Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 11 năm 2015
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
·
Hạ Mai: Nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay (viet-studies
27-11-15) -- Bài cực kỳ công phu và xuất sắc. Viet-studies rất vinh hạnh được
tác giả ủy thác cho đăng bài này ◄◄◄◄◄◄
·
QH
nói gì việc ông Tập Cận Bình phát biểu tại Singapore? (VNN 27-11-15) -- Ông Nguyễn Hạnh Phúc tra
lời thế này: "chuyện ông ấy sang Singapore phát biểu chỉ là ở cấp độ viện
nghiên cứu. Còn giữa TQ với ta là các chuyến thăm cấp cao, trong đó có cả việc
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm TQ". "Cấp độ viện nghiên
cứu" thì không kể?
·
Chính
phủ bảo lãnh khoản nợ hơn 21 tỷ USD (VnEx
27-11-15) Việt
Nam ký vay gần 31 tỉ đô la Mỹ trong 5 năm(TBKTSG 26-11-15)
·
'Sao'
báo cáo cũ trình Quốc hội: Thêm sự thật giật mình (ĐV 27-11-15) -- Ai đã từng viết báo cáo mà
không biết "thủ thuật" này thòi mới là lạ!
·
Wall Street Journal cho rằng Mỹ đã thất
hứa với Việt Nam về vấn đề catfish: A Catfish Trade
Ambush (WSJ
26-11-15)◄ U.S.
runs new rule over catfish suppliers, giving Vietnam time to comply (Reuters
26-11-15)
·
Tin mừng cho các quan chức Việt Nam tham
nhũng:Vietnam
passes law abolishing death penalty for 7 crimes (AP 27-11-15) Thoát
án tử nếu nộp lại 3/4 tài sản tham ô (NĐT 27-11-15)
·
Tại sao phải ăn thức ăn Việt Nam ở
Honolulu: Why You Must Eat Vietnamese Food in
Honolulu (Bloomberg
25-11-15)◄
·
Trò chiến tranh tâm lý của Kissinger: Henry Kissinger’s Neverending
Psychological Warfare (In These
Times 23-11-15)
·
Tâm lý khách hàng khi đứng đợi: What
really drives you crazy about waiting in line (it actually isn’t the wait at
all)(WP 27-11-15)
·
Bài mới
·
Bài được đọc nhiều
- See more at:
http://nghiencuuquocte.net/#sthash.vo1ZVtpI.dpuf
Tin Trong Nước
Lê
Hồng Lĩnh tổng hợp
·
Ứng
phó với một Trung Quốc biến động
·
Bản lên tiếng của các tổ chức
xã hội chính trị VN về vụ án và phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn.
Thông tin mỗi ngày
·
Dan Luan
·
Đinh Tấn Lực
·
Đoan Trang
·
Huỳnh Ngọc Chênh
·
JB Nguyễn Hữu Vinh
·
Jonathan London
·
Nghiên cứu Quốc tế
·
Nguyễn Tường Thụy
·
GS
Nguyễn Văn Tuấn
·
Người Buôn Gió
·
Nguyễn
Xuân Diện
·
Nhát
sỹ Tô Hải
·
R F I
·
TTX VA
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Mang roi điện đến quán cà
phê bán
Thứ
bảy, 28/11/2015 | 00:00 GMT+7
Đến quán cà phê ở trung tâm Sài Gòn
giao cây roi điện khách vừa đặt mua qua mạng, Tuấn bị cảnh sát ập vào bắt giữ.
Nguyễn Anh Tuấn (26
tuổi) đến quán cà phê trên đường Trần Bình Trọng (phường 1, quận 5) chiều
25/11. Khi anh ta vừa lấy roi điện và một số công cụ hỗ trợ giao cho khách hàng
thì Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP HCM phối hợp
trinh sát hình sự ập vào bắt giữ.
Kiểm tra nơi ở của
Tuấn, cảnh sát thu giữ nhiều roi điện, bình xịt hơi cay, súng điện, dao
găm các loại. Nam thanh niên khai đã mua các hung khí của những đường dây bán
công cụ hỗ trợ trên mạng, sau đó rao bán lại trên mạng xã hội, zalo...
Trước đó vài ngày,
Công an TP HCM cũng bắt Phạm Trung Hiếu (32 tuổi) khi đang bán công cụ hỗ trợ,
thu nhiều dao bấm, còng số 8, súng điện, roi điện.
Cả hai bị điều tra về
hành vi buôn bán vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Quốc Thắng
Công an TP HCM khó bắt kẻ
móc túi du khách vì có 'tay trong'
Thứ
sáu, 27/11/2015 | 15:46 GMT+7
Khi triệt phá các băng móc túi người
nước ngoài, cảnh sát hình sự TP HCM phát hiện một số bảo vệ dân phố đã liên kết
với tội phạm, giám sát ngược lại công an.
Ngày 27/11, tại hội
nghị Giao ban lực lượng cảnh sát Hình sự, đại tá Lê Ngọc Phương - Trưởng Phòng
cảnh sát Hình sự (PC45) Công an TP HCM - cho biết, nhức nhối nhất tại TP HCM
hiện nay là tội phạm móc túi người nước ngoài ở khu vực trung tâm. Dù tài sản
mất mát không lớn nhưng có ngày bọn chúng gây ra hơn chục vụ. Điều này khiến
lãnh sự quán các nước rất phàn nàn.
"Quá trình phá
án chúng tôi phát hiện những tên này có tay trong là những bảo vệ dân phố, giám
sát ngược lại công an. Khi trinh sát quận hay phường có mặt đều bị phát hiện,
báo cho chúng, khiến công tác khám phá vô cùng khó khăn", đại tá Phương
chia sẻ.
Để giải quyết, cảnh
sát phải nhờ đến cộng tác viên là người nước ngoài, những nạn nhân đã từng bị
nhóm này móc trộm. Phòng cảnh sát Hình sự cũng bố trí những thế trận, cử nữ
trinh sát cố định tại các điểm tham quan, các khu vực thường xuyên có du khách
lui tới và liên lạc qua bộ đàm. Sau hai chuyên án được triệt phá, có ít nhất 20
tên đã bị bắt. Hiện, tình trạng xâm hại tài sản người nước ngoài đã giảm hẳn.
Đối với loại tội phạm
có tổ chức, người đứng đầu Cảnh sát Hình sự TP HCM cho hay, khi phát hiện băng
nhóm hoạt động có tính chất xã hội đen công an lập tức triển khai "dập
tắt". Vừa qua, một số băng giang hồ từ các tỉnh vào hoạt động tại khu
trung tâm thành phố đã bị cảnh sát lập phương án phòng ngừa, răn đe. "Nếu
các băng nhóm này xuất hiện ở đường phố TP HCM thì tôi tin chắc chỉ ngày một,
ngày hai là chúng tôi sẽ biết và có phương án đối phó", đại tá Phương
khẳng định.
Tuy nhiên, ông Phương
cũng nhìn nhận tại các quận vùng ven Sài Gòn hiện có một số băng nhóm hoạt động
cầm đồ, đòi nợ thuê... Tình hình này đã được nắm bắt, thông báo về địa phương
để siết chặt quản lý. Nếu có biểu hiện phạm pháp có tổ chức thì lập chuyên án
bắt ngay.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng
Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) - đánh giá tình hình tội phạm trong năm qua đã
giảm nhiều. Tuy nhiên, ông nói rằng tính chất tội phạm còn nghiêm trọng, hành
vi manh động, bạo lực, liều lĩnh hơn nhất là tội phạm giết người.
Theo tướng Tiến, hiện cả nước có gần
540 băng nhóm có biểu hiện phạm tội. Trong đó, 4 nhóm hoạt động xã hội đen; 83
băng nhóm tội phạm nguy hiểm; hơn 150 nhóm khác hoạt động đơn giản; một nhóm
tội phạm hoạt động xuyên quốc gia.
"Những băng nhóm này đã được
Cục Hình sự, công an địa phương phân chia theo nhiệm vụ, phân cấp để quản
lý", Cục trưởng Tiến nói và yêu cầu lực lượng hình sự 63 tỉnh thành phải
nắm tình hình, phân công trách nhiệm quản lý chặt chẽ.
Ngoài ra, nạn trộm cắp cũng được
thiếu tướng Tiến đánh giá là phức tạp và ngày càng tinh vi. Nhiều băng nhóm
hoạt động liên tỉnh vừa bị khám phá tại Bạc Liêu, Hà Tĩnh, Phú Yên và một số
địa bàn phía Nam. Tổng Cục cảnh sát đã thành lập ban chỉ đạo để phối hợp các
địa phương nhằm đấu tranh.
Theo thống kê của Cục cảnh sát
Hình sự, từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra hơn 51.000 vụ phạm pháp hình sự
(giảm hơn 2.500 vụ, 4,73%). Tỷ lệ điều tra khám phá là gần 40.000 vụ,
bắt hơn 76.000 nghi phạm, đạt hơn 76%.
Các vụ giết người do nguyên nhân
xã hội là 970 vụ (giảm 191 vụ); giết người cướp tài sản 49 vụ (giảm 8 vụ); cố
ý gây thương tích xảy ra hơn 7.300 vụ (giảm 125 vụ); cưỡng đoạt tài sản 421
vụ (giảm 119 vụ); cướp giật tài sản hơn 2.600 vụ (giảm 529 vụ); trộm cắp hơn
23.000 vụ (giảm hơn 1.349 vụ)...
|
Quốc Thắng
Kiểm điểm ba công an bị tố “gợi ý
chi tiền để được đặc xá”
27/11/2015 19:27 GMT+7
TTO - Tối 27-11,
trung tá Bùi Trọng Tuấn - chánh Văn phòng Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết đơn
vị này có kết quả xác minh và hình thức kiểm điểm, phê bình với ba giám thị
thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk (PC81B)...
Ba lãnh đạo, cán bộ
liên quan gồm đại tá Bùi Quang Vinh (nguyên giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh
Đắk Lắk, đã nghỉ hưu), trung tá Đặng Thị Tính (đội trưởng phân trại trại
tạm giam) và đại úy Trần Văn Khắc (đội phó phân trại trại tạm giam) bị tố cáo
có hành vi gợi ý người nhà phạm nhân chung chi để được đặc xá đợt 2-9 năm nay.
Theo trung tá Tuấn,
kết quả xác minh cho thấy những lãnh đạo, cán bộ thuộc PC81B không có hành vi
gợi ý người nhà chung chi để phạm nhân được đặc xá.
“Hành vi sai phạm của
các lãnh đạo, cán bộ này là để cho một phạm nhân (bị ghi hình - PV) ngồi ghi biên lai, thu tiền
lưu ký những phạm dân khác chỉ đến mức phê bình, kiểm điểm. Đối với các tố
cáo khác của người dân,công an tỉnh cũng không đủ cơ sở khẳng định” - ông Tuấn
nói.
Trước đó, công an
tỉnh Đắk Lắk cũng ra quyết định thanh tra việc người dân tố cáo các cán bộ tại
PC81B gợi ý người nhà chi tiền để được làm đề nghị đặc xá cho phạm nhân và
nhiều sai phạm khác. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, đại tá Bùi Quang Vinh phủ nhận
toàn bộ nội dung mình bị tố cáo.
Theo ông Vinh, đợt
đặc xá 2-9 năm nay trại có 33 người được đề nghị đặc xá đều là những người cải
tạo tốt và được đơn vị đề xuất lên. Ai được đặc xá đều có tiêu chuẩn theo quy
định hết rồi, có nhiều cấp xét duyệt, bản thân ông không thể can thiệp, thay
đổi gì được.
TRUNG TÂN
Người Trung Quốc bị bắn từng bị
trục xuất khỏi Việt Nam
27/11/2015 12:52 GMT+7
TTO - Ông Li Mu Zi
từng bị công an Đà Nẵng xử phạt về hành vi không khai báo tạm trú, tổ
chức, phiên dịch cho người Trung Quốc đi du lịch trái quy định.
Liên quan đến vụ ông
Li Mu Zi, quốc tịch Trung Quốc bị bắn chết tại Đà Nẵng sáng 26-11,
theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ,
vào tháng
8-2012, cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng cũng đã xử phạt hành chính và
trục xuất ông này cùng Xu XaianDe (quốc tịch Trung Quốc) về nước.
Hai ông này bị công
an Đà Nẵng xử phạt về hành vi không khai báo tạm trú, người nước ngoài nhập
cảnh có hoạt động khác mà không được cấp phép và buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Hai người này đã đến
Đà Nẵng tổ chức, phiên dịch, hướng dẫn cho người Trung Quốc đi du lịch trái quy
định.
Theo tìm hiểu, năm
2012 ông Li Mu Zi nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích hoạt động thương
mại. Ông này đến Đà Nẵng và lấy chị N.T.Q.N (đường Nguyễn Duy Hiệu, Đà Nẵng) và
có với một nhau một đứa con.
Sau đó, ông này nhờ
vợ đứng tên lập Công ty TNHH MTV Phát triển du lịch Hiện Mỹ Hoàn Á
Việt Nam (đóng tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Dù công ty đứng tên
vợ nhưng thực chất ông này đứng ra để điều hành tour du lịch trái phép đưa
người Trung Quốc đi du lịch tại Đà Nẵng và Hội An.
Li Muzi còn phối hợp
cùng Xu Xaiande (sinh năm 1985, quốc tịch Trung Quốc) làm phiên dịch,
hướng dẫn viên du lịch.
Những hoạt động này
của Li Mu Zi và Xu Xaiande đã bị Phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA72, công an TP
Đà Nẵng) phát hiện và lập biên bản xử phạt hành chính, đề nghị trục xuất về
nước.
ĐOÀN CƯỜNG
Án chung thân cho kẻ giết
vợ và cha vợ
05:00 AM - 28/11/2015 Thanh Niên
TAND tỉnh Bình Thuận
tuyên phạt Nguyễn Hải Liêm (48 tuổi, trú H.Bắc Bình) mức án tù chung thân về
tội giết người trong phiên tòa lưu động tổ chức tại thị trấn Lương
Sơn, H.Bắc Bình (Bình Thuận) ngày 27.11.
·
Khởi tố người chồng 'đâm
chết vợ giữa đường'
·
Nổi ghen đánh người vợ 20 tuổi
đến chết
·
Người dân vây bắt nghi
phạm giết vợ giữa đường
Theo
cáo trạng, do nghi ngờ vợ mình là Đỗ Thị Thu Sương (44 tuổi) ngoại tình với người
làm công trong gia đình nên cuối năm 2014, Nguyễn Hải Liêm đã bỏ về gia đình
cha mẹ ruột sinh sống. Đầu năm 2015, Liêm quay lại chung sống với vợ để làm ăn
nhưng vẫn tiếp tục nghi ngờ vợ mình ngoại tình.
Chiều
3.9, sau khi Liêm lái xe chở khách đi Đà Lạt về thì hai vợ chồng lại cãi nhau.
Trong lúc cãi nhau, chị Sương ném quần áo chồng ra khỏi phòng ngủ và đòi ly dị.
Do bức xúc, Liêm dùng dao đâm vợ tử vong rồi sang phòng ngủ tiếp tục đâm chết
cha vợ là ông Đỗ Văn Sơn (65 tuổi). Sau khi gây án, Liêm dùng dao tự sát nhưng
không thành.
Trong
một vụ án có hậu quả tương tự, vào ngày 30.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với Nguyễn Văn Sơn (47 tuổi, trú ở đường Trịnh Công Sơn, phường Phú Cát, TP.Huế)
về hành vi giết người.
Trước
đó, khoảng 16 giờ ngày 24.10, sau khi cùng vợ vào thăm lăng vua Gia Long, trên
đường trở ra, đoạn qua thôn Điền Môn, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, giữa Sơn
và vợ là Trần Thị Vi (45 tuổi) xảy ra xích mích nên người đàn ông này đã rút
dao thủ sẵn trong người ra đâm vợ. Vết đâm nhằm vào chỗ hiểm nên bà Vi tử vong.
Sau
khi đâm vợ, Sơn đã bị một số người dân thôn Điền Môn bắt giữ rồi chuyển giao
cho cơ quan công an xử lý. Tại cơ quan công an bước đầu Sơn khai nhận nguyên
nhân đâm chết vợ là do xích mích tình cảm, Sơn muốn níu kéo tình cảm nhưng vợ vẫn
quyết rời Huế vào TP.HCM, nên Sơn ra tay đâm vợ mình.
Quế Hà
Trường phổ thông chỉ dạy 4
môn!
05:13 AM - 28/11/2015 Thanh Niên
Chỉ
học những môn thi ĐH, những môn khác không học nhưng vẫn có điểm trong học bạ.
Những điều này đang diễn ra tại một số trường phổ thông ngoài công lập tại
TP.HCM.
·
Xếp hạng để biết chất lượng
từng trường
·
Tranh cãi về phân tầng đại học
·
Học mà không biết hành
“Không phải học, chỉ cần cuối năm có điểm”
|
Chiều
26.11, trong vai phụ huynh đi xin chuyển trường cho đứa cháu lớp 12 có định hướng
thi khối C từ Cà Mau lên TP.HCM, chúng tôi đến Trường THPT tư thục Hai Bà Trưng
(đường Nguyễn Thị Nhỏ, P.9, Q.Tân Bình, TP.HCM) tìm hiểu. Chúng tôi được đích
thân Chủ tịch HĐQT của trường là ông H.M.H dẫn đi tham quan cơ sở vật chất cũng
như hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho việc chuyển trường. Chính vị Chủ tịch
HĐQT tư vấn: “Cứ cho cháu lên học trước, không nhất thiết phải có hồ sơ mới học,
miễn sao dưới đó họ cho rút hồ sơ là trên này nhận”.
Khi
được hỏi chuẩn bị sách vở như thế nào thì ông H. trả lời: “Vì cháu thi khối C
nên sách vở cháu đem theo 5 môn là: văn, toán, tiếng Anh, sử, địa. Chỉ cần học
một tuần là biết sức học, nếu muốn đi sư phạm thì nên đi sư phạm văn, mà chắc
là được, không sao hết, chỉ cần có năng khiếu diễn đạt về văn chương một chút
là được”.
Tôi
thắc mắc: “Vậy có phải học những môn khác không thầy?” thì vị này lắc đầu và
nói: “Không phải học, học chút chút cho qua thôi, cái chính là học mấy môn để
thi ĐH… Những môn như giáo dục công dân và các môn kia không phải học, chỉ cần
cuối năm có điểm”.
Thấy
vậy, tôi tỏ ra lo lắng: “Vậy có phải kiểm tra, có phải thi học kỳ không thầy?”
và được trả lời: “Học kỳ thì phải thi nhưng trước khi thi có thầy hướng dẫn hết,
chị không phải lo”. Ông H. còn trấn an: “Có đứa cháu ở ngoài quê mới chuyển vô
học, ở ngoài đó cứ học miên man các môn vậy đó nên đưa vào đây để học tập
trung. Trường công thì bắt buộc phải học hết các môn, còn trường tư có thể sắp
xếp được”.
Chúng
tôi tỏ ra lo ngại vì theo quy định có một số trường ĐH xét tuyển bằng học bạ.
Thấy vậy, ông H. nói tiếp: “Học bạ vẫn có đầy đủ điểm và yên tâm là thi có hướng
dẫn hết. Gia đình không phải lo”.
|
Ông
H. cung cấp thời khóa biểu của trường áp dụng từ ngày 30.11 để chúng tôi nắm rõ
hơn việc học 5 môn thi ĐH khối C như thế nào. Thời khóa biểu có in chi tiết từng
giờ học với từng môn cho từng lớp cụ thể. Lúc này ông H. chỉ dẫn thêm: “Cháu sẽ
được xếp vào lớp 12C2. Những giờ mà tô màu vàng (môn hóa học, vật lý, thể dục,
giáo dục công dân, quốc phòng, tin học, công nghệ, sinh học) cháu ngồi học bài
văn, bài sử, bài địa theo sắp xếp của thầy chủ nhiệm. Chẳng hạn sáng thứ hai
(thời khóa biểu xếp 4 tiết hóa học và 1 tiết vật lý) không có tiết của cháu, những
em nào học khối A, B mới học, cháu chỉ phải học bài chuyên cần môn văn. Nói
chung là ngày đêm học chuyên cần 3 môn văn, sử, địa là chính để thi ĐH. Hai môn
toán với tiếng Anh, học nhưng không phải đào sâu mà chỉ học trong chương trình
thôi”.
Nhân
viên văn phòng liệt kê những khoản tiền phải nộp khi nhập học như tiền cơ sở vật
chất, học phí, đồng phục, tôi đặt câu hỏi: “Sao không học thể dục mà vẫn phải
mua đồ thể dục?”. Ông H. vội giải thích: “Đồ thể dục là như thế này, ban ngày
phải mặc đồng phục, nhiều khi buổi tối cháu muốn thoải mái một chút thì mặc đồ
thể dục cho mát mẻ hoặc để dành khi giải trí buổi chiều. Mà nó cũng rẻ, có
120.000 đồng”.
Chỉ học 4 môn chính, các môn xã hội... bỏ
Từ
phản ánh của một số phụ huynh về việc nhiều trường ngoài công lập bỏ môn phụ chỉ
tập trung vào những môn chính, chúng tôi có mặt tại Trường THCS & THPT
Hoàng Diệu (P.14, Q.Tân Bình) trong vai phụ huynh của học sinh (HS) lớp 12 có học
lực yếu và đang muốn chuyển trường.
Một
người đàn ông tiếp chúng tôi. Qua vài câu hỏi sơ sài về học trò, ông tư vấn làm
giấy tiếp nhận sau đó tới trường cũ rút hồ sơ để nhanh chóng chuyển về Trường
Hoàng Diệu trước ngày 28.11 nhằm kịp gửi danh sách HS thi học kỳ 1 lên Sở GĐ-ĐT
TP.HCM.
Vị
này cho hay: “Theo đúng chương trình học của Sở GD-ĐT gồm 13 môn. Tuy nhiên,
nhà trường kết hợp với phụ huynh bí mật để có cách uyển chuyển”. Ông nói thêm:
“Hiện giờ có 3 môn chính là toán - văn - tiếng Anh và một môn tự chọn”. Ông gợi
ý cho HS: “Con nên chọn môn lý. Môn thi trắc nghiệm có sẵn các lựa chọn nếu
không nắm chắc chương trình thì vẫn có thể lựa chọn kết quả”.
Ông
giải thích: “Nếu học cùng một lúc mười mấy môn thì con sẽ cảm thấy khó khăn. Vì
con học quá yếu nên nhà trường kết hợp với phụ huynh bí mật bỏ bớt những môn xã
hội tập trung cho những môn thi tốt nghiệp. Những môn còn lại thầy sẽ nói giáo
viên. Giáo viên sẽ cho điểm con. Tất nhiên, cho điểm con với một tầm nhất định.
Thầy hứa với con là 7 phết đi. Cao hơn thầy không dám hứa. Với 7 phết thì chỉ cần
thi 3 điểm là đậu. Những môn khác nhà trường sẽ uyển chuyển bằng cách cho phép
bỏ. Nếu thầy ra tay giúp con thì gần như là đạt được 90%. Đậu tốt nghiệp là chắc
chắn”.
Ông nói tiếp: “Nếu người khác nghe
câu chuyện này người ta nghĩ mình kết hợp với phụ huynh mang tính tiêu cực bỏ
môn. Nhưng thực sự ta bỏ bớt để tăng thời lượng dồn dập vào 4 môn chính. Dù chỉ
học 4 môn nhưng bé vẫn phải học sáng chiều. Cụ thể sáng toán, chiều văn thì
tiếp tục hôm sau cũng vậy. Tiếp đó là Anh văn cứ đảo 4 môn học liên tục các
ngày trong tuần chứ không nghỉ”.
Cho rằng ông chỉ là giáo viên, chúng
tôi tỏ vẻ lo lắng và đặt vấn đề là việc này nằm ngoài khả năng của một người
giáo viên thì ông này khẳng định không phải là quản nhiệm, giáo viên chủ nhiệm
mà là người có địa vị, chịu trách nhiệm trực tiếp. “Nếu một ngày nào đó bé
không đậu tốt nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tới tôi và tới uy tín của trường”, ông
khẳng định. Sau đó ông đưa cho chúng tôi danh thiếp trên đó ghi thạc sĩ T.V.M,
chức danh là phó hiệu trưởng kiêm chủ cơ sở này. Lúc bấy giờ ông M. yêu cầu:
“Phụ huynh đừng hỏi nhiều nữa vì tôi không dám giải thích”. Và khẳng định: “Tất
cả việc quyết định điểm số và học bạ đều nằm trong tầm tay của tôi”.
Sau đó ông M. khẳng định: “Bé đậu
tốt nghiệp có nghĩa bé đã đậu ĐH. Cái này tôi sẽ giúp bé. Chỉ cần bé ngoan,
hiền, nghe lời là có thể vào trường ĐH… Học bạ của bé là học bạ chính quy nên
chỉ cần đậu tốt nghiệp là sẽ đậu ĐH. Tôi sẽ lo cho tương lai của bé”.
Sau đó ông M. yêu cầu đóng tiền học
phí là 5,1 triệu đồng để được nhận một giấy tiếp nhận có dấu đỏ của trường. Ông
M. cho biết hiện tại trường có 1 lớp 12 với trên 10 HS.
Chúng tôi gặp một HS đang học tại
trường, HS này cho biết lớp 11 và 12 học chung một chương trình. Chương trình
này chỉ học 4 môn sẽ có trong kỳ thi THPT sắp tới.
Theo ghi nhận của chúng tôi, việc bỏ
môn không chỉ xảy ra ở những trường vừa nêu mà là thực tế ở rất nhiều trường
khác. Hiệu trưởng tại một trường THPT tư thục ở Q.Tân Phú cho biết: “Khi bước
sang đầu kỳ 2 của năm học chúng tôi sẽ đầu tư thời gian cho các môn mà HS đăng
ký thi THPT quốc gia. Những môn không đăng ký sẽ giảm tải tối thiểu chỉ giữ ở
mức đảm bảo chương trình. Thậm chí có thể cho bỏ hẳn”. Bên cạnh đó, ông này
cũng tỏ thái độ nước đôi khi chúng tôi đặt vấn đề nếu HS chỉ muốn học những môn
thi ĐH, bỏ hẳn những môn xã hội. Ông nói: "Chúng tôi không từ chối nhưng
sẽ tư vấn cho HS và thỏa thuận với phụ huynh để nhận HS vào học sớm nhất".
Bích Thanh - Lam Ngọc
Xử phạt
doanh nghiệp vận tải quảng cáo sai trên facebook
Thứ sáu, 27/11/2015,
08:34 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 26-11, tin từ Thanh tra giao
thông (Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, Công ty TNHH HAV Travel (Văn
phòng đặt tại 20 Dương Văn An, TP Huế) được Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp
giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô với 2 hình thức là vận chuyển hành khách
theo hợp đồng và vận chuyển hành khách du lịch.
Tuy nhiên, công ty
này đã có những quảng cáo sai trên mạng xã hội facebook với nội dung “Tuyến cố
định Huế - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Huế di chuyển bằng dòng xe cao cấp Limousine, mức
giá 180.000 đồng/lượt”. Đồng thời sử dụng phương tiện tham gia hoạt động vận
chuyển trái phép khách tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại. Theo đó, doanh nghiệp
bị xử phạt 12,5 triệu đồng, đồng thời yêu cầu gỡ những thông tin quảng cáo
không đúng quy định trên facebook.
VĂN THẮNG
Gia Lai: 14
người trên xe công nông bị tông thương vong
(PLO) - Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra trên quốc
lộ 14 đoạn qua xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào khoảng 21 giờ tối
qua (27-11).
Thông tin ban đầu,
vào thời điểm trên, 14 người đều là dân tộc Jarai (là họ hàng cùng trú làng Tơ
Vơn, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) ngồi chung trên một chiếc xe công nông đầu dọc
đang trên đường trở về nhà sau khi đi đổi công thu hái cà phê ở làng bên cạnh.
Khi gần về tới nhà thì bất ngờ bị xe tải BKS 81M – 5781 chở đầy gỗ công nghiệp
lưu thông cùng chiều tông cực mạnh từ phía sau.
Cú tông mạnh khiến
những người ngồi trên xe văng lên không trung rơi ra lòng đường, xuống taluy
đường. Sau khi gây tai nạn, tài xế xe tải hoảng loạn lái xe chạy tiếp khoảng
2km mới dừng lại.Tại hiện trường vết máu, gùi đi rẫy, vật dụng người bị nạn nằm
vương vãi, rải rác dọc đường. Chiếc xe công nông bị gãy làm đôi, phần đầu dính
chặt vào đầu xe tải.
Đã có 6 nạn nhân tử
vong, 8 người khác bị thương nặng được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quân y 211
Gia Lai. Ngay khi xảy ra tai nạn, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt đưa
người bị nạn đi cấp cứu. Tiếng la hét, kêu khóc của người bị thương, người nhà
các nạn nhân náo động cả một vùng. Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã đến bệnh viện
thăm hỏi các nạn nhân bị nạn, chỉ đạo phía bệnh viện huy động bác sỹ, máy móc
tích cực cứu chữa người bị nạn. Bước đầu, UBND tỉnh hỗ trợ các trường hợp tử
vong 5 triệu đồng và người bị thương 3 triệu đồng.
Đại tá – bác sĩ Võ Văn Khôi – Phó
Giám đốc Bệnh viện Quân y 211 cho biết, nhờ cấp cứu tích cực, hiện 9 người bị
thương đã qua cơn nguy kịch.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ
quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Đại Dũng
Giang hồ
phía Bắc dạt ra ven TP.HCM
(PL)- Những kẻ giết người hành động liều lĩnh,
tàn bạo hơn. Nạn trộm két sắt hoành hành khắp nước nhưng tỉ lệ phá án thấp.
TIN LIÊN QUAN
Trộm két sắt xảy ra
nhan nhản; băng nhóm từ phía Bắc vào TP.HCM hoạt động núp bóng tiệm cầm đồ, đòi
nợ thuê; hàng loạt trọng án giết người xảy ra… được thông tin tại buổi họp giao
ban của lực lượng cảnh sát hình sự cả nước ngày 27-11.
Trộm cắp như rươi
Theo báo cáo, từ đầu
năm đến nay toàn quốc xảy ra gần 52.000 vụ phạm pháp hình sự (giảm gần 2.600
vụ). Lực lượng chức năng đã bắt, xử lý hơn 76.000 người.
“Dù số vụ phạm pháp
hình sự giảm nhưng tính chất tội phạm còn nghiêm trọng, hành vi phạm tội manh
động, bạo lực, liều lĩnh hơn, nhất là tội phạm giết người”. Thiếu tướng Hồ Sỹ
Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, nhận định.
Thực tế, hàng loạt vụ
thảm sát xảy ra như giết sáu người ở Bình Phước, vụ án mạng bốn người ở Nghệ
An, Yên Bái.
Bên cạnh đó, trộm cắp
xảy ra ở khắp các địa phương trên cả nước. Rất nhiều vụ trộm két sắt, trộm vàng
xảy ra với tài sản bị mất lớn nhưng đa số vụ trộm có tỉ lệ phá án rất thấp.
Đại tá Nguyễn Văn Bôn, Trưởng phòng
PC45 Công an tỉnh Đắk Lắk, thông tin trong năm vừa qua đã phá ba băng nhóm trộm
đã thực hiện tổng cộng 100 vụ trộm tài sản và 21 vụ trộm két sắt. “Kẻ trộm hoạt
động liên tỉnh thành, câu kết với người địa phương nhờ chỉ điểm nên rất khó
khăn trong việc điều tra” - ông Bôn nói.
Tại TP.HCM, Đại tá Lê Ngọc Phương,
Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM, cho biết trong năm 2015 tại
TP.HCM đã xảy ra 6.000 vụ trộm nhưng tỉ lệ phá án thấp. “Vừa qua Công an TP.HCM
triệt phá hai băng nhóm (21 người) và họ khai nhận đã thực hiện đến khoảng 500
vụ khắp TP.HCM và các tỉnh, thành…” - ông thông tin.
Giang hồ phía Bắc dạt về vùng ven
TP.HCM
Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng
PC45 Công an TP Hải Phòng, thông tin: Là địa phương lâu nay được mệnh danh là
“đất sống” của các anh chị khét tiếng trong giới giang hồ và Công an TP Hải
Phòng đang nắm hồ sơ quản lý khoảng 300 đối tượng hoạt động băng nhóm có tổ
chức. Đồng thời hàng trăm giang hồ Hải Phòng khác còn “xuất khẩu” đến các tỉnh,
thành khác hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê, ra nước ngoài hoạt động…
Trong đó, TP.HCM lâu nay luôn là
mảnh đất màu mỡ cho giang hồ Hải Phòng hoặc anh chị ở các tỉnh, thành phía Bắc
vào hoạt động.
Tuy nhiên, Đại tá Lê Ngọc Phương,
Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM, cho biết hễ có băng nhóm tội phạm
có tổ chức nào nổi lên đều bị trấn áp. “Hiện nay nhiều băng nhóm đã dạt về các
vùng ngoại thành, vùng giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh khác như Bình Dương,
Đồng Nai, Long An… để hoạt động dưới nhiều vỏ bọc như tiệm cầm đồ, đòi nợ thuê”
- ông cho hay.
Ngăn chặn
“đại tiệc” 500 giang hồ cả nước
Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng
PC45 Công an TP Hải Phòng, thông tin vừa qua đã ngăn chặn được buổi tiệc dự
kiến quy tụ khoảng 500 tay giang hồ cả nước.
Ông Thắng tiết lộ từ công tác
trinh sát, công an phát hiện một tay giang hồ cộm cán ở Hải Phòng đã đặt địa
điểm, suất ăn để mời hàng trăm tay anh chị ở khắp các tỉnh, thành về họp mặt.
Hình sự đã tiếp cận, làm việc răn đe người này nên buổi “đại hội” giang hồ bị
hủy.
|
H.TUYẾT
Trụ trì
uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 1): Khi người làng buồn lòng vì nhà sư...
(LĐ)
- Số 275 Nhóm
phóng viên - 12:37 PM, 27/11/2015
Với
lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng
tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc
với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng
tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết
lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn
kiến nghị buồn rầu.
- Những chuyện lạ từ trường
“Viên Phấn Vàng”
- “Vê
đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình
- Những tấm lòng thơm thảo giữa
Sài Gòn
- Nghĩa tình người ở trọ
- “Đông ết” - xương rồng nở hoa
Với tất cả sự thận
trọng, khách quan, trên tinh thần xây dựng, chúng tôi xin phép được ghi lại vài
câu chuyện khó có thể thuyết phục hơn kia, ngõ hầu để độc giả cùng suy ngẫm. Đó
có thể chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh thôi, đó có thể chỉ là sự thật nào đó nằm
ngoài mong muốn tốt đẹp của tất cả chúng ta thôi. Song, không vì thế mà “sự
thật nào đó kia” nó không làm chúng ta mất ngủ vì xót xa.
Chuyện bắt đầu bằng
việc chúng tôi đi mua cây cảnh ở xã Thượng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên. Cuộc gặp gỡ với nhóm nông dân cày sâu cuốc bẫm làm chúng tôi hơi giật
mình. Họ bảo, họ tục tằn thô lỗ một tí, nhưng bao năm đi đây đó bán cây cảnh
cho cả nước, họ chưa gặp ở đâu có vị sư ăn thịt chó, uống rượu, rồi làm tất cả
mọi việc như họ (những việc đó chúng tôi không tiện kể cụ thể ra đây).
Sư ra quán ăn
thịt, uống rượu
Đám thanh niên thề
thốt kể, tất nhiên là chúng tôi không tin. Họ bảo, không tin cứ lên chùa Phú
Thị (di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, được công nhận từ ngày 4 tháng 4 năm
1984) mà xem, nơi ấy, nhà sư Thích Thanh Mão đang trụ trì - nơi ngài đã “nương
nhờ cửa Phật” suốt 15 năm qua.
Trước khi đến chùa
Phú Thị, chúng tôi bị lạc vào chùa Nhạn Tháp, vì hai chùa ở cùng một xã, cùng
nằm ven đê, rất gần nhau. Choáng đầu tiên là mở mâm cơm nhà chùa ra, toàn thịt
cá. Hỏi thăm bà cụ nấu bếp cho sư trụ trì, bà bảo, "ngày nào họ cũng
ăn thịt uống rượu, hôm nay sư tiếp khách Trung Quốc, đã uống rượu nhiều và cả
hai lăn ra ngủ rồi". Chúng tôi vô tình đảo mắt vào phòng ngủ khép hờ, máy
lạnh bật ro ro, hai người đàn ông, người nằm trên bàn, người nằm dưới nền, ngáy
pho pho.
Sư ăn thịt, ăn tiết
canh, uống rượu và… các thứ ăn chơi như người trần tục, đó là chuyện còn gây
tranh cãi, có người coi là chuyện dĩ nhiên và bình thường, vì sư, thì họ chung
quy cũng là con người. Có người thì bảo là, thời này mạt pháp mất rồi...
Chúng tôi gặp một số
cán bộ cơ sở, anh em tỏ ra rất bức xúc, buồn bã. Sau khi xem thẻ nhà báo của
chúng tôi, cán bộ thôn vẫn chấp nhận trả lời mọi câu hỏi và xác nhận sư trụ trì
của chùa Phú Thị từng nhiều năm để râu dài đen nhánh, ăn thịt uống rượu ngoài
quán cùng bù khú với thanh niên và với cả sư nữ. Họ còn xác nhận chuyện nghe
đồn, cả làng đồn, nhiều người chứng kiến chuyện sư trụ trì chùa này sai “đệ tử”
rút kiếm choảng sư trụ trì chùa kia.
Những điều chướng
tai, gai mắt
Họ kể, sư xây nhà tổ
hai tầng trong chùa, tầng 1 để ô tô của sư. Sư mua nhà sàn “dân tộc” về dựng
giữa khuôn viên di tích quốc gia như quán cà phê, đúng như những gì chúng tôi
đã chứng kiến và chụp ảnh. Sư ở địa phương mải kiếm tiền, cúng cho bà con lấy
giá dịch vụ rất đắt đỏ.
“Các bô lão kêu ca:
Sư gì mà suốt ngày uống rượu, đi lại ngạo mạn. Việc sư để râu dài các cụ cũng
phản đối rất mạnh, nhưng chẳng có kết quả gì, mãi đến lúc sư phải “ứng cử” vài
chức danh trong hệ thống của mình, sư mới tự đi cắt râu. Việc sư nam ở với sư
nữ tại chùa, “dư luận” nhiều lắm, chúng tôi cũng đã phản đối chuyện này trong
một cuộc họp rồi. Nhà báo cứ hỏi các bô lão và nghe họ kể cho khách quan!”, vị
cán bộ kể. Ông này, sau khi đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn, thì cũng tỏ ra e
ngại, sợ đụng chạm. Ông dẫn chúng tôi đến nhà cụ Miễn, một người có uy tín ở
địa phương, tuổi đã 85 và rất minh mẫn, rất tâm huyết với các vấn đề ở chùa
làng.
Cụ Chu Trọng Miễn
(thôn Phú Thụy, xã Mễ Sở) mở đầu câu chuyện với nhà báo bằng xác nhận: Ông sẵn
sàng cho nhà báo phỏng vấn, sẵn sàng lên báo chí nói về những điều ông sắp nói
ra đây (có kèm ghi âm, clip kèm theo bài viết). Bởi đó là sự thật, cán bộ,
người già người trẻ ở địa phương biết cả.
“Xưa tôi lên
chùa theo mẹ, đi vào chùa qua cái cổng gỗ, mẹ tôi A di đà Phật, lạy Phật tổ,
lạy sư ông ạ. Sư cũng A di đà Phật, chào cụ, mời cụ vào lễ Phật ạ. Vậy mà bây
giờ vào chùa “nó” (sư) cứ giương mắt lên, mình chào nó, cơ chứ, nó lại không
chào mình. Mất lễ chưa!”.
Rồi ông Miễn kể một
loạt những chuyện mà ông cho là tày đình ở chùa Phú Thị làng ông như các lối ăn
chơi của sư trong cuộc sống hàng ngày, trong trưng bày phòng ốc không đúng với
nơi tôn nghiêm cũng bị ông Miễn cực lực công kích. “Có lần tôi góp ý chuyện ăn
nhậu quán xá, thịt thà chả ra người xả thân cầu đạo gì cả, sư bảo tôi: Các cụ
cũng ăn, cháu không ăn thì cháu chết à”, ông Miễn nhấn mạnh.
Chưa kể, không biết
lấy tiền ở đâu, ông sư về phá tan cái nhà mẫu, nhà cổ mà bà con thiết kế rồi
góp sức xây dựng bao nhiêu năm, bao nhiêu bận mới thành; sư phá để xây nhà giả
cổ. Chùa bên thì sư xây cả nhà tổ hai tầng trong khuôn viên di tích quốc gia,
tầng một để ô tô, tầng 2 xếp tượng Phật chung… với đồ thờ của người lên đồng.
Chị chồng đổ thuốc diệt cỏ
vào bể nước nhà em dâu
- 7:36 PM, 27/11/2015
Do bực tức với em
dâu, chị chồng lợi dụng lúc không có ai ở nhà đã đến đổ thuốc diệt cỏ vào bể
nước sinh hoạt khiến nước nổi màu xanh.
Chiều 27.11, Công an
tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã làm rõ vụ việc bể nước nhà chị Bùi Thị Châu (SN
1973, trú tại thôn Phi Long, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy) bỗng dưng nổi màu
xanh.
Trước đó, khoảng 9h
ngày 21.11, sau khi đi chăn trâu về, chị Châu có lấy gạo nấu cơm, khi múc nước
từ bể nước lên thì hốt hoảng phát hiện nước nổi màu xanh nên đã báo cho chính
quyền địa phương.
Nhận được tin báo,
Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra, làm rõ và xác định đối tượng gây ra vụ việc
là Quách Thị Thiệp (SN 1972), là chị chồng của chị Bùi Thị Châu (hai nhà ở gần
nhau).
Cơ quan điều tra đã
triệu tập Quách Thị Thiệp. Qua khai nhận ban đầu, công an cho biết, do bực tức
với em dâu là chị Bùi Thị Châu nên Thiệp đã nảy sinh ý định đổ thuốc diệt cỏ
vào trong bể nước sinh hoạt của nhà chị Châu. Sáng 21.11, khi gia đình chị Châu
đi vắng, Thiệp ở nhà một mình nên đã lấy lọ thuốc diệt cỏ có sẵn trong nhà đổ
gần đầy 1 nắp lọ sau đó đi bộ sang nhà chị Châu đổ vào trong bể nước.
Công an huyện Cẩm
Thủy đã tiến hành thu giữ 1 lọ thuốc có dãn nhãn “Thuốc trừ cỏ cháy nhanh
Fansiphan 200SL”.
Hiện cơ quan công an
đang tiến hành trưng cầu giám định để xác định loại chất, hàm lượng chất, mức
độ tổn hại của loại chất mà Quách Thị Thiệp đã đổ vào bể nước nhà chị Châu để
có cơ sở xác định mức độ phạm tội, xử lý theo pháp luật./.
Theo VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét