27 tháng 11 2015
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Vụ kiện Phi-Trung và quyền lợi Việt Nam
Vụ kiện Phi-Trung và quyền lợi
Việt Nam
TS. Dương Danh HuyQuỹ Nghiên cứu Biển Đông27 tháng 11 2015
Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015.
Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.
Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không.
Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.
Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này.
Tòa cũng cho rằng vấn đề thẩm quyền của 7 điểm khác có thể có những yếu tố nằm ngoài phạm trù sơ khởi, do đó Tòa phải xem xét các điểm này trong phiên điều trần chính mới có thể kết luận về thẩm quyền.
Như vậy, Philippines đã chiến thắng gần như hoàn toàn trong bước đầu: Tòa sẽ tiến hành phiên điều trần chính để xét ít nhất 14 điểm trong hồ sơ của Manila. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Philippines sẽ thắng tất cả những điểm này trong phiên điều trần chinh, đặc biệt là những điểm phụ thuộc vào điều kiện có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng quy chế EEZ hay không.
Theo ghi nhận của Tòa, Việt Nam đã khẳng định rằng Tòa có thẩm quyền để phân xử, và, thêm vào đó, trong 7 thực thể địa lý được nêu ra trong hồ sơ của Philippines, không thực thể nào được hưởng quy chế EEZ.
Nhưng Việt Nam không cho biết quan điểm của mình về có thực thể nào khác được hưởng quy chế này hay không. Việt Nam cũng tuyên bố bảo lưu các quyền lợi và quyền pháp lý của mình, nhưng không cho biết quyền lợi của mình cụ thể là gì.
Sự ủng hộ của Việt Nam cho Philippines tuy mạnh mẽ về nguyên tắc nhưng dè dặt về chi tiết. Việt Nam đã thể hiện muốn Tòa phân xử vụ kiện này, và chắc chắn là Việt Nam muốn Tòa bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc, nhưng có lẽ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn quan ngại rằng phán quyết của Tòa về một số điểm trong hồ sơ của Philippines có thể đi ngược với quyền lợi của Việt Nam.
Dư luận người Việt phần lớn ủng hộ việc Philippines kiện Trung Quốc. Có không ít sự ngưỡng mộ, thậm chí ca ngợi, cho động thái của Philippines, và có cả ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia vụ kiện hoặc khởi tự khởi kiện Trung Quốc.
Nhưng có vấn đề quan trọng vẫn ít được phân tích trước công luận. Đó là mặc dù hồ sơ của Philippines có nhiều điểm có lợi cho Việt Nam qua việc bác bỏ yêu sách biển quá lố của Trung Quốc, hồ sơ này cũng có một số điểm có thể mâu thuẫn với quyền lợi của chúng ta (Việt Nam), tùy chúng ta xác định quyền lợi này bao gồm những gì.
Điểm 4 của hồ sơ Philippines cho rằng Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những bãi lúc nổi lúc chìm, do đó không những không có lãnh hải mà còn không nước nào có thể đòi chủ quyền. Điểm 5 cho rằng Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là thuộc EEZ và thềm lục địa của Philippines.
Câu hỏi người Việt cần trả lời là hai điểm này có mâu thuẫn với quyền lợi của Việt Nam hay không? Việt Nam có đòi quyền lợi gì với Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây không? Nên phản đối hay chấp nhận điểm 4 và 5? Hay là Việt Nam không tự khẳng định, và phó thác cho Philippines, Trung Quốc và Tòa tranh cãi với nhau về hai điểm này?
Hai điểm 4 và 5 còn ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang chiếm giữ, thí dụ như Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ.
Mặc dù Philippines không kiện Việt Nam và không đề cập đến những thực thể này, nếu chúng đúng là bãi lúc nổi lúc chìm và nếu Philippines thắng Trung Quốc ở điểm 4 và 5, hệ quả lô gíc sẽ là không nước nào được đòi chủ quyền trên những thực thể này, chúng sẽ thuộc về EEZ của họ, và khi đó nếu họ muốn thì Việt Nam sẽ phải bàn giao lại cho họ. Việt Nam có sẵn sàng chấp nhận hệ quả này không?
Điểm 9 của hồ sơ Philippines khiếu nại rằng Trung Quốc đã, một cách bất hợp pháp, không ngăn chặn công dân của mình khai thác thủy sản trong EEZ của Philippines. Mặc dù Philippines chỉ kiện Trung Quốc, không kiện Việt Nam, nếu Tòa công nhận rằng một khu vực nào đó là EEZ của Philippines, và việc công dân Trung Quốc khai thác hải sản trong khu vực đó là bất hợp pháp, hệ quả lô gíc của phán quyết đó sẽ là việc Việt Nam đơn phương khai thác hải sản trong khu vực đó cũng sẽ là bất hợp pháp.
Khu vực này có thể là 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo của Philippines, chỉ ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp đó, ngư dân Việt Nam sẽ không được đánh bắt trong khu vực cách các đảo Trường Sa hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý. Việt Nam có sẵn sàng chấp nhận hệ quả này không?
Tóm lại, nếu Việt Nam chỉ đòi chủ quyền với các đảo (tức là những thực thể cao hơn mức thủy triều cao) và lãnh hải 12 hải lý thì sẽ không có mâu thuẫn gì giữa ba điểm này và quyền lợi của Việt Nam.
Nhưng nếu Việt Nam có đòi những bãi lúc nổi lúc chìm cách các đảo này hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý, thí dụ như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ, thì sẽ có mâu thuẫn.
Việc Việt Nam đóng quân ở một số thực thể hữu quan có nghĩa Việt Nam có đòi những thực thể đó, tức là có mâu thuẫn. Nếu ViệtNam đòi quyền tài phán cách đảo hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý thì cũng sẽ có mâu thuẫn.
Ba điểm 4, 5 và 9 đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan. Phản đối hay phản biện với Tòa thì sẽ vô hình trung giúp Trung Quốc và có thể gây phương hại cho EEZ và thềm lục địa của mình dọc bờ biển đất liền.
Không phản đối và không phản biện, nếu Tòa công nhận ba điểm này, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý để có yêu sách với một số bãi lúc nổi lúc chìm như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ.
Không những thế, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý cho việc khai thác kinh tế trong một phần của khu vực Trường Sa. Phải làm gì để cân bằng một bên là việc chống Trung Quốc và bảo vệ EEZ và thềm lục địa dọc bờ biển đất liền, và bên kia là quyền lợi trong khu vực Trường Sa?
Thực chất, vụ kiện Phi-Trung đã đẩy Việt Nam tới điểm phải giải hai bài toán khắc nghiệt. Bài toán thứ nhất là quyền lợi của Việt Nam ở Trường Sa là gì: Việt Nam đòi chủ quyền với những thực thể nào, quyền tài phán ra cách các thực thể này bao xa? Giải đáp cho bài toán này sẽ cho biết hồ sơ kiện của Philippines có mâu thuẫn với quyền lợi của Việt Nam hay không, nếu có thì mâu thuẫn thế nào?
Nếu bản thân mình chưa biết quyền lợi của mình là gì thì việc yêu cầu Tòa tính đến quyền lợi của mình, tuy là điều vẫn phải làm, nhưng thiếu đi một phần giá trị.
Bài toán kế tới là nếu có mâu thuẫn với quyền lợi của mình thì Việt Nam phải ứng phó thế nào? Nếu Việt Nam phản đối và phản biện hồ sơ của Philippines để bảo vệ quyền lợi của mình thì sẽ vô hình trung giúp Trung Quốc. Đây là hai bài toán khắc nghiệt, nhưng dường như Việt Nam còn chưa giải được bài thứ nhất.
Mục đích của bài viết này không phải là đề nghị Việt Nam nên chấp nhận hay phản đối điểm nào trong hồ sơ kiện của Philippines, đặc biệt là các điểm 4, 5 và 9, cũng không phải là đề nghị Việt Nam nên chọn những gì là quyền lợi của mình.
Mục đích đó là để cho thấy trong khi vụ kiện Phi-Trung buộc Việt Nam phải đối diện với hai bài toán khó liên quan đến quyền lợi đất nước, dường như các cơ quan có chức năng của nhà nước, các chuyên gia và giới trí thức chưa có phân tích đáng kể trước công luận để giúp người dân cũng như các đại biểu của họ suy nghĩ về hai bài toán này.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một thành viên sáng lập Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, tác giả cảm ơn các ông Phan Văn Song, Hoàng Việt và Lê Trung Tĩnh đã góp ý cho bài viết.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nghe các chương trình phát thanh
Nghe các chương trình phát thanh
VOA 26.06.22 0430Đáp Lời Sông Núi 26.19.06.2022 RFA 26.06.2022 2100 RFI 26.06.2022 2100 |
Tìm Kiếm
Bài Hàng Tháng
-
►
2021
(7083)
- ► tháng mười hai (688)
- ► tháng mười một (629)
- ► tháng mười (712)
- ► tháng chín (573)
-
►
2020
(8545)
- ► tháng mười hai (644)
- ► tháng mười một (555)
- ► tháng mười (603)
- ► tháng chín (606)
-
►
2019
(9236)
- ► tháng mười hai (739)
- ► tháng mười một (791)
- ► tháng mười (781)
- ► tháng chín (737)
-
►
2018
(7686)
- ► tháng mười hai (674)
- ► tháng mười một (731)
- ► tháng mười (605)
- ► tháng chín (576)
-
►
2017
(4795)
- ► tháng mười hai (533)
- ► tháng mười một (411)
- ► tháng mười (377)
- ► tháng chín (355)
-
►
2016
(4430)
- ► tháng mười hai (327)
- ► tháng mười một (362)
- ► tháng mười (344)
- ► tháng chín (331)
-
▼
2015
(5023)
- ► tháng mười hai (409)
-
▼
tháng mười một
(452)
- Ai đã bắn chết ngư dân Trương Đình Bảy?
- Đấu đá quyền lực chính trị sẽ khiến hợp thức hóa b...
- Trung Quốc thay đổi chiến lược đầu tư ở Phi châu?
- Hòa giải dân tộc để hóa giải các vấn đề đất nước
- Trung Quốc dịu giọng sau Thượng đỉnh Đông Á?
- Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống và ...
- Hơn 150 lãnh đạo của thế giới khai mạc Hội nghị kh...
- RFI Điểm Báo ngày 30-11-2015 17:06
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 11 năm 2015
- Ngư dân 'bị bắn chết gần Trường Sa'
- Hãy chống Trung Quốc bằng sức mạnh ý chí
- CHÍNH SÁCH CỐ Ý HÀM HỒ CỦA TÀU CỘNG
- Có đúng là : Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng ...
- Xoá dần môn Lịch Sử để triệt tiêu tinh thần dân tộc?
- Công an và trẻ con.
- RFI Điểm Báo ngày 29-11-2015 12:04
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 11 năm 2015
- 'Cảnh sát tư tưởng tác hại bội lần'
- Nga ra sắc lệnh thanh trừng Thổ Nhĩ Kỳ
- Bảo vệ Quyền Trẻ em: kết án nặng hơn người lớn
- RFA: TOP VIDEO
- Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở biển Trường Sa
- Trung ương đồng ý cho Chủ tịch Hà Nội thôi chức
- Nộp lại 3/4 tài sản tham ô, ai có thể thoát án tử?
- Điều tra viên giải trình gì trong án oan ông Huỳnh...
- Về vấn đề công đoàn độc lập của VN trong TPP
- Trật tự thế giới
- Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để ...
- Biểu tinh tại Frankfurt (Đức) phản đội Chủ tịch nh...
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 11 năm 2015
- VN liệu có đổi mới mạnh về chính trị?
- Khách 'bị ngăn đến đám hỏi Thanh Nghiên'
- Ngày thứ Bảy: Nhiệm vụ khả thi và nhiệm vụ bất khả...
- Bầu cử ở Myanmar và những bài học cho Việt nam
- Vụ kiện Phi-Trung và quyền lợi Việt Nam
- 82 nhân sự ‘luân chuyển’, án kinh tế và Hội nghị 13
- CẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG XÃ HỘI DÂN SỰ TẠI VIỆT...
- Điều kiện cần và đủ cho người lãnh đạo số 1?
- Thần Công lý ở Việt Nam ốm yếu?
- RFA: TOP VIDEO
- Biển Đông : Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc chĩa sú...
- Pháp- Nga sẽ « phối hợp » không kích Daech
- RFI Điểm Báo ngày 27-11-2015 17:31
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 11 năm 2015
- Cụ Hoàng Minh Chính và việc lập Hội Chống tham nhũng
- Môn Sử-đừng đi từ sai lầm này sang sai lầm khác
- Tập Cận Bình đích thân giám sát đợt khủng bố giới ...
- Phí Tổn Kinh Tế Của Khủng Bố
- Bản lên tiếng của các tổ chức xã hội chính trị VN ...
- Nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay
- Từ Cánh Đồng Mây
- Bỏ môn lịch sử làm gì.?
- RFA: TOP VIDEO
- 18 ngàn tỷ .. là bao nhiêu mồ hôi nước mắt của dân ?
- Đảng cộng sản Việt Nam liệu sẽ chấp nhận sự đa ngu...
- RFI Điểm Báo ngày 26-11-2015 16:49
- Thấy gì từ bài “luân chuyển 82 nhân sự” của Trưởng...
- MỘT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỬA QUYỀN, HÀ HIẾP DÂN
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 11 năm 2015
- Cuộc cờ Nga Thổ
- Một bài học cho ông Putin
- Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ 'giật dây'?
- VN bỏ 'phiếu trắng' cho dự thảo nhân quyền
- Môn sử ở trường phổ thông : đa dạng quan điể...
- Đảng cộng sản Việt Nam liệu sẽ chấp nhận sự đa ngu...
- Qua bản án dành cho em bé 15 tuổi, người dân biết ...
- VỤ XỬ EM NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN: CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI
- ĐÃ HÌNH THÀNH NHÓM LS THIỆN NGUYỆN BÀO CHỮA CHO CH...
- Văn bản kiến nghị của 14 luật sư yêu cầu khởi tố c...
- Tập đoàn quân sự Thái Lan "xoay trục" qua Trung Quốc
- Đọc “Đối Mặt” của nhà tranh đấu Vi Đức Hồi
- RFI Điểm Báo ngày 25-11-2015 16:23
- Ô NHỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA-Ô NHỤC HỒ CHÍ MINH
- Biển Đông : Manila bác bỏ chủ quyền lịch sử của Bắ...
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 11 năm 2015
- 'Không để ý thức hệ giáo điều cản trở'
- Giải mã vụ Thổ bắn hạ phi cơ Nga
- Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm
- Bẽ bàng PetroTimmes
- Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân
- RFA: TOP VIDEO
- HÃY LẤY CHUYỆN GẦN MÀ NÓI SỬ XA
- Thư Cho Con
- Tọa đàm về Quyền lập Hội ở Việt Nam: món nợ 70 năm...
- "Cuộc sống hứa chia đều nhau...
- Kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Kim Quốc Hoa...
- Đơn kiến nghị của con trai ông Kim Quốc Hoa, TBT b...
- Dư luận quanh vụ xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn
- Bắc Triều Tiên : Trợ lý thân cận của Kim Jong Un b...
- RFI Điểm Báo ngày 24-11-2015 15:41
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 11 năm 2015
- Tọa đàm về Quyền lập Hội ở Việt Nam: món nợ 70 năm...
- RFA: TOP VIDEO
- TQ bị chỉ trích tại hội nghị Đông Á
- Bị cáo 15 tuổi bị 4 năm rưỡi tù
- 22/5/2016 bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14
- Sử Việt – Sử Đảng Bên khinh – Bên trọng
- Câu hỏi từ báo cáo của Đà Nẵng về vụ “cho phép 300...
- phạt cán bộ chê chủ tịch trên facebook vì "sẵn sàn...
- CS-XHCN và mất hết tính người .
- ► tháng mười (489)
- ► tháng chín (384)
-
►
2014
(5769)
- ► tháng mười hai (533)
- ► tháng mười một (480)
- ► tháng mười (521)
- ► tháng chín (485)
-
►
2013
(5710)
- ► tháng mười hai (463)
- ► tháng mười một (519)
- ► tháng mười (498)
- ► tháng chín (476)
-
►
2012
(5100)
- ► tháng mười hai (453)
- ► tháng mười một (448)
- ► tháng mười (458)
- ► tháng chín (436)
-
►
2011
(4980)
- ► tháng mười hai (384)
- ► tháng mười một (376)
- ► tháng mười (382)
- ► tháng chín (330)
-
►
2010
(596)
- ► tháng mười hai (425)
- ► tháng mười một (171)
Thông Báo
Trang Nhà Đối Thoại
Kính thông báo,
Sau một thời gian làm việc, Đối Thọai đã thu hồi tòan bộ các địa chỉ bị phá họai.
Địa chỉ hiện thời của Đối Thọai là www.doithoaionline.com
Email: webdoithoai@gmail.com
***
Các địa chỉ khác cũng như các blog hiện có được dùng để hổ trợ khi Đối Thọai bị tấn công.
Nếu không truy cập được www.doithoaionline.com vì bị phá họai, kính mời độc giả vào các địa chỉ sau đây
1. doithoaionline2.blogspot.com
2. doithoaionline.wordpress.com
Riêng địa chỉ www.doi-thoai.com chúng tôi đang dùng để lưu trữ tài liệu cần thiết
Các thân hữu Đối thọai hiện hứa hẹn tạo dựng thêm 10 blog khác để hổ trợ Đối Thọai. Hy vọng với phương cách này chúng tôi có thể đối đầu với một cuộc chiến không cân sức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét