BBC
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Tổng Bí thư tái cử và nhân sự, đường lối
Tổng Bí thư tái cử và nhân sự,
đường lối
3 giờ trướcBBC
Ông Nguyễn Phú Trọng đã được tái cử vào chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở kỳ Đại hội lần thứ 12, tuy nhiên còn có các câu hỏi nào để ngỏ và cần đặt ra về sắp xếp nhân sự và đường lối, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam từ sau Đại hội này.
Trước hết TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Chiến lược Quốc tế và Viện Đông Nam Á của Singapore, bình luận về khả năng phân bổ của các ứng viên Bộ Chính trị được bầu tại kỳ Đại hội diễn ra từ ngày 21-28/01/2016.
Nhà nghiên cứu phân tích một số điểm mới về nhân sự mới của Đảng CSVN vớiTọa đàm:
"Danh sách này có mấy việc đặc biệt như thế này, tức là trường hợp của bà Trương Thị Mai, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp đặc biệt. Như vậy là trong Bộ Chính trị của Đảng CSVN có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử là có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ, ngoài bà Mai thì có bà Tòng Thị Phóng, rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây là một trường hợp rất thú vị.
"Thứ hai là trường hợp của ông Phạm Bình Minh đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, nó nói lên một điều rằng cái khóa 11, trong cả khóa 11 thì đã có mấy lần bỏ phiếu giữa kỳ để ông Minh trở thành (ủy viên) Bộ Chính trị, nhưng mà lại không quá bán, thì lần này ông đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, thì đấy là một sự kiện mới, nó có thể nói lên nhiều điều về mặt đối ngoại của Việt Nam, cũng như thực hành đối ngoại của Việt Nam trong mấy năm tới.
"Điểm thứ ba, trong dự kiến trước đây, chúng tôi thấy là có ông Phan Đình Trạc (Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Đảng) cũng được dự kiến để bầu vào Bộ Chính trị, nhưng mà lần này không thấy, có lẽ là đã chưa vào được, thì đấy là một sự kiện, vì nếu trường hợp để ông Trạc vào thì sẽ nắm Ban Nội chính, cũng là Ban quan trọng về mặt chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy sẽ nảy sinh ra vấn đề là sắp tới đây ai sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Ban nội chính đó?
"Trường hợp ông Trương Hòa Bình, thì tôi thấy rằng cũng có khả năng ông sẽ về làm Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh và cũng có thể ông làm về Ban Nội chính chăng? Đó là một suy đoán.
"Còn những trường hợp khác như là trường hợp của Đại tướng Trần Đại Quang, của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì như chúng ta đã biết, báo chí cũng đã đưa, rằng là sẽ giới thiệu để ba người đó, ông Quang trở thành Chủ tịch Nước, bà Ngân thì giới thiệu để sau khi bầu cử Quốc hội thì sẽ bầu làm Chủ tịch Quốc hội, và ông Nguyễn Xuân Phúc, thì sau bầu cử Quốc hội sẽ giới thiệu làm Thủ tướng.
"Trường hợp khác như ông Nguyễn Văn Bình thì có khả năng sẽ làm Phó Thủ tướng phụ trách về kinh tế, tài chính, như là vị trí mà bây giờ ông Vũ Văn Ninh đang làm."
Về một số trường hợp nhân sự cao cấp khác, nhà phân tích chính trị Việt Nam,TS. Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp từ Hà Nội:
"Nếu ông Trương Hòa Bình về TP. Hồ Chí Minh, thì ông (Võ Văn) Thưởng (Phó Bí thư Thường trực TPHCM), vì đã trong lịch sử từng có lúc mà TP. Hồ Chí Minh có 2 Ủy viên Bộ chính trị, thậm chí chỉ cần một Ủy viên Bộ Chính trị mà ông Trương Hòa Bình ngồi vào đó, thì có thể ông Thưởng sẽ điều ra trung ương làm cái gì đó chẳng hạn...
"Trường hợp của ông Hoàng Trung Hải rất là quan trọng vì ông Hoàng Trung Hải là người đã làm Phó Thủ tướng 2 kỳ và lần này đưa vào Bộ Chính trị là một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc xem xét về nhân thân, và có nghe nói là có khả năng ông Hải sẽ là một trong những ứng cử viên để về làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội... Vì trước đây người ta có nói là gia đình có người gốc Hoa.
"Quy chế trước đây thì người ta không muốn đưa những người gốc Hoa vào trong bộ máy, nay thì quy chế đó đã được xem xét và ông Hải được đánh giá cao về mặt hiệu quả công tác, cũng như về mặt thành tích công tác, cũng như là tầm lãnh đạo của ông Hải. Nên bầu ông Hải vào (Bộ Chính trị) kỳ này là một thay đổi rất lớn về mặt chính sách nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam."
"Về ông Tô Lâm..., theo quy hoạch, Bộ Công an chỉ được một Ủy viên Bộ Chính trị thôi, trường hợp ông Trần Đại Quang lên Chủ tịch Nước thì quy hoạch và cơ cấu để ông Tô Lâm lên làm Bộ trưởng (Bộ Công an). Cũng như trường hợp ông Phạm Bình Minh, ông Phạm Bình Minh sẽ giữ, vẫn giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao.
"Đấy là cơ cấu cứng, thì cả ba bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng phải được cơ cấu vào Ủy viên Bộ Chính trị. Và như thế ông Ngô Xuân Lịch, khả năng rất cao sẽ thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng hiện nay mới có một Ủy viên Bộ Chính trị thôi..."
Về khả năng bố trí nhân sự cao cấp khác cho một số Ban quan trọng của Đảng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức và Nội chính, bên cạnh một số ứng viên Bộ chính trị khác, ông Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
"Ví dụ trường hợp của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thì tôi chắc hôm nay đã bầu rồi và bầu khả năng lớn là bầu ông Trần Quốc Vượng, vì cái đấy cũng nằm trong cơ cấu và quy hoạch.
"Còn chức vụ khả năng mà ông Đinh La Thăng nắm thì có thể là Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề kinh tế như là chức vụ hiện nay mà ông Hoàng Trung Hải đang làm, bởi vì ông Hoàng Trung Hải theo quy chế bây giờ, lẽ ra làm Phó Thủ tướng 2 kỳ rồi, thì sẽ không làm Phó Thủ tướng đến kỳ thứ ba nữa, mà sẽ chuyển đi đâu đó.
"Ban Nội chính... thì hiện chưa biết bởi vì... lẽ ra là bầu một người để vào Bộ Chính trị để phụ trách (ban) đấy, tức là ông Phó Trưởng ban Thường trực Ban nội chính, nhưng mà ông ấy dường như lại không trúng, hay là chưa chúng..."
Trước câu hỏi nếu ông Nguyễn Phú Trọng, người vừa được tái cử vào chức Tổng Bí thư Đảng CSVN ở Đại hội 12, chỉ tại vị thêm từ 1-2 năm như một số dự phóng, thì rốt cục ai sẽ thay ông Trọng khi ông Trọng ra đi trong thời gian tới đây, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp trả lời:
"Tôi nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng ở lại làm Tổng bí thư lần này và cũng nghe nói là ở lại một thời gian ngắn thôi, tức là khoảng từ một năm cho đến hơn một năm một tí, thì cái đó là để thực hiện cái việc làm sao chuyển giao quyền lực Tổng bí thư cho một người nào đó trong số những người vừa mới được bầu vào Bộ Chính trị.
"Cũng theo dự kiến và cơ cấu quy hoạch của Đại hội 11, thì thấy có tên ông Trần Đại Quang. Cũng có thể là sẽ có thêm một người nữa vào quy hoạch để có thể chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư, có thể đấy là ông (Đinh Thế) Huynh, hoặc là một người nào nữa đó thì chúng ta chưa thẩy rõ, nhưng mà nếu căn cứ vào quy hoạch cũ thì khả năng là sẽ có bàn giao giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang.
"Và khi đó có thể ông Trần Đại Quang sẽ bàn giao chức vụ Chủ tịch Nước cho một người khác."
Chia sẻ với BBC tại Tọa đàm, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà Báo độc lập Việt Nam, từ Sài Gòn nói:
"Trước Đại hội 12, BBC có phỏng vấn tôi và có làm một chương trình dự đoán về vai trò của Tổng bí thư, lúc đó tôi có dự đoán ông Trần Đại Quang có nhiều cơ hội nhất để trở thành ông Tổng Bí thư, nhưng mà bây giờ ông Trần Đại Quang chỉ là nhân vật số hai, ông Nguyễn Phú Trọng mới là nhân vật số một. Thành thử tôi phải nói là tôi đã sai trong dự đoán của mình. Đó là điều thứ nhất."
Và nhà báo độc lập đồng thời là nhà quan sát, vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam, bình luận tiếp:
"Điều thứ hai, tôi đánh giá là việc phe ông Nguyễn Phú Trọng thắng lợi mà không chỉ thắng lợi, mà đây là một thắng lợi lớn, cho thấy là đã kết thúc một cuộc chiến mà tôi gọi là cuộc chiến Hai Hoa Hồng kéo dài suốt từ những năm 2010, 2011 cho đến nay. Và nếu chúng ta có thể thấy cuộc chiến Hai Hoa Hồng nó tồn tại trong thời kỳ Trung Cổ, thì Đại hội 12 này cũng tung ra đủ thứ là đơn thư tố cáo và các thủ đoạn, kể cả tài liệu chính trị nội bộ. Tôi cho là cũng gần gần như là thời Trung Cổ.
"Nhưng mà nó có một điểm đặc trưng là như thế này, là chưa bao giờ quyền lực của một Tổng bí thư lại tập trung như bây giờ, tôi muốn dùng lại cái từ là 'tập trung' của ông Nguyễn Phú Trọng, 'rất tập trung'. Kể từ thời Nông Đức Mạnh, thời cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho tới nay, ông Nông Đức Mạnh không thể có những thế lực mạnh như ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay.
"Chúng ta nhìn cái dàn hiện nay là cánh ở bên ông Trọng, từ các ban Đảng cho tới các tướng lĩnh quân đội, như là Ngô Xuân Lịch, kể cả Đỗ Bá Tị, như là Trần Đại Quang, kể cả Tô Lâm và Vương Đình Huệ... Vương Đình Huệ năm 2013 bị trượt Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng mà kỳ này vào. Mà tôi tin là Vương Đình Huệ kỳ này sẽ góp một tay khá khá cho Nguyễn Phú Trọng về khâu điều chỉnh một số vấn đề về kinh tế và kể cả Phạm Bình Minh.
"Và tôi chỉ đặt thêm một câu hỏi là tại sao vào năm 2013 khi mà Nguyễn Tấn Dũng còn thì Phạm Bình Minh không được vào Bộ Chính trị, còn nay Nguyễn Tấn Dũng không còn thì Phạm Bình Minh lại vào Ủy viên Bộ Chính trị? Tôi muốn trở lại vấn đề đó để cho thấy thế này, đã có một sự thay đổi và sự thay đổi này có lợi cho phe Đảng và tập trung quyền lực vào cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng.
"Kể từ Đại hội 12 trở đi, không biết bao lâu thì cuộc chiến Hai Hoa Hồng, cuộc chiến giữa hai phe nó đã thực sự chấm dứt và hiện nay chỉ còn có một phe mà thôi.
BBC mời các quý vị theo dõi cuộc Tọa đàm Bàn tròn đặc biệt ngày hôm nay, thứ Tư, 27/01/2016 với các vị khách mời là nhà báo, nhà bình luận, phân tích và quan sát tình hình thời sự chính trị, xã hội Việt Nam.
Chương trình Bàn tròn hôm nay được phát vào lúc 18h30-19h00, giờ Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây: http://youtu.be/d8alcVncJWk
Vị trí Tổng bí thư thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người được tái đắc cử nhằm mục đích bảo đảm "kế thừa và đoàn kết" trong nội bộ Đảng CSVN.
Hôm thứ Tư 27/1, Đại hội XII nghỉ họp, trong khi các ủy viên mới được bầu hôm 26/1 họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, bỏ phiếu chọn ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của mình.
Bộ Chính trị mới được nói có 19 vị, tăng ba người so với trước.
Danh sách Bộ Chính trị cho tới tận trước khi bầu gây nhiều chú ý và đồn đoán, vì dựa vào đó có thể suy luận ra ai sẽ đứng đầu các lĩnh vực quan trọng nhất của nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nghe các chương trình phát thanh
Nghe các chương trình phát thanh
VOA 28.06.22 0430Đáp Lời Sông Núi 27.19.06.2022 RFA 27.06.2022 2100 RFI 27.06.2022 2100 |
Tìm Kiếm
Bài Hàng Tháng
-
►
2021
(7083)
- ► tháng mười hai (688)
- ► tháng mười một (629)
- ► tháng mười (712)
- ► tháng chín (573)
-
►
2020
(8545)
- ► tháng mười hai (644)
- ► tháng mười một (555)
- ► tháng mười (603)
- ► tháng chín (606)
-
►
2019
(9236)
- ► tháng mười hai (739)
- ► tháng mười một (791)
- ► tháng mười (781)
- ► tháng chín (737)
-
►
2018
(7686)
- ► tháng mười hai (674)
- ► tháng mười một (731)
- ► tháng mười (605)
- ► tháng chín (576)
-
►
2017
(4795)
- ► tháng mười hai (533)
- ► tháng mười một (411)
- ► tháng mười (377)
- ► tháng chín (355)
-
▼
2016
(4430)
- ► tháng mười hai (327)
- ► tháng mười một (362)
- ► tháng mười (344)
- ► tháng chín (331)
-
▼
tháng một
(427)
- Từ Tư bản thân hữu đến Cộng sản thân hữu(2)
- Tường thuật phiên tòa phúc thẩm trẻ em Nguyễn Mai ...
- Phía Tổng bí lú rục rịch tấn công tay chân của Thủ X?
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 31 tháng 1 năm 2016
- Qua chuyện người, nói chuyện ta
- Ông Trọng muốn ‘củng cố quan hệ truyền thống’ với ...
- Liệu sẽ có cải cách chính trị trong những năm tới?
- Đặc nhiệm Ukraine đột nhập khu người Việt
- CHUYỆN KHỈ
- Anh Tập đi Trung Đông
- Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình
- RFI Điểm Báo ngày 30-01-2016 16:22
- Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại « cay cú...
- Biển Đông : Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tr...
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 1 năm 2016
- Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những q...
- Về xu hướng tăng cường công an trong hệ thống lãnh...
- RFA: TOP VIDEO
- Phái đoàn VN sang New Zealand ký TPP
- 'Ông Trọng cũng vậy, mà ông Dũng cũng thế'?
- Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ
- Ai thao túng Đại Hội 12?
- Từ Tư bản thân hữu đến Cộng sản thân hữu (1)
- Nguyễn Phú Trọng với CNXH hoàn thiện.
- Đình chỉ chức vụ, điều tra nguyên Chủ tịch, TGĐ ng...
- Cơn bão trong chén trà
- The Straits Times : Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Vi...
- RFI Điểm Báo ngày 29-01-2016 17:46
- Đại hội Đảng 12 qua cái nhìn của The Economist
- TBT Trọng tái cử: phân bổ nhân sự và đường lối
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 1 năm 2016
- Sa thải kiểu Trung Quốc
- 'Cuộc săn lùng cộng sản trong BBC'
- Stalin 'nhìn phân thấy tính cách Mao'
- TBT/đảng và :“Dân chủ đến thế là cùng” !?
- RFA: TOP VIDEO
- Nhóm áp lực và chế độ dân chủ
- Tổng thống Thein Sein ca ngợi 'thắng lợi' của chuy...
- Nên để 'cạnh tranh chính trị' trong v3à ngoài Đảng?
- VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU ĐẠI NGUYỄN PHÚ TRỌNG LẦN 2
- RFI Điểm Báo ngày 28-01-2016 17:45
- Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của V...
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 1 năm 2016
- Tin HOT: VỪA TÌM ĐƯỢC DI HUẤN CỦA CỤ
- RFA: TOP VIDEO
- 'Tôi bất ngờ vì được Đại hội tín nhiệm'
- GS Trọng trả lời câu hỏi BBC về lớp trẻ
- Danh sách Bộ chính trị và Ủy viên trung ương
- Tàn cuộc, hạ màn
- Thư gửi công dân Nguyễn Phú Trọng và công dân Nguy...
- ại sao lại là ông Trọng?
- WHO cảnh báo về sự lan truyền của vi rút Zika
- Kinh tế Việt Nam và ông Nguyễn Tấn Dũng
- Quân đội Miến Điện củng cố quyền lực trước ngày ch...
- RFI Điểm Báo ngày 27-01-2016 17:15
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, củng cố t...
- Hài kịch hạ màn - Đất nước vẫn trầm luân.
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 1 năm 2016
- Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN
- 15 Tổ chức chính trị & XHDS đưa ra bản tuyên bố về...
- Tổng Bí thư tái cử và nhân sự, đường lối
- Hụt hẫng Đại hội 12?
- DI SẢN NGUYỄN TẤN DŨNG
- Nga bất ngờ cảnh báo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn
- Nó lú nhưng 'các chú' nó khôn
- Tết này có nên ‘cứu đói’ quan chức Việt?
- Một Đại hội thích chơi đồ cổ
- ‘Thái tử’ vào Trung ương - thỏa thuận nội bộ đảng?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ‘chết lâm sàng’ về ch...
- Đại hội 12: ‘Thái tử đảng’ thắng thế
- Đã đến lúc Đảng CSVN cần phải tách thành 2 đảng?
- Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII-Những điều cần ...
- RFI Điểm Báo ngày 26-01-2016 16:45
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 1 năm 2016
- Mặc kệ Đại hộị đảng, các em vẫn cởi truồng.
- Bầu xong Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
- Những điều không lô-gíc của Đảng
- Đại Hội Đảng 12: Gay cấn, hồi hộp tới phút chót
- Đảng CSVN vẫn tiếp tục chúi đầu vào cái sọt rác để...
- RFI Điểm Báo ngày 25-01-2016 16:24
- Đại hội Đảng 12 : Ông Nguyễn Tấn Dũng không có tên...
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 1 năm 2016
- Một vài vấn đề về giáo dục
- RFA: TOP VIDEO
- Đại hội Đảng và tính chính danh cầm quyền
- Đại hội 12 chấp nhận thủ tướng Dũng rút
- Mong ông Vinh nói đi đôi với làm
- CON RÙA MU MỀM HÀ NỘI ĐÃ CHẾT!
- Đại hội XII-“Diên Hồng” thời đổi mới !?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đề cử vào Ban chấp ...
- Việt Nam: Tham luận hối thúc ‘‘cải cách chính trị’...
- Rạn nứt nghiêm trọng tại Đại hội Đảng: nỗi sợ hãi ...
- Báo cáo Chính trị-Kinh tế của Nguyễn Phú Trọng
- Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 1 năm 2016
- Xác nhận ứng viên cho 4 chức danh chủ chốt
- Cuộc chiến dường như đã kết thúc
- Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?
- Đại hội đảng ở 'quốc gia công an trị'
- Thủ tướng Dũng được giới thiệu đề cử
-
►
2015
(5023)
- ► tháng mười hai (409)
- ► tháng mười một (452)
- ► tháng mười (489)
- ► tháng chín (384)
-
►
2014
(5769)
- ► tháng mười hai (533)
- ► tháng mười một (480)
- ► tháng mười (521)
- ► tháng chín (485)
-
►
2013
(5710)
- ► tháng mười hai (463)
- ► tháng mười một (519)
- ► tháng mười (498)
- ► tháng chín (476)
-
►
2012
(5100)
- ► tháng mười hai (453)
- ► tháng mười một (448)
- ► tháng mười (458)
- ► tháng chín (436)
-
►
2011
(4980)
- ► tháng mười hai (384)
- ► tháng mười một (376)
- ► tháng mười (382)
- ► tháng chín (330)
-
►
2010
(596)
- ► tháng mười hai (425)
- ► tháng mười một (171)
Thông Báo
Trang Nhà Đối Thoại
Kính thông báo,
Sau một thời gian làm việc, Đối Thọai đã thu hồi tòan bộ các địa chỉ bị phá họai.
Địa chỉ hiện thời của Đối Thọai là www.doithoaionline.com
Email: webdoithoai@gmail.com
***
Các địa chỉ khác cũng như các blog hiện có được dùng để hổ trợ khi Đối Thọai bị tấn công.
Nếu không truy cập được www.doithoaionline.com vì bị phá họai, kính mời độc giả vào các địa chỉ sau đây
1. doithoaionline2.blogspot.com
2. doithoaionline.wordpress.com
Riêng địa chỉ www.doi-thoai.com chúng tôi đang dùng để lưu trữ tài liệu cần thiết
Các thân hữu Đối thọai hiện hứa hẹn tạo dựng thêm 10 blog khác để hổ trợ Đối Thọai. Hy vọng với phương cách này chúng tôi có thể đối đầu với một cuộc chiến không cân sức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét