CHUYÊN GIA NGUYỄN MẠNH HÙNG CẢNH BÁO: CHIẾN
TRANH VỚI TRUNG QUỐC ĐANG CHỜ VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
Lời người viết: Cường độ xung khích bằng lời nói
giữa Việt Nam, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ với quyết tâm bành trướng lãnh thổ mau
chóng của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã gia tăng
hiểm họa chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Lý
do vì Trung Quốc đã đặt Hoa Kỳ vá các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
ở Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Phi Luật Tân, vào “tình trạng đã rồi” qua việc
họ tấp nập ngày đêm tân tạo các bãi đá ngầm thành đảo có phòng tuyến quân sự ở
khu vực Trường Sa. Trung Quốc còn dự tính thiết lập mạng lưới “nhận diện phòng
không” để kiểm soát không lưu ở Biển Đông, sau khi dựng 2 ngọn Hải Đăng ở Gạc
Ma và Châu Viên.
Việc
làm của Trung Quốc không chỉ nhằm chặn
đường tiến của Việt Nam ra Biển Đông mà còn đe dọa an ninh hàng hải huyết mạch
của Thế giới.
Vậy
Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền ?
Theo
quan điểm của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang
giao Quốc tế của Đại học George Mason thì “không
ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh
với TQ”.
Trong
cuộc Phỏng vấn riêng với chúng tôi (Phạm Trần), Giáo sư Hùng, một Học gỉa không thường trú của Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế nổi tiếng ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS,
Center for Strategic&International Studies) còn thảo luận về mối quan hệ
tay ba phức tạp trước tình hình Biển Đông giữa Việt Nam-Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Cuộc
Phỏng vấn này được đài Truyền hình SBTN
phát sóng trên toàn Bắc Mỹ vào lúc 11:00 PM tối Thứ Sáu, 29/05/2015, giờ miền
Đông Hoa Kỳ, hay 8:00 PM giờ California.
Sau
đây là toàn văn cuộc Phỏng vấn:
BIỂN ĐÔNG CĂNG THẲNG
Hỏi: Thưa Giáo sư, là Nhà nghiên cứu, ông thấy sự
gia tăng cường độ hiềm khích giữa Việt Nam và Trung Quốc về tình hình Biển Đông
trong thời gian gần đây như thế nào ?
Đáp: Rất căng thẳng và khó chịu, khởi đầu bằng việc Trung Quốc tuyên bố đường
lưỡi bò năm 2009 đòi chủ quyển trên 80 phần 100 Biển Đông, và cao điểm là việc
họ đem dàn khoang khổng lồ HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền
kinh tế của VN mùa Hè năm ngoái (từ ngày 02/05 đến 15/07/2014) dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống các
cơ sở thương mại của Trung Quốc tại Việt Nam.
Gần đây, họ gấp rút
lấp biển, biến các đá ngầm thành các đảo nhân tạo có tiềm năng quân sự,
tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát của TQ trong một vùng quan yếu tại
Biển Đông và chặn đường tiến của VN ra biển. Có người gọi việc làm này của
TQ là việc xây dựng một “trường thành trên biển.”
Hỏi:Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam
nói với Quốc hội rằng họ rất bất bình trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo
trên 7 bãi đá mà họ chiếm được của Việt Nam trong khu vực Trường Sa năm 1988, và đề nghị Chính
phủ có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Theo ông thì Việt
Nam có thể làm được gì vào lúc này ?
Đáp: TQ biến các đá chìm thành đảo là việc đã rồi, không ai, kể cả Mỹ,
có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ.
Riêng đối với Việt Nam,
việc cần làm là cố giữ các đảo đã có, làm áp lực để TQ ngưng xây thêm, và
ngăn cản không cho TQ độc quyền kiểm soát, tuần tra, và khai thác trong
vùng biển tranh chấp.
Tất cà những việc này,
Việt Nam không thể làm một mình có hiệu quả, mà cần có thêm sự phối hợp với các
nước ASEAN có cùng quyền lợi, nhất là sự trơ giúp của các nước lớn như Mỹ, Nhật,
Ấn. v.v…
Hỏi: Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius nói
rằng chiến lược bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông của Bắc Kinh trong thời gian gần
đây đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội xích lại gần nhau hơn, tiêu biểu là Bộ
trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton (Ash) Carter sẽ thăm Việt Nam nay mai và sẽ có tới
5 Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN sẽ thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Tôi
biết Giáo sư là người theo dõi các biến chuyển này rất chặt chẽ, vậy ông đánh
giá các chuyến thăm cao cấp của hai nước
Việt-Mỹ như thế nào và liệu Bắc Kinh có quan tâm không ?
Đáp:
Các
nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thường kêu gọi
hai bên phải xây dựng niềm tin chiến lược. Những hoạt đông mà ông vừa kể
là cốt để gia tăng niềm tin ấy, đặt căn bản cho sự hợp tác quốc phòng chặt
chẽ hơn giữa hai nước.
Chuyến thăm của Bộ trưởng
Quốc Phòng Mỹ sau hội nghị Đối thoại Sanghri-La (tại Tân Gia Ba từ ngày 29 đến
31/5/2015), và của một phái đoàn các nhà
lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Thượng Viện Mỹ trước khi họ đi Sanghri-La chắc
chắn là để chuẩn bị cho nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong chuyến thăm Mỹ
sắp tới của Tổng Bí Thư (Nguyễn Phú)Trọng.
Tiến trình
này chắc chắn buộc TQ phải quan tâm.
(Chú thích:
Trước khi đến dự Hội nghị
Sanghri-La, Phái đòan Nghị sỹ Cộng hòa John McCain (Arizona), Chủ tịch Ủy ban
Quân viện Thượng nghị Viện và thành viên cao cấp của Ủy ban, Nghị sỹ Dân chủ Jack Reed (Rhode Island) và 2 Nghĩ sỹ Cộng Hòa Joni Earnst (Iowa)
và Dan Sullivan (Alska) đã gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà
Nội ngày 27/5/2015.
Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV,Voice of
Vietnam,) viết tại cuộc họp này: “Thượng Nghị sỹ John McCain và Đoàn bày
tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không
ở khu vực nói chung và những diễn biến gần đây ở Biển Đông nói riêng; khẳng
định ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên
cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển năm 1982.”
Về phía ông Trọng, VOV cho biết: “ Về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư khẳng
định lập trường kiên định của Việt Nam bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
trước hết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc,
luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng
xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở
biển Đông (COC); phản đối mọi hành vi coi thường luật pháp quốc tế, phá vỡ hiện
trạng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.”
DOC
hay Declaration of Conduct là Thoả hiệp không có tính ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang (Kampuchia) năm 2002. Trung Quốc đã công khai vi
phạn để dành phần thắng về cho mình ở Biển Đông. Và từ năm 2012, ASEAN và Trung
Quốc đã họp nhiều lần để thảo luận đi đến ký kết Thỏa hiệp COC (Code of
Conduct) có ràng buộc pháp lý, nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt. Nhưng Trung
Quốc đã tìm mọi lý do để trì hõan, kể cả thi hành mánh khoé gây chia rẽ trong nội
bộ ASEAN và lập luận rằng tranh chấp trên Biển Đông là chuyện riêng giữa Trung
Quốc với các nước có tranh chấp mà không liên hệ đến cả tập thể 10 nước ASEAN,
hay các nước ngoài khu vực, ám chỉ Hoa Kỳ.
CHIẾN
TRANH-NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Hỏi:Thưa
Giáo sư, phần trên ông có nói đến tình hình "căng thẳng rất khó chịu" do những họat động xây dựng đảo của
Trung Quốc ở Biển Đông và vị thế khó xử của Việt Nam và Hoa Kỳ, vậy ông có lo
ngại sẽ xẩy một cuộc chiến tranh không ?"
Đáp: “Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây cất một cách gấp
rút ở cách bờ biển TQ 600 hải lý (trên
1,000 cây số), nằm giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á, và Nam
Dương. Hoa Kỳ quan tâm đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự
trên các đảo nhân tạo ở đây sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng của Trung Quốc kiểm soát và chế ngự một
tuyến giao thông quan trọng ngay giữa Biển Đông, đe dọa trầm trọng tư do hang hải
và quyền lợi của Mỹ.
Hơn nữa, theo luật quốc tế, không nước nào có chủ quyền trên đá
chìm khi thủy triều lên, nếu chúng nằm ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Những đảo nhân tạo mà TQ đang xây nằm rất xa ngoài vùng đặc quyền kinh tế của
TQ. Khi biến đá ngầm thành đảo, TQ đã thay đổi nguyên trạng một cách trầm trọng,
áp đặt chủ quyền và nới rộng vùng kiểm soát của mình trên vùng biển tranh chấp.
Nếu không bị chặn lại, TQ có thể dần dần biến toàn thể vùng biển ở trong khu vực
đương lưỡi bò thành vùng biển của riêng mình.
Vì thế, Mỹ phản ứng bằng cách nêu rõ quan tâm của mình với TQ
trong chuyến thăm TQ của Ngoại trương John Kerry, đồng thời cho phi cơ tuần
thám hải quân P-8A Poseidon bay qua đảo nhân tạo của TQ, bất kể cảnh báo của
TQ, để chứng tỏ Mỹ không công nhận chủ quyền của TQ trên những đảo ấy. Mặt
khác, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn tuyên bố Mỹ dự tính gửi tầu hải quân đi sâu
vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo để xác định lập trường của mình.
Trước thái độ ấy, TQ đã chính thức đưa văn thư phản đối đòi Mỹ phải
tôn trọng chủ quyền của TQ và tránh những hành động “khiêu khich.” Ngoại trương
TQ Vương Nghị còn xác quyết “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và vẹn toàn
lãnh thổ của TQ vững như đá và không thể lay chuyển.”
Hai lập trường đối nghịch này khi còn trong trạng thái các tuyên bố
và cảnh báo cũng đủ gây căng thẳng, nhưng nếu được thực hiên bằng hành động nó
sẽ tạo ra thế đối đầu quân sự ở trên không cũng như trên biển với rất nhiều rủi
ro đi quá đà và dẫn đến xung đột. Chính vì thê mà Cựu Phó Giám Đốc Trung Ương
Tinh Báo Mỹ, ông Mike Morell, cho rằng tình trạng đôi đầu này rất nguy hiểm và
có thể dẫn đến chiến tranh Trung-Mỹ trong tương lai.
Hỏi: Cũng nhân tiện nói về các cuộc
thăm nhau hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi muốn biết sự thẩm định của Giáo
sư về chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên đến
Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng có thể nào được coi
như “một canh bạc ngọai giao và an ninh
chính trị” của đảng CSVN, sau khi ông Trọng đã gặp Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí
thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 4 vừa qua hay không ?
Đáp:
Chuyến thăm Mỹ sắp tới
của Tổng Bí Thư Đảng CSVN có tính cách lịch sử vì đây là lần đầu tiên một TBT ĐCSVN,
công du Mỹ. Nó càng có tính cách lịch sử
hơn nếu ông Trọng được ông Obama tiếp như lời nói úp mở của Thứ Trưởng Ngoại
Giao Mỹ hôm 19/5 tại Hà Nội rằng “TT Obama mong được tiếp TBT Trọng” ở
Washington, DC, vì đây sẽ là lần đầu tiên người lãnh đạo quốc gia Mỹ tiếp người
lãnh đạo một đảng cùa nước nhỏ, một biệt lệ trong nghi lễ ngoại giao của Mỹ.
Trong bối cảnh hiện nay
tại Biển Đông và những cuộc viếng thăm Việt Nam dồn dập của các nhà lãnh đạo quốc
phòng Mỹ --cả hành pháp lẫn lập pháp-- chuyến đi của ông Trọng sẽ bị coi là một thất
bại nếu ông không tạo được bước tiến quyết liệt trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ.
Nếu ông thành công, thì
việc mà Việt Nam rất mong muốn là chuyến công du Việt Nam của TT Obama cuối năm
nay sẽ dễ thành sự thật.
TPP
VÀ NHÂN QUYỀN-CÔNG ĐÒAN
Hỏi: Thưa Giáo sư, như ông biết là 12
nước, kể cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đang cố
gắng kết thúc đàm phán về Hiệp ước
Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), nhưng có một
số Dân biểu và Nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ
cho biết họ chưa sẵn sàng bỏ phiếu tán
thành chừng nào Việt Nam còn tiếp tục đàn áp phi pháp người dân, chưa thả tù
chính trị và chưa đồng ý cho phép công nhân được thành lập nghiệp đòan để bảo vệ
quyền lợi.
Ông
có nghĩ rằng Hiệp ước TPP đang gặp những
khó khăn chính trị khó vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam không ?
Đáp: Tình trạng nhân quyền ở VN là một nguyên nhân chống đối, nhưng nguyên
nhân ấy không quan trọng bằng quyền lơi kinh tế của nghiệp đoàn lao động,
một nguồn phiếu và tài chính quan trọng của các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ.
TPP không phải chỉ
là một vấn đề thuần kinh tế mà nó có tầm quan trọng chiến lược lơn đối với
Mỹ. Thất bại trong việc hoàn tất hiệp ước TPP sẽ là một thất bại của nước Mỹ
trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ở Á
châu-Thái binh dương với hậu quả biến Mỹ thành một cường quốc hạng hai ở một
khu vực có tầm quan trọng kinh tế và chiến lược bậc nhất thế giơi hiện nay và
trong tương lai.
Tôi nghĩ rằng cuối
cùng các chính trị gia Mỹ dù thiển cận, ích kỷ, và chịu áp lực cùa nhóm lơi ích
đến đâu cũng nhận ra đâu là quyền lợi quốc gia quan trọng của nước Mỹ mà bỏ phiếu thông qua
thủ tục phê chuẩn nhanh TPA (Trade Promotion Authority) và hiệp ước TPP.
Hỏi: Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi với Giáo sư
là vào tháng 9 tới đây, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Hoa Kỳ,
vậy ông kỳ vọng gì về chuyến đi này trong bối cảnh Hoa Kỳ
đã công khai khó chịu trước kế họach trang
bị quân sự mới và bành trướng Quốc phòng của Bắc Kinh ở Á Châu và Thái Bình
Dương ?
Đáp: Nếu không có biến cố gì làm chuyến đi bị hủy hay trì hoãn, TQ sẽ tìm
cách xoa dịu và ru ngủ Mỹ và hai bên sẽ tìm cách đạt được môt số thỏa
thuận trong khung cảnh xây dựng một “quan hệ đại cường kiểu mới.”
Quốc
hội CSVN sẽ họp phiên đặc biệt vào ngày 5/6/2015 để nghe Chính phủ tường trình
về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, nếu chỉ nói để cho Quốc hội nghe mà không có
thảo luận và không công khai thì có họp cũng như không.
Chuyện
họp kín về tình hình Biển Đông đã xẩy ra
vài lần tại Quốc hội trong qúa khứ, cũng như chuyện Quốc hội không dám
đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc khi
nước này đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam tháng 5/2014 đã gây bất bình trong số đông Đại biểu
Quốc hội và người dân.
Vậy
liệu người dân có nên kỳ vọng gì vào
phiên họp ngày 5/6 sắp tới của Quốc hội hay cứ tiếp tục cắn răng mà nghe Bộ Trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng
: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo
nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến
ai …Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép
trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của
chúng tôi” ?
(Trích
phát biểu ngày 08/03/1015 tại Bắc Kinh)
VÀO
CUỘC BẰNG NƯỚC BỌT
Chính
phủ CSVN đã không có “ăn miếng trả miếng” với tuyên bố của Vương Nghị mà để cho
một số báo và cá nhân lên tiếng chống lại quan điểm tiếm nhận chủ quyền trắng
trợn của họ Vương.
Mãi
cho đến chiều ngày 27/5/ (2015), trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, mới
thấy Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn lên tiếng xác nhận:
“ Hiện nay Trung Quốc đang công khai và
ráo riết triển khai các hoạt động lấn biển, thi công các công trình với quy mô
rất lớn trên tất cả các cấu trúc mà Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp ở
Trường Sa của Việt Nam.”
Theo ông Tuấn : “ Đặc biệt hiện nay các hoạt động này diễn ra nhiều tại 5 địa điểm, cụ
thể là Gaven khoảng 15 héc-ta, Gạc Ma khoảng 13,2 héc-ta, Châu Viên khoảng 24
héc-ta; Huy Gơ khoảng 9,2 héc-ta và lớn nhất là chữ Thập khoảng 180 héc-ta.
“Tất
cả các đoàn đi Trường Sa thì đều phát hiện điều đó. Ba cấu trúc mà Trung Quốc
xây dựng thành đảo là Gaven, Huy Gơ và GạcMa. Hiện nay hầu hết ở các điểm đó
hầu hết họ tạo các luồng lạch để cho tàu đi vào.
Ở
một số đảo họ xây công trình cao tầng, thí dụ như ở Huy Gơ và Gạc Ma có công
trình cao bảy, tám tầng. Ngoài ra, họ xây dựng các công trình cao như đèn biển
hoặc trung tâm hướng dẫn bay”.
Những tiết lộ của ông Tuấn không mới vì
đã được một số báo chuyên về Quốc phòng của nước ngoài tiết lộ rồi.
Có khác chăng là Bộ Thông tin và Truyền
thông Việt Nam đã vào cuộc lên án việc làm của Trung Quốc mà đảng và nhà nước
CSVN từ lâu vẫn ca ngợi “vừa là đồng chí
vừa là anh em” , hay “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt” !
Thứ trưởng Tuấn nói : “Các hành vi xâm lấn trái phép biển đảo của
Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã diễn ra trong nhiều năm nay. Thứ
trưởng Trương Minh Tuấn khắng định: “Việc làm của Trung Quốc là bất chấp phản
ứng của ta và cộng đồng quốc tế.
Có
thể nói tình hình Biển Đông chưa có xảy ra đụng độ, nhưng việc làm đó là một
bước đi chiến lược của Trung Quốc để nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò,
không loại trừ khống chế và kiểm soát toàn bộ phía Nam của Biển Đông. Thí dụ
như vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá và cũng không loại trừ trường hợp họ
tuyên bố vùng nhận dạng phòng không”.
(Trích báo Giáo dục Việt Nam,
27/05/2015)
Vậy
Việt Nam sẽ làm gì để lấy lại niềm tin trong dân và sự tin cậy của các nước
trong khu vực hay Hà Nội cứ tiếp tục “nói cho qua cầu” với hy vọng áp lực của
Quốc tế sẽ ngăn chận các bước đi tiếp theo của Bắc Kinh ?
Nên
biết Trung Cộng đã chiếm Hòang Sa của Việt Nam từ năm 1974 và đánh chiếm 8 bãi
đã ỡ Trường Sa từ năm 1988 mà đảng CSVN chưa làm gì để chiếm lại hay ít ra ngăn chận Trung
Cộng không thể biến bãi thành đảo như đang diễn ra ở vùng Trường Sa.
Vì
lãnh đạo Việt Nam đã không làm gì cả nên biển đảo Việt Nam cứ mất dần vào tay Trung Quốc như ai
cũng đã thấy .
Bằng
chứng, như chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh giác về việc Trung Quốc hình thành các đảo nhân tạo “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình
thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ, mà Thứ trưởng Trương
Minh Tuấn vẫn cứ đề nghị hoang tưởng: “Trong
thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền
về chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020, tuyên truyền về mô hình phát triển
kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển.”
Ông nói : “ Tôi rất mong các cơ quan báo chí có những tin bài sắc bén, có lý lẽ và
thuyết phục để đấu tranh với Trung Quốc trước những hoạt động lấn biển vi phạm
DOC và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”. (trích báo Giáo dục Việt
Nam, 27/05/2015)
Đề
nghị của ông Tuấn sẽ như khua trống thùng rỗng chỉ đủ nghe cho Bộ Thông tin và Truyền Thông
và Ban Tuyên giáo đảng. Nhà nước “bành trướng và bá quyền” Bắc Kinh ở cách xa thủ đô Hà Nội tới 2,322 cây số, và
phải mất 4 giờ bay thẳng mới tới nơi thì làm sao Lãnh tụ Tập Cận Bình nghe thấu
?
Rõ là chuyện chỉ biết “nói cho xong chuyện” mà quên rằng kẻ
thù đã đến sau lưng. -/-
Phạm
Trần
(05/015)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét