
lý ngành, phối hợp với cơ quan khác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn,
đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines; còn Bộ Tài Chính là cơ quan quản lý
ngành có chức năng cùng cơ quan khác có chức năng giám sát, việc quản lý sử dụng
vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines.
Tòa
án cấp sơ thẩm cũng đã kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ và xử
lý sai phạm nếu có. Việc đánh giá và kiến nghị của tòa án cấp sơ thẩm là thuyết
phục. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các kiến nghị đó đôi khi chỉ là
hình thức và thường sẽ đi vào quên lãng bởi thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát và
thiếu sự quyết liệt cũng như không có cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan được
kiến nghị.
Theo
quy định của pháp luật,
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán tài sản công, kiểm tra chi tiêu, đánh
giá báo cáo tài chính các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, giúp tài
chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Trong
một thời gian dài, ông Dũng cùng các đồng phạm đã sai phạm ở Vinalines thì Kiểm
toán nhà nước có trách nhiệm gì không? Không kiểm toán hay có kiểm toán nhưng
do năng lực chuyên môn yếu kém nên không phát hiện được sai phạm, hoặc thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm toán để dẫn đến sai phạm ngày càng trầm trọng hơn?
Mặt khác, thanh tra nhà nước có trách nhiệm gì không trong việc để sai phạm xảy
ra trong một thời gian dài ở Vinalines?
Dường
như kết luận điều tra của cơ quan điều tra, cáo trạng của viện kiểm sát cũng
như bản án sơ thẩm của tòa án không hề quan tâm đề cập đến trách nhiệm của các
cơ quan này là chưa toàn diện.
Đằng
sau những danh hiệu giả tạo
Một
trong những cơ sở để đề bạt, điều động, bổ nhiệm ông Dũng vào các vị trí công
tác chính là năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cũng như đạo đức, lối sống của
ông Dũng. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã từng khẳng định rằng: “Trong ngành
tất cả các đánh giá cán bộ cuối năm và hàng năm, ông Dũng đều được nhận xét rất
tốt”.
Điều
đó chứng tỏ rằng hàng năm ông Dũng đều được phân loại, bình xét là chiến sĩ thi
đua, lao động xuất sắc về mặt chính quyền, là đảng viên xuất sắc hoàn thành tốt
nhiệm vụ, là đoàn viên công đoàn xuất sắc, là lãnh đạo giỏi… Và cuối cùng, những
danh hiệu ấy đều là những thứ giả tạo, do lừa dối hoặc do sự áp đặt quyền lực
mà có.
Nếu
vậy thì có phải ông Dũng quá tài giỏi khi lừa dối, qua mặt cả tập thể
Vinalines; lừa dối, qua mặt cả cấp trên của mình; lừa dối, qua mặt cả các tổ chức
chính trị, đoàn thể khác; lừa dối, qua mặt cả Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài
chính, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước… để có được những danh hiệu hảo
huyền ấy và từ những danh hiệu đó mà lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải lấy làm cơ
sở cho việc đề bạt, điều động, bổ nhiệm ông Dũng vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải?
Hoặc
là vì cả nể nhau, sợ bị trù dập, hay chấp nhận cảnh “sống chung với lũ” mà những
người biết sai phạm của ông Dũng nhưng không dám nói thẳng, không dám đấu tranh
chống tiêu cực.
Hoặc
những người biết sai phạm của ông Dũng nhưng không nói lên sự thật bởi lẽ chính
họ cũng có lợi trong việc im lặng dẫn đến năm nào ông Dũng cũng được đánh giá
là hoàn thành rất tốt nhiệm vụ.
Ở
một khía cạnh khác, việc ông Dũng hoàn thành rất tốt công việc hằng năm không
loại trừ có sự "độ lượng" từ... cấp trên.
Trong
khi đó, Vinalines làm ăn thua lỗ triền miên, phải được Bộ Tài chính cho phép giảm
khấu hao, chênh lệch tỷ giá được phân bổ giãn ra, là điền kiện để ông Dũng cùng
các bị cáo khác báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan có thẩm quyền là có lãi
nhưng thực chất thì các năm đều làm ăn bị thua lỗ.
Mặt
khác, nội bộ Vinalines có mâu thuẫn, mất đoàn kết trầm trọng nhưng ông Dũng vẫn
được đánh giá hàng năm là rất tốt nên được đề bạt, điều động, bổ nhiệm vào những
chức vụ cao trong cơ quan Đảng cũng như Nhà nước.
Trên
đây là những bình luận, phân tích bước đầu của chúng tôi hậu phiên tòa hình sự
sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Chí Dũng cùng đồng phạm. Xử lý nghiêm đối với tội
phạm tham nhũng cũng như tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là một hướng
đi đúng theo quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Tuy
nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu cội nguồn, nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến
sai phạm để có những giải pháp phù hợp trong công cuộc phòng, chống tham nhũng
mà toàn thể dân tộc Việt Nam đang mong đợi.
Bản
thân người viết cho rằng công tác cán bộ, công tác quản lý vốn nhà nước, công
tác thi đua, khen thưởng là những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết trong công
cuộc phòng, chống tham nhũng bên cạnh những hình phạt thích đáng cho những ai
xem thường pháp luật, vì đồng tiền, vì tư lợi bất chính mà quên đi những trọng
trách cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Nếu
chúng ta không tìm ra được những nguyên nhân cốt lõi, những khuyết tật đích thực
để giải quyết thì cho dù mức án cao nhất là hình phạt tử hình cũng chỉ giải quyết
được hiện tượng chứ bản chất của vấn đề vẫn không bị thay đổi.
Theo Một Thế Giới
Dương
Tự Trọng đã chọn con đường nguy hiểm nhất
24/01/2014
09:00
Việt Nam đã có 18 khu
kinh tế được quy hoạch
Thứ
sáu, 24/01/2014 08:30
Sức ép đè nặng lên Thủ
tướng Thái Lan
Thứ
năm, 23/01/2014 08:26
Suy thoái kinh tế, lộ
diện những mảng tối tội phạm
10:16:00
24/01/2014
Ukraine và Thái Lan:
Đừng để “già néo đứt dây”
09:29:00
24/01/2014
Thứ
Sáu, 24/01/2014 - 10:17
Trung
Quốc ôm mộng lập căn cứ quân sự trên mặt trăng
Thứ
Sáu, 24/01/2014 - 10:57
Báo
Nga: Trung Quốc chớ nên "già néo đứt dây"
24/01/2014
07:14
Tái
định cư “ma”
24/01/2014
11:45
Tập
tục truyền kiếp cần loại bỏ: Cưới vợ để... "Trả nợ hồi môn"
Bangkok
thực thi tình trạng khẩn cấp
Thứ
Sáu 10:29 24/01/2014
Cần
phải chú trọng cả phòng và chống tham nhũng
Thứ
Năm 21:54 23/01/2014
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Cựu phó chủ tịch ACB sắp
về Việt Nam theo triệu tập
Thứ năm, 23/1/2014
17:36 GMT+7
Chiều
nay, luật sư của ông Phạm Trung Cang (nguyên Phó chủ tịch ngân hàng ACB) cho
biết ông Cang đã đặt được vé máy bay tại Mỹ. Ngày 25/1 ông sẽ có mặt tại Việt
Nam để làm việc theo triệu tập của cơ quan điều tra và VKSND tối cao.
Trao
đổi với VnExpress, luật sư Nguyễn Minh Tâm (bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho ông Cang) cho hay, ngày 19 và 20/1 Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công
an) và VKSND Tối cao đã yêu cầu ông Cang tới làm việc để làm rõ nghi vấn cố ý
làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng trong thời gian ông làm phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB.
Trong
hai ngày 20 và 21/1, ông Cang đã thông qua luật sư gửi đến hai cơ quan tố tụng
trên bản giải trình về việc vắng mặt tại Việt Nam. Ông cho biết đang ở Mỹ thăm
người thân, cam kết sẽ về Việt Nam làm việc theo yêu cầu.
Luật
sư Tâm cho biết, ông Cang giải thích việc xuất cảnh sang Mỹ là hợp pháp. Do
không mua được máy bay về Việt Nam nên không thể có mặt theo lệnh triệu tập.
Chiều
nay, luật sư được ông Cang thông báo đã có vé và sẽ có mặt tại Việt Nam vào
25/1.
Trong
vụ bê bối ngân hàng liên quan bầu Kiên và nhiều lãnh đạo của ACB, ngày 3/1, sau
hơn nửa tháng được VKSND Tối cao chuyển cáo trạng, TAND Hà Nội đã trả hồ sơ,
yêu cầu làm rõ sự liên quan của ông Cang.
Ngày
20/1, VKSND Tối cao đã phục hồi điều tra với ông Cang về hành vi cố ý làm trái
các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước
đó, ông Cang được cơ quan điều tra đình chỉ khởi tố bị can vì cho rằng
không phải chịu trách nhiệm về hậu quả chủ trương ủy thác gửi hơn 718 tỷ đồng
bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Lệnh cấm xuất cảnh với ông Cang sau đó được
gỡ bỏ.
Lường
Toán
Bắt quả tang ổ cờ bạc trong quán cà
phê
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bat-qua-tang-o-co-bac-trong-quan-ca-phe-2944350.html
Thứ năm, 23/1/2014 21:34 GMT+7
Trong giờ nghỉ, nhiều
công chức, nhân viên công ty kéo đến sát phạt tại quán cà phê và bị cảnh sát
phát hiện, thu giữ cả trăm triệu đồng.
Ngày
23/1, công an quận Bình Thạnh, (TP HCM) tạm giữ 22 người có liên quan để sàng
lọc, điều tra về hành vi Đánh bạc và Tổ chức cờ bạc.
Trước
đó, vào chiều 22/1, nhiều trinh sát bất ngờ ập vào quán cà phê Viễn Xưa trên
đường Nguyễn Duy (phường 3, quận Bình Thạnh) bắt quả tang 4 sòng bạc đang sát
phạt bằng các trò như đá cá ngựa, đánh bài tây thắng thua bằng tiền...
Tại
hiện trường, cảnh sát thu giữ gần 100 triệu đồng, 14 xe máy, 4 bộ xí ngầu, bài
tây và nhiều vật dụng khác phục vụ việc đánh bạc.
Chủ
quán cà phê Nguyễn Hữu Dũng (53 tuổi, ngụ tỉnh Đăk Lắk) khai nhận tổ chức
đánh bạc để câu khách đến uống nước và ăn trưa.
Theo
một cán bộ công an, phần đông các con bạc là công chức, nhân viên các công ty
đóng trên địa bàn.
Cơ
quan chức năng đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Nhật Vy
Bán người ra nước ngoài,
lãnh 7 năm tù
23/01/2014 12:05 (GMT + 7)
TTO - Sáng 23-1, TAND tỉnh Nghệ An
mở phiên tòa xét xử hai bị cáo Vi Thị Hoàn (28 tuổi, trú bản Cai, xã Cam Lâm,
huyện Con Cuông, Nghệ An) và Lô Thị Mơ (28 tuổi, trú bản Diềm, xã Châu Khê,
huyện Con Cuông, Nghệ An) về tội “mua bán người”.
>>
Bán
người
Tòa
tuyên phạt Hoàn - người chủ mưu 7 năm tù giam. Bị cáo Mơ, đồng phạm với Hoàn 4
năm tù giam.
Theo
cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An, khoảng tháng 6-2013, Hoàn vào bản Diềm, xã
Châu Khê, huyện Con Cuông để tìm người đưa sang Trung Quốc bán cho Vi Thị Mợ
(chị gái của Hoàn, hiện lấy chồng, sinh sống bên Trung Quốc). Giá mà Mợ trả cho
Hoàn khi đưa một người sang Trung Quốc là 5 triệu đồng, trả cho gia đình có
người đi là 40 triệu đồng.
Tại
bản Diềm, Hoàn đã làm quen với Mơ và thông qua Mơ để tìm người bán sang Trung
Quốc. Sau khi tìm được Lô Thị Ngọc (35 tuổi), Lô Thị Thu (33 tuổi), Hà Thị Thủy
(29 tuổi) đều trú bản Khe Nà, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Mơ đã liên lạc với
Hoàn để bán ba người.
Ngày
3-7-2013, Hoàn đưa Ngọc, Thu, Thủy đến bến đò thuộc thành phố Móng Cái (Quảng
Ninh), sát biên giới Trung Quốc bán thì bị lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh
Nghệ An và Bộ đội biên phòng Móng Cái phối hợp bắt giữ. Khi biết chuyện, Mơ đã
ra đầu thú, khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình.
Riêng
Vi Thị Mợ hiện không ở địa phương, công an Nghệ An đang tiếp tục điều tra xác
minh và xử lý sau.
Nữ bị can chết khi
tạm giam: Gia đình khiếu nại
23/01/2014 09:14 (GMT + 7)
TT - Ông Trần Ngọc Long và bà Nguyễn
Thị Thanh Liễu là cha mẹ của chị Trần Thị Hải Yến (sinh năm 1982, quê ở xã An
Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) vừa có đơn khiếu nại về các quyết định của Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên liên quan đến cái chết của chị Yến.
Theo
đó, ngày 11-12-2013 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên có thông báo
về việc không khởi tố hình sự việc chị Yến chết trong nhà tạm giữ Công an huyện
Tuy An chiều 7-10-2013. Theo thông báo trên: “Lúc 17g30 ngày 7-10, khi đang bị
tạm giam trong buồng giam 3A khu A nhà tạm giữ Công an huyện Tuy An, Trần Thị
Hải Yến đã dùng áo sơmi màu trắng dài tay quấn lại thành sợi dây buộc vào cánh
cửa buồng giam treo cổ tự tử. Kết quả giám định pháp y của Trung tâm Pháp y Phú
Yên kết luận nguyên nhân Trần Thị Hải Yến chết là do ngạt cơ học”. Công an Phú
Yên xác định không có hành vi phạm tội trong cái chết của chị Yến nên đã quyết
định không khởi tố vụ án hình sự.
Sau
khi nhận được thông báo trên, ông Long, bà Liễu đã có đơn khiếu nại gửi Cơ quan
cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên không thống nhất với nội dung thông báo
trên. Ngày 3-1, đại tá Nguyễn Nhất Tâm - phó giám đốc Công an Phú Yên, thủ
trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Phú Yên - ký quyết định giải quyết
khiếu nại, nêu rõ: giữ nguyên bản kết luận điều tra về cái chết của chị Yến và
quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Phú Yên. Không đồng ý, ông Long, bà Liễu tiếp tục có đơn khiếu nại gửi lãnh đạo
Bộ Công an, Viện KSND tối cao, Ban Nội chính trung ương và các cơ quan tố tụng
ở tỉnh Phú Yên.
Theo
cha mẹ chị Yến, đến ngày 22-1 họ chưa nhận được kết luận giám định pháp y, kết
luận điều tra cái chết cũng như quyết định về không khởi tố vụ án liên quan đến
cái chết của chị Yến. “Khi tham gia cùng đoàn khám nghiệm tử thi Yến, con rể
tôi là Phan Trường Sơn đã yêu cầu ghi rõ là “có vết bầm trên mặt bên trái và
bên phải, một vết bầm trên trán, vết bầm ở môi trên và môi dưới, phía sau đỉnh
đầu có một vết sưng to nhô lên, cửa mình có ra máu, đôi bàn chân có vết trầy
xước và bầm”. Đoàn khám nghiệm đã thống nhất ghi các dấu vết trên và cùng ký
vào biên bản. Tuy nhiên, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên chỉ nói
chung chung là Yến chết do ngạt cơ học vì treo cổ tự tử mà không nói rõ nguyên
nhân nào, cơ chế nào dẫn đến các vết thương trên người con tôi như khi khám
nghiệm thi thể đã thấy rõ. Liệu những vết thương này có dẫn đến chết người hay
không?” - ông Long bức xúc.
Chiều
22-1, trao đổi với Tuổi Trẻ,
đại tá Nguyễn Nhất Tâm cho biết: “Xác định của cơ quan điều tra là cô Yến chết
do ngạt cơ học, đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cô ấy. Qua
điều tra thì thấy không có ai tác động, đầu độc hay bức tử cô Yến, xác định
không có tội phạm nên không khởi tố vụ án hình sự”. Khi được hỏi vì sao không
thông báo hoặc giải thích cho gia đình chị Yến biết nguyên nhân trên người chị
có những vết thương như khi khám nghiệm tử thi, ông Tâm nói: “Vì gia đình cô
Yến không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng Cơ quan
cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên nên những nội dung này sẽ được Viện KSND
tỉnh Phú Yên trả lời”.
Như
tin đã đưa, tối 3-3-2012 sau khi cãi vã với gia đình chị Yến, ông N.T.D., hàng
xóm với gia đình chị Yến, bị thương ở phần đầu, được giám định tỉ lệ thương tật
12% (2% vĩnh viễn). Chị Yến bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy An
xác định là người đã ném viên gạch gây ra vết thương cho ông D. và bị bắt tạm
giam ngày 15-1-2013. Ngày 19-3-2013, TAND huyện Tuy An tuyên phạt chị Yến 30
tháng tù. Ngày 1-7, TAND tỉnh Phú Yên xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm để
điều tra lại vì cho rằng quá trình điều tra cấp sơ thẩm có nhiều sai sót. Đầu
giờ chiều 7-10, cơ quan điều tra tống đạt quyết định gia hạn tạm giam 2 tháng
đối với chị Yến, đến hơn 17g cùng ngày thì phát hiện chị treo cổ trong nhà tạm
giữ.
Cài mìn chống đoàn cưỡng
chế
24/01/2014 03:20
Ngày 23.1, Cơ quan CSĐT - Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk
Nông đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam
Hoàng Nghĩa Hùng (41 tuổi, trú tổ 7, P.Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa về hành vi
“chống người thi hành công vụ”.
Trước
đó, biết căn nhà xây dựng không phép của mình sẽ bị cưỡng chế, Hùng đã mua 189
gr thuốc nổ, 2 kíp nổ, 6 cục pin, 1 cuộn dây điện dài hơn 100 m... rồi chế tạo
một quả mìn để kích nổ khi đoàn kiểm tra đến. Rất may là đoàn cưỡng chế đã phát
hiện quả mìn và điều công binh tháo gỡ.
Phan
Bá
Chiếm đoạt hơn 171.000 cổ
phiếu
24/01/2014 03:15
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
(PC46), Công an TP.HCM, vừa phát lệnh truy nã đối với Nguyễn Anh Huy (ảnh - 42
tuổi, ngụ Bình Dương) trên phạm vi toàn quốc do liên quan đến việc chiếm đoạt
171.722 cổ phiếu trị giá hơn 6,6 tỉ đồng.
Theo
thông tin từ cơ quan công an, ông B.V.D (ngụ Đồng Nai) và bà V.T.M (ngụ Bình
Dương) đã đăng ký mua được 171.722 cổ phiếu NNC của Công ty cổ phần đá Núi Nhỏ
khi công ty này chào bán cổ phiếu ra công chúng. Tháng 6.2010, họ đã nhờ Nguyễn
Anh Huy (nhân viên phụ trách chứng khoán của một công ty kinh doanh vật liệu
xây dựng ở Bình Dương) làm thủ tục lưu ký và sở hữu cổ phiếu NNC.
Số
cổ phiếu của 2 người này đã được Huy mở tài khoản tại một công ty chứng khoán
để lưu ký. Cuối năm 2010, Huy đã lập ký giả hồ sơ mở tài khoản, giấy ủy quyền
giao dịch của 2 người này để bán số cổ phiếu trên, rút tiền chiếm đoạt.
Đến
ngày 23.6.2011, cơ quan công an phát hiện Huy bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan
CSĐT - Công an TP.HCM đề nghị ai phát hiện Huy ở đâu báo ngay cho Đội 9 (PC46),
Công an TP.HCM qua số ĐT: 08.38623638.
Đàm
Huy
Đồ chơi độc hại “bao vây” trường học
Thứ sáu, 24/01/2014, 02:38 (GMT+7)
Mới
đây, 6 học sinh tại một trường tiểu học ở tỉnh Đăk Nông phải nhập viện vì một
loại đồ chơi phát nổ. Trước đó, cả nước từng xảy ra hàng trăm vụ học sinh bị
nhiễm độc hóa chất, tổn thương mắt hoặc dị ứng da vì sử dụng các loại đồ chơi
độc hại. Trong khi đó, quy định về kiểm tra, thu hồi các loại đồ chơi độc hại
hiện nay còn hết sức lỏng lẻo.
“Nhà trường chỉ bám đuôi!”
Theo
Th.S Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên, Sở GD-ĐT TPHCM,
trách nhiệm kiểm tra, quản lý đồ chơi bày bán trong khuôn viên trường học thuộc
về ban giám hiệu nhà trường. “Nếu để xảy ra sự cố làm tổn hại sức khỏe học
sinh, hiệu trưởng là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm”, ông Huy cho biết.
Nhận thức được điều đó, bà Phan Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trương
Quyền (quận 3) cho biết, định kỳ mỗi tuần một lần, nhà trường đều cử cán bộ
công đoàn xuống căntin kiểm tra, giám sát chất lượng các loại đồ chơi bày bán.
“Ngay cả các thành viên ban giám hiệu cũng thường xuyên xuống kiểm tra, nếu
phát hiện có đồ chơi độc hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe học sinh sẽ lập
tức nhắc nhở, yêu cầu chủ căntin ngưng bán các loại đồ chơi đó” - bà Yến cho
biết.
Tuy
nhiên, thực tế vẫn xảy ra nhiều trường hợp phụ huynh đến trường, phát hiện
nhiều loại đồ chơi độc hại bày bán ngay trong khuôn viên trường. Mới đây nhất
là vụ hạt trương nở - một loại hạt nhỏ xíu bằng đầu cây tăm khi ngâm trong nước
sẽ nở to thành viên bi được học sinh phản ảnh bán trong căntin Trường THCS Hà
Huy Tập (quận Bình Thạnh). Đây là loại đồ chơi đã được cơ quan y tế cảnh báo là
nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nếu để lọt vào đường hô hấp sẽ dẫn tới tắc khí quản,
lọt vào ruột khi gặp nước nở to dẫn tới tắc thành ruột. Ngay khi có phản ảnh
của phụ huynh, nhà trường đã yêu cầu chủ căntin không tiếp tục bán loại đồ chơi
này.
Hiệu
trưởng (xin được giấu tên) một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh bày tỏ: “Hiện
nay chưa có danh mục tổng hợp các loại đồ chơi độc hại công bố rộng rãi cho các
trường nên việc kiểm tra, quản lý mang tính cảm giác là chủ yếu. Dù nhà trường
kiên quyết không cho lưu hành các loại đồ chơi độc hại nhưng thực tế nhiều khi
chính bản thân cán bộ xuống kiểm tra cũng không biết món đồ chơi có độc hại hay
không”. Đa số trường hợp nhà trường chỉ biết là độc hại sau khi có phản ảnh của
báo chí hoặc phụ huynh, nhưng lúc đó đã có không ít học sinh mua rồi. Do đó,
việc chấn chỉnh, nhắc nhở nếu có chỉ mang tính chữa cháy, bám đuôi là chính,
chưa thể có giải pháp căn cơ.
Khó quản “chợ đồ chơi” trước cổng trường
Chiều
20-1, có mặt trước cổng Trường Mầm non Bé Ngoan (quận 1), ghi nhận cho thấy có
một xe bán bóng hơi, loại đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc đã được Trung tâm Kỹ
thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 khuyến cáo là độc hại, thiếu an toàn cho
trẻ nhỏ. Chủ của xe bán đồ chơi là một người đàn ông tên Minh, dáng người thấp,
đậm người. Ông này cho biết mỗi chiều thường đạp xe vòng quanh các cổng trường
mẫu giáo để bán bóng hơi. Mỗi ngày bán được từ 10 - 20 quả bóng, giá dao động
từ 12.000 - 15.000 đồng/quả, tùy thuộc vào trả giá của phụ huynh. Mặc dù xe đồ
chơi của ông còn bày thêm nhiều món nữa nhưng học sinh chỉ thích bóng hơi vì
màu sắc đẹp, nhiều kích cỡ, đa phần đều rất nhẹ, có gai dễ cầm.
Tương
tự, trước cổng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (quận Tân Bình) cũng có một cửa
hàng tạp hóa bán đủ loại đồ chơi. Vào mỗi giờ tan học, từng nhóm học sinh nối
đuôi nhau vào đây tìm mua hình xăm đủ các thể loại. Giá mỗi miếng hình xăm dao
động từ 3.000 - 5.000 đồng. Học sinh nữ thì có các hình hoa hồng, bươm bướm;
học sinh nam thì có súng ống, đại bàng, đầu lâu… M.N., học sinh lớp 4 trường
này cho biết: “Màu sắc và kiểu dáng các loại hình xăm ở đây rất phong phú.
Thích hình gì, tụi em chỉ mất chưa đầy 2 giây xé miếng keo trong bên ngoài, dán
hình đó lên cơ thể. Vài bữa không thích hình đó nữa thì xóa đi, dán hình khác
lên người”. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ, chất
lượng các loại mực in trên đó thì chủ cửa hàng không đưa ra được câu trả lời.
Ngoài
ra, thị trường đồ chơi cho học sinh mầm non và tiểu học hiện nay còn có nhiều
món “độc” đến không ngờ. Minh Quân, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Nhật Tảo
(quận 10) cho biết, thỉnh thoảng trước cổng trường có một người đàn ông đi xe
máy bán “bột cây thông Noel”. Đây là một loại dung dịch màu trắng không rõ là
hóa chất gì, khi tưới lên tấm bìa cạc tông cắt sẵn hình cây thông, để ngoài
không khí chừng 10 phút sẽ nở to thành cây thông Noel trắng xóa, đụng vào dễ vỡ
như tuyết, hạt nhỏ li ti. Giá mỗi bịch hóa chất này chưa đến 4.000 đồng nên thu
hút rất nhiều học sinh. Ngoài ra còn có các loại kẹo sôcôla, kẹo vitamin đựng
trong các hộp đồ chơi bằng nhựa hình súng ống, thanh kiếm, cá vàng… với giá
siêu rẻ từ 5.000 - 7.000 đồng/hộp.
Th.S
Trần Khắc Huy cho biết, từ năm 2010, Sở GD-ĐT đã ký liên tịch với Công an TPHCM
về tăng cường công tác kiểm tra an ninh, trật tự trước cổng trường. Dù địa
phương nào cũng có đội dân phòng hỗ trợ điều tiết, bảo đảm trật tự, an ninh
trước cổng trường nhưng do lực lượng còn khá mỏng, chưa thể túc trực thường
xuyên ở tất cả cổng trường vào giờ tan học. Khi có phát hiện đồ chơi độc hại,
lực lượng này chỉ có thể nhắc nhở chứ chưa có thẩm quyền xử lý. Vì vậy, quản lý
chất lượng các loại đồ chơi bày bán trước cổng trường vẫn là bài toán nan giải.
THU
TÂM
Cảnh báo tình trạng lừa đảo qua điện thoại
Thứ sáu, 24/01/2014, 01:54 (GMT+7)
(SGGP).-
Ngày 23-1, Tập đoàn VNPT đã phát ra cảnh báo việc từ tháng 9-2013 trở lại đây,
bắt đầu ở Hải Phòng và sau đó đến Hà Nội, TPHCM, Vũng Tàu, Trà Vinh, An Giang,
Long An, Cần Thơ..., nhiều thuê bao điện thoại cố định và di động của VNPT bị
kẻ xấu gọi đến quấy rối, lừa đảo, thậm chí uy hiếp nhằm trục lợi, chiếm đoạt từ
người bị hại.
Theo
đó, kịch bản kẻ xấu đem ra sử dụng ở các địa phương khác nhau đều chung bài:
giả danh nhà mạng nhắc nợ cước với số tiền lên tới 8 - 9 triệu đồng, rồi dẫn dụ
thuê bao bấm tiếp các phím số 0, 9, 113... và đe dọa nếu không nộp ngay (trong
vòng 2 giờ) sẽ chuyển sang bên an ninh để điều tra, xử lý. Tương tự, kẻ xấu
cũng giả mạo ngân hàng nhắc nợ vay lên tới hàng chục triệu đồng, giả mạo công
an khuyến cáo người có tiền gửi ngân hàng gửi sang tài khoản của chúng để được
bảo vệ; thậm chí có trường hợp còn đe dọa đang giữ người thân (bắt cóc), ép
mang tiền vàng đến giao nộp thì chúng mới thả người. Chính vì vậy, VNPT khuyến
cáo, các thuê bao cần hết sức cảnh giác, không mắc lừa kẻ xấu khi nhận được các
cuộc gọi đến có dấu hiệu quấy rối, mạo danh nhà mạng hoặc công an và ép buộc, đe
dọa..., không làm theo chúng dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại.
Qua
kiểm tra, bước đầu phát hiện những cuộc gọi trên đều có liên quan đến các tổng
đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP, do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao
và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện.
TRẦN
BÌNH
Mâu thuẫn mua bán xăng dầu, xiết
tài sản con nợ
(PL)- Ngày 23-1, Công an quận 2,
TP.HCM cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản để làm rõ vai
trò của những người có liên quan trong vụ một nhóm người đến Công ty A. (phường
Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) đòi nợ không được nên xiết tài sản.
Theo Công an quận 2, trước đó bà HTL
(ngụ quận 2) đã đến Công an phường Thạnh Mỹ Lợi trình báo việc bà bị cưỡng đoạt
tài sản. Bà L. cho biết khoảng 16 giờ 30 chiều 6-1, khi bà đang ở trụ sở Công
ty Xăng dầu A., nằm trên địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi thì bà ĐTH cùng với tám
người đàn ông đến công ty để đòi nợ bà L. Tại đây, nhóm người phía bên bà H. đã
đòi bà L. số tiền nợ 1,2 tỉ đồng nhưng bà L. không có tiền trả. Vì không đòi
được tiền nên bà H. đã cùng với người của mình lấy của bà L. hai máy tính xách
tay cùng 4 triệu đồng.
Sau
khi tiếp nhận đơn trình báo, Công an quận 2 đã mời cả hai bên đến để làm việc.
Theo thông tin ban đầu, trước khi xảy ra vụ việc xiết nợ, giữa bà L. và bà H.
có thỏa thuận mua bán xăng dầu với nhau, bà H. đã đưa trước cho bà L. 1,2 tỉ
đồng. Tuy nhiên, việc mua bán không thành nên bà H. đòi lại tiền. Do không đòi
được tiền nên ngày 6-1 bà H. đã đến công ty bà L. gây ra sự việc trên.
Công
an quận 2 cho biết sau khi xem xét nhiều yếu tố, phía công an quận đã tiến hành
cho hai bên hòa giải. Tuy nhiên, nhiều lần hòa giải không được, do đó Công an
quận 2 đã ra quyết định khởi tố vụ án để làm rõ hành vi của những người có liên
quan.
H.TUYẾT
Bắt đối tượng làm giả giấy phép lái
xe
(PL)- Công an thị xã Dĩ An (Bình
Dương) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Hạnh
(quê An Giang; tạm trú Đồng Nai) về hành vi làm giả hồ sơ và giấy phép lái xe
(GPLX).
Trước
đó, Hạnh bị bắt khi đang trên đường đi tiêu thụ 12 GPLX giả do chính Hạnh đặt
một đối tượng (chưa rõ thân nhân, lai lịch) làm.
Trước
đó, Hạnh đã nhờ người này làm GPLX hạng C cho mình với giá 700.000 đồng mà
không cần thi. Khi đối tượng làm giả GPLX nói sẽ chi hoa hồng cho Hạnh nếu Hạnh
tìm được người có nhu cầu mua GPLX giả, Hạnh đã nhận lời. Sau khi nhận tiền,
ảnh và những giấy tờ liên quan của người có nhu cầu, Hạnh gặp đối tượng trên để
đặt làm giấy. Sau khi nhận 12 GPLX giả, trên đường đi “giao hàng” thì Hạnh bị
công an bắt giữ.
Qua
giám định, công an xác định 12 GPLX trên là giả nên đã ra quyết định khởi tố
Hạnh, đồng thời truy bắt đối tượng làm giả những GPLX trên.
N.ĐỨC
Bị "treo lương"
ròng rã hơn 3 năm, hàng chục nhân viên lâm vào cảnh khốn cùng
Thứ Năm, 23/01/2014 -
07:40
(Dân
trí) - "Hơn 3 năm bị "treo" lương, nhiều người ốm đau không có
tiền chạy chữa, nhiều gia đình ban lãnh đạo đã phải thế chấp hoặc gán nhà để
trả nợ, duy trì hoạt động của công ty, có nhân viên do quẫn bách dẫn đến vi
phạm pháp luật và đã phải đi tù”
Nhân
viên sống không lương hơn 3 năm
Suốt
nhiều ngày nay, trong khi người người đang chuẩn bị kết thúc công việc để lo
đón Tết thì hàng chục nhân viên của Công Ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển Khu kinh
tế Hải Hà (Công ty Hải Hà) tại Quảng Ninh đang rơi vào cảnh khốn khổ vì bị nợ
lương.
Theo
ông Nguyễn Toàn Thắng, nhân viên của Công ty Hải Hà, người đại diện viết đơn
kêu cứu đến các cơ quan chức năng, có 28 nhân viên của công ty bị nợ lương.
“Tính đến thời điểm hiện tại, 28 người chúng tôi đã bị nợ lương hơn 40 tháng.
Tất cả đều đang rất khó khăn và sắp rơi vào tình trạng khánh kiệt”, ông Thắng
nói.
Ông Thắng cũng cho hay, Công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Khu Kinh tế Hải Hà được thành lập tháng 3 năm 2007, với
cam kết góp vốn của các Tập đoàn, Ngân hàng, Tổng công ty nhà nước, thực hiện
nhiệm vụ “Đầu tư xây dựng và kinh, doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp - Cảng
biển Hải Hà” thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Sau
7 năm hoạt động,hiện nay còn 3 cổ đông là 3 Doanh nghiệp nhà nước gồm: Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy), Tập
đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Sông Đà, trong đó Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giữ vai trò là cổ đông chi phối và là đầu mối để
báo cáo với chính phủ.
Với
đặc điểm là Doanh nghiệp được thành lập theo Dự án và là Công ty cổ phần 100%
vốn nhà nước (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Sông Đà đã góp
vốn 5,1 triệu USD (khoảng 81 tỷ đồng) để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự
án, nhưng số tiền này đang bị một Công ty TNHH một thành viên thuộc Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chiếm dụng).
Sau
khi vụ việc ở Vinashin bị khởi tố và nhiều lãnh đạo của Vinashin phải hầu tòa
và lãnh án. Tháng 7/2010, thực hiện Quyết định 926/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Công
ty được chuyển giao sang Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline) nhưng một
thời gian sau Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã báo cáo Chính phủ về việc không
có khả năng thực hiện tiếp nhận Dự án và công ty lại trở về với chủ cũ.
Trong
thời gian này, người lao động của công ty bị nợ tiền lương, không được
tiền đóng bảo hiểm và các chế độ có liên quan khác.
Sau
nhiều lần người lao động kiến nghị, ngày 11/7/2011, Phó chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Văn Trọng Lý đã ký thông báo “Thông báo số 165/TB/VPCP của Văn phòng
Chính phủ để triển khai thông báo kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải
tại cuộc họp Chính Phủ về việc thực hiện Quyết định 926/QĐ - TTg”, trong
đó có nêu trách nhiệm của Tập đoàn Công nghiêp tàu thủy Việt Nam: Là đơn vị có
trách nhiệm giải quyết các vấn đề tồn tại của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Khu Kinh tế Hải Hà.
Tới ngày 4/1/2012, Đại hội Cổ
đông và Hội đồng quản trị Công ty mới tổ chức họp phiên bất thường và ra Nghị
quyết số 01/-ĐHCĐ ngày 5/1/ 2012, trong đó có nội dung “ Kiện toàn tổ chức, bộ
máy, giải quyết các vấn đề tồn đọng, trả nợ lương , bảo hiểm , chế độ cho người
lao động ...”. Nhưng tất cả hành động chỉ nằm trên mặt giấy và cán bộ công ty
này đều “tiến thoái lưỡng nan”.
Phải
chờ đến bao giờ ?
Ông
Đào Xuân Trường, chủ tịch Công Đoàn kiêm Bí thư chi bộ công ty bày tỏ: “ Công
ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu Kinh tế Hải Hà, hình thức tên có chữ “cổ
phần” nhưng lại là 100% vốn nhà nước, thuộc đối tượng tái cơ cấu theo sự chỉ
đạo của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Người
lao động Công ty thuộc các đối tượng được áp dụng giải quyết các chế độ theo
quy định như các Doanh nghiêp nhà nước khác. Nhưng Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam (Cổ đông chi phối và là Đơn vị chủ quản trực tiếp để đưa Công ty
vào diện giải quyết, là Cổ đông có đơn vị trực thuộc đang chiếm dụng toàn bộ
vốn góp ban đầu của Công ty) lại chưa có ý kiến, chủ trương điều hành cụ thể rõ
ràng để thu xếp tài chính, chỉ đạo vận dụng chính sách hay đề nghị xin ý kiến
chỉ đạo cụ thể của Chính phủ nhằm có cơ chế tháo gỡ để giải quyết các bức xúc
đối với các khoản nợ đọng kéo dài về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ có liên
quan cho người lao động.
Vấn
đề nợ lương, nợ bảo hiểm đã tồn tại trong suốt 4 năm nay (từ khi Công ty
thực hiện Quyết định 926/QĐ-TTg, của Thủ Chính phủ cho đến nay) mà không
hề được giải quyết tích cực mặc dù chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị HĐQT Công
ty và Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
Theo ông Trường cho biết thêm sự trì
trệ này đã đẩy người lao động đến bước cùng cực, các chế độ không có nên họ
cũng không thể xin việc sang công ty mới làm việc được. “Nhiều người ốm đau
không có tiền chạy chữa lại không có bảo hiểm y tế, nhiều gia đình ban lãnh đạo
đã phải thế chấp hoặc gán nhà để trả nợ, duy trì hoạt động của công ty, có nhân
viên do quẫn bách dẫn đến vi phạm pháp luật và đã phải đi tù”, ông Trường cho
biết.
Mới
đây Bộ GTVT có công văn số 14060/BGTVT-QLDN gửi Tổng công ty công nghiệp
tàu thủy về việc phản ánh, kiến nghị của công đoàn và tập thể người lao động
Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà sau khi Văn phòng chính phủ có
công văn 10532/VPCP-VI chỉ đạo Bộ GTVT xử lý kiến nghị của người lao động.
Theo
ông Nguyễn Toàn Thắng, đại diện những nhân viên bị nợ lương, đến bây giờ họ vẫn
chưa nhận được động thái nào tích cực từ Tổng công ty công nghiệp tàu
thủy.
“Công
ty không có văn phòng làm việc vì không có tiền để trả tiền nhà. Bây giờ Tết
gần đến rồi mà anh em không có tiền lương, tiền thưởng, mà phải đến 4 cái Tết
rồi không có gì”. Ông Thắng buồn rầu nói.
Chiều
ngày 21/1, Ban lãnh đạo của Công ty Hải Hà đã có cuộc họp với HĐQT của Tổng
công ty công nghiệp Tàu Thủy để tiếp tục kiến nghị về việc giải quyết nợ lương
và các chế độ cho cán bộ nhân viên.
Phía
ban lãnh đạo của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy cho hay sẽ yêu cầu các cổ
đông báo cáo, khi nào có kinh phí mới giải quyết được vấn đề nợ lương của 28
nhân viên.
Trong
cuộc họp, phía Công ty Hải Hà đưa ra kiến nghị nếu không có tiền trả thì cho
các nhân viên nghỉ việc. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí nên cũng chưa thể cho
cán bộ, nhân viên nghỉ việc vì không có tiền để thanh toán lương nợ và chế độ
bảo hiểm.
Trong
khi chờ đợi phía Ban giám đốc của Tổng Công ty Công Nghiệp Tàu Thủy có phương
hướng giải quyết những cán bộ nhân viên của Công ty Hải Hà vẫn phải sống leo lắt
trong khi Tết nguyên đán đã cận kề.
Anh
Thế - Hoành Sơn
Chấn động: Gã choai 17 tuổi giết mẹ
lấy tiền chơi games
http://dantri.com.vn/phap-luat/chan-dong-ga-choai-17-tuoi-giet-me-lay-tien-choi-games-830880.htm
Thứ Năm, 23/01/2014 - 08:42
Nông Văn Công bàn với
hai người bạn của mình rồi chúng cùng nhau ra tay sát hại mẹ dã man, sau đó lấy
tiền đi chơi games.
Thông
tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hà Giang
cho biết, vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng có hành vi giết người,
cướp tài sản xảy ra vào tối 16-1-2014 tại thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành
phố Hà Giang.
Ba
đối tượng bị bắt gồm: Nông Văn Công, sinh năm 1997, trú tại thôn Bản Tùy, xã
Ngọc Đường; Giàng Chẩn Quân, sinh năm 1998, trú tại thôn Đoàn Kết, xã Ngọc
Đường cả 2 đều là học sinh lớp 9 trường THCS Ngọc Hà, thành phố Hà Giang; Lù
Đức Vinh, sinh năm 1997, trú tại Tổ 9, phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) có
hành vi giết người, cướp tài sản. Ngoài ra, đối tượng Nguyễn Văn Hoàng, sinh
năm 1997, tên thường gọi là Cò bay, trú tại Tổ 9, phường Quang Trung, thành phố
Hà Giang, bị bắt về hành vi không tố giác tội phạm.
Nạn
nhân là bà Lưu Thị Linh, sinh năm 1968, trú tại thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường
(thành phố Hà Giang) – là mẹ đẻ của Nông Văn Công.
Bước
đầu các đối tượng khai nhận: biết chỗ mẹ giấu tiền, khoảng 20 giờ ngày
16-1-2014, Công bàn với Quân và Vinh giết mẹ để lấy tiền chơi game, sau khi nạn
nhân tắt thở, 3 đối tượng đã lấy đi 2,8 triệu đồng và 1 sợi dây chuyền bạc.
Xong việc, chúng thông báo cho Nguyễn Văn Hoàng biết và cùng nhau thản nhiên đi
chơi games.
Vụ
việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Theo Song Linh
An ninh thủ đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét