CÀNG “ĐỊNH
HƯỚNG” CÀNG “CHỆCH ĐƯỜNG”
Phạm
Trần
Đảng
Cộng sản Việt Nam (CSVN) từ Trung ương xuống Cơ sở đã bị “tê liệt thần kinh ” bởi
hai vi khuẩn “kiên định” và “định hướng”
nên đất nước và người dân càng ngày càng
lạc hậu, chậm tiến mà Đảng là “lực cản”
thì cứ “ì ra” trước nguy cơ Bắc thuộc thêm
lần nữa.
Trước
hết là chuyện tiếp tục kiện định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã phá sản để hão huyền xây dựng đất nước “qúa độ lên xã hội chủ nghĩa”.
Ai cũng biết thế giới Cộng sản không còn từ khi Liên
bang Xô viết chính thức tan rã năm 1991, tiếp theo sau hàng loạt các chính phủ
Cộng sản Đông Âu bị nhân dân nổi lên lật đổ. Ngay tại nước Nga, nơi ra đời của Đế quốc Cộng sản để lãnh đạo một nửa Thế giới được ngụy
danh là “khối các nước Xã hội Chủ nghĩa”, sau 70 năm thống trị, cũng đã phải đầu
hàng trước sức mạnh vùng lên đạp đổ bạo quyền của người dân trong cuộc cách mạng
không đổ máu năm 1990.
Bây giờ cả thế giới chỉ còn lại 4 nước Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba tiếp
tục ôm lấy Chủ nghĩa vô sản Mác-Lênin làm kim chỉ nam hành động, theo nhu cầu
và điều kiện riêng của mỗi nước.
Riêng Trung Cộng, từ khi Lãnh
tụ tối cao Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) lên nắm quyền
lãnh đạo Trung Hoa từ trong bóng tối năm 1975, đã từ bỏ chủ trương của các Chính
phủ tiền nhiệm thời Mao Trạch Đông để mở cửa cho Trung Hoa
nhìn ra nước ngòai và mời Doanh nhân các
nước Tư bản vào làm ăn để xây dựng đất nước.
Nhưng ông Đặng không làm kinh tế “hà khắc” theo Chủ nghĩa
Mác-Lênin mà chủ trương một nước Trung Hoa phồn thịnh dựa vào “chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc “ .
Không có sách vở hay tài liệu nào giải thích tường tận về thế nào
là “đặc sắc Trung Quốc” , nhưng Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch
Dân (Jiang Zemin) khi cầm quyền từ ngày 24 tháng 6 năm 1989 (đến ngày 15 tháng 11 năm 2002), đã làm sáng tỏ
chính sách mới của giai cấp lãnh đạo hậu
Mao là làm theo chủ thuyết ba Đại diện: “Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên
tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân
Trung Quốc.”
Chính sách vươn lên, hay còn được gọi là “chỗi dậy” của Trung
Quốc khổng lồ có trên 1 tỷ dân đã được Tổng Bí thư đảng kiêm Chủ tịch Nhà nước
Hồ Cẩm Đào, người thay thế Giang Trạch Dân và sau đó, từ năm 2012, đến phiên Tổng
Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp tục khai phóng tòan diện trên tất cả
mọi lĩnh vực trọng yếu gồm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, ngọai
giao và quốc phòng để đưa Trung Hoa lên hàng cường quốc kinh tế, chỉ đứng sau
Hoa Kỳ và đang canh tân hóa quốc phòng để cạnh tranh với Nhật Bản ở Á Châu.
Trong khi đó thì hai nước Cộng sản nhỏ Bắc Triều Tiên và Cuba
còn tiếp tục chính sách độc tài một đảng cầm quyền vì sợ mở cửa cho Tư bản vào
làm ăn sẽ mất quyền lãnh đạo. Họ chỉ tồn tại nhờ phần lớn vào sự giúp đỡ tài
chính và đầu tư của Trung Cộng, Nga và viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.
Riêng Việt Nam Cộng sản thì đã có cơ hội “thóat Cộng” từ năm
1990, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng)
Đỗ Mười đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng khi ăn
phải bùa cùng chung bảo vệ “ ý thức hệ Cộng
sản” của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân tại Hội nghị bí mật ở Thành Đô (Tứ
Xuyên) năm 1990.
Trong 2 ngày Hội nghị 03/09 – 04/09 (1990), phái đòan Việt Nam
còn có Cố vấn Phạm Văn Đồng tham dự, đã
hoang tưởng sa vào cạm bẫy để thỏa mãn theo yêu cầu và quyền lợi của Trung Quốc ở chiến trường Cao Miên và ở Việt
Nam để được nối lại bang giao với Bắc Kinh, sau thời gian hai nước gián đọan từ cuộc chiến tranh biên giới năm
1979.
Sau Hội nghị Thành Đô, hai nước không công bố bất cứ tin tức
nào nhưng sau khi quân Việt Nam rút khỏi Cao Miên năm 1989 thì nước này đã “nằm
gọn” vào tay Trung Quốc và sự lệ thuộc kinh tế và chính trị của Ai Lao vào Bắc
Kinh sau đó cũng đã khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc bao vây ở biên giới phía
Tây.
Riêng đối với Việt Nam thì những nhượng bộ về biên giới, vịnh
Bắc bộ, dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên và sự có mặt của các Doanh nghiệp
Trung Quốc trong 90% dự án kinh tế cũng đã qúa đủ để trả lời câu hỏi: Tại sao
lãnh đạo Việt Nam đã bị kiểm soát bởi Bắc Kinh.
Vì vậy,
không có gì để ngạc nhiên khi thấy “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được chấp thuận tại Đại hội đảng Khóa VII năm 1991
đưa ông Đỗ Mừơi thay Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã viết bằng giọng điệu hồ hởi:
“ Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là
tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng,
tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát
triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục.... Hiện
tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một
chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa
tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải
quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc
đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản....”
Quan điểm chật hẹp và đầy hoang đường của đảng CSVN còn nói thêm rằng:”Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay
của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau
cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc
gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức,
nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo
quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã
hội.”
Giờ đây, 24 năm sau Hội nghị Thành Đô mà lối suy
luận mơ màng “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” vẫn còn được lập lại trong kỳ Đại hội đảng XI
năm 2011 khi Cương lĩnh 1991 được “bổ sung, phát triển”.
Thái độ
không thực tế và không chịu nhìn vào sự thật là thế giới ở Thế kỷ 21 không còn
là thời kỳ “đồng đá” mà là thời đại của
điện tử với mọi việc có thể thay đổi từng giây nên Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam
cứ tiếp tục ngủ quên trong giấc mơ hư ảo để
“qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” mà vẫn chưa biết “cửa thiên đàng” ở đâu,
sau khi đã “qúa độ” từ thập niên 60 !
ĐỊNH HƯỚNG
ĐI ĐÂU ?
Thảm trạng
không dám “thoát Cộng” rồi bây giờ không
dám “thoát Trung” sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 tự do đến ngày 02/05 (2014)
rồi thanh thản ra đi khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07 (2014) đã cho ta thấy
rõ cái não trạng sợ hãi và ươn hèn của đảng CSVN đối với nhiệm vụ bảo quyền lợi
của dân và của nước bi thiết đến nhường bao ?
Một thái
độ “im hơi lặng tiếng” đến lạnh người
của đảng và nhà nước CSVN từ sau khi gìan khoan HD 981 rút về phía nam
đảo Hải Nam (Trung Cộng) dường như đã phản ảnh sự hài lòng tự mãn của lãnh đạo
vừa ra khỏi cơn ác mộng.
Cũng từ
khi gìan khoan rút đi, không còn thấy Việt Nam bắn tiếng “đã chuẩn bị sẵn hồ sơ
đấu tranh pháp lý” với Trung Quốc nữa.
Phản ứng
về HD 981 rút lui đến sớm nhất từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại pohiên họp của
Chuính pohủ ngày 16/07/2014.
Bản tin
của Chính phủ viết : “ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu
tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng
hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không
tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam.”
Trong khi
đó, tại cuộc họp báo thường lệ ngày 24/07/2014 khi được hỏi: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan có khiến Việt Nam từ bỏ việc kiện
Trung Quốc không? Việt Nam có theo dõi tiếp hành động của Trung Quốc ở Biển
Đông?”
Người phát
ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam, Lê Hải Bình, đáp : “ Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình bằng biện pháp hòa bình. Hiện
cơ quan chức năng Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động các bên liên quan ở
Biển Đông.”
Phản ứng của các chuyên viên Việt
Nam và nước ngòai trên các diễn đàn, kể cả tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển
Đông tại Đại học Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn trong hai ngày 25 và 26/07/2014, đã
khuyên Chính phủ Việt Nam nên nghĩ đến việc sử dụng luật pháp Quốc tế và Luật
biển Liên Hiệp Quốc năm 1982 để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án Quốc tế,
sau khi các giải pháp ngoại giao với Trung Cộng không đem lại kết qủa.
Cho đến khi HD 981 rút đi, Việt Nam
đã chủ động ít nhất 30 cuộc tiếp xúc với các cấp liên hệ của Trung Cộng nhưng thất bại, vậy mà
Chính phủ Việt Nam vẫn không dám kiện thì phải có lý do tại sao họ sợ.
Lá bài tẩy của Trung Cộng có trong
tay nhiều hay ít thì phải hỏi các nguyên Tổng Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và đương
kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Họ là nhóm 6 người biết rõ mọi việc,
không ai khác, hiểu rất rõ hai chữ “đại cục” là “những chuyện lớn” của hai nước
Việt-Trung đã được thảo luận ở Thành Đô năm 1990 mà nguyên Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch từng cảnh
báo :”Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm
đã bắt đầu.”
Đây là hậu qủa nhãn tiền của Hội nghị Thành Đô khi các ông Nguyễn Văn
Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã bằng lòng với “lý tưởng tương đồng”, hay
“cùng chung bảo vệ lý tưởng Cộng sản” để đẩy đất nước và dân tộc vào ổ khoá
của Bắc Kinh từ đó đến nay mà vẫn chưa
“tởn tóc gáy” với những phản bội của Trung Cộng ở chiến tranh biên giới 1979,
cuộc chiến Trường Sa năm 1988 và đe dọa mất Biển Đông năm 2014.
Cũng với chiều hướng bị động này là
chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Khác với nền kinh tế làm theo “chủ nghĩa đặc sắc
Trung Quốc” của Bắc Kinh, kinh tế Việt Nam “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
đích thực là nền kinh tế làm theo chủ
nghĩa Tư Bản mà đảng CSVN không dám thừa nhận.
Sở dĩ nền kinh tế “giở giăng giở đèn” này của Việt
Nam chưa được Hoa Kỳ và nhiều nước tư bản khác nhìn nhận là “nền kinh tế thị
trường” để được hưởng các quyền lợi thuế quan khi xuất khẩu vì đảng CSVN chưa
từ bỏ quyền “chủ qủan” nền kinh tế và dành cho Doanh nghiệp Nhà nước nhiều đặc quyền và điều kiện kinh tế, tài chính,
thuế khóa, thuê mướn mặt bằng hơn các công ty nước ngòai.
Chính sách đối xử của Nhà nước giữa các công ty nước
ngòai, đặc biệt với các doanh nghiệp không phải của Trung Quốc
cũng có nhiều chênh lệch, bất công.
Ngoài ra quyền của người lao động cũng không được
bảo đàm trong nhiều lĩnh vực từ lương bổng đến điều kiện làm việc và nghiệp
đòan đều do Nhà nước qủan lý qua Tổng Công đòan Lao động Việt Nam.
Vì vậy, tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (Nghị quyết số
21-NQ/TW) ngày 14/07/2014, các diễn gỉa đã kết luận:”Chất lượng thể chế kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới mạnh mẽ
sang kinh tế thị trường, chưa trở thành động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia; nhận thức về phạm trù, nội hàm của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là định hướng XHCN còn chưa đủ rõ;
chưa có đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã
hội theo cơ chế thị trường; môi trường kinh doanh, vẫn chưa thực sự đảm bảo
cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thành phần kinh tế; việc
gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp còn gặp nhiều
rào cản, chi phí gia nhập thị trường còn lớn; công tác quản lý, điều hành giá
còn lúng túng, bất cập.”
Bản tin của Cổng thông tin Chính phủ viết tiếp: “ Nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện
hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực
sự tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp; dứt khoát thực hiện giá cả
theo thị trường, tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá, đi liền với đó
là thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người nghèo, người yếu thế trong xã
hội; từng bước thoát khỏi tư duy bao cấp trong xây dựng và thực thi thể chế
kinh tế…”
“Phát biểu kết luận cuộc
họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, báo
cáo sơ kết phải bám sát nghị quyết để đánh giá những mặt được, những mặt chưa
được, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra mục tiêu, giải pháp theo tinh thần cái nào
còn phù hợp tiếp tục khẳng định; mặt nào cần bổ sung, phải tiếp tục bổ sung.”
Ông Dũng nói : “Những gì làm
chưa tốt phải chỉ đích danh, cụ thể, phải điểm mặt những gì chưa làm được theo
nguyên tắc thị trường; những gì phải sửa, để thực sự là thị trường, thực sự là
minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh, nhất là vấn đề về giá, nếu chưa thực hiện
theo thị trường phải tiến tới thực hiện giá thị trường; việc phân bổ nguồn lực
cũng phải phân bổ theo nguyên tắc thị trường; đã là kinh tế thị trường phải vận
hành đầy đủ theo quy luật thị trường.”
Như vậy đã hai năm rõ mười về tính “mơ hồ” và “đi trên mây trên
gió” của những cái đầu Lãnh đạo CSCVN đối với những con vi khuẩn độc hại vê
“kiên định” và “định hướng” chưa, hay còn phải thảo luận tiếp tại Hội nghị
Trung ương 10 sắp tới và sau đó tại Đại hội đảng XII năm 2016 thì may ra “đảng ta” mới “sáng mắt sáng lòng” ?
Phạm Trần
(07/014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét