Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 5 năm 2016
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
·
Về Việt Nam, ba cựu binh Mỹ đồng kêu gọi hãy
cùng nhau tiến về phía trước, nhưng đừng quên những bài học của nó: Moving
On in Vietnam, but Remembering Its Lessons (NYT 23-5-16) -- John Kerry, John McCain, Bob
Kerrey. Ba nhân vật nổi tiếng này viết chung một bài như thế này thật là
một ý kiến rất hay, tại sao không nhóm nào ở Việt Nam làm như thế mà chỉ biết
nằng nèo xin xỏ với Obama?
Bài mới
Bài được đọc nhiều
Video
·
Chủ đề mới trên Diễn đàn
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/#sthash.b7GRcOHc.dpuf
Tin Trong Nước
Lê
Hồng Lĩnh tổng hợp
Thứ ba,
24/05/2016 - 07:10
Ngày
làm việc thứ 2 của Tổng thống Obama tại Việt Nam
Dân
trí Hôm nay (24/5), Tổng thống Mỹ Barack Obama bước vào ngày làm việc thứ 2 tại
Việt Nam với khá nhiều hoạt động liên tiếp. Ông sẽ có một bài phát biểu về quan
hệ Việt - Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vào lúc 12h trưa nay.
Trong
buổi sáng, ông sẽ đến gặp gỡ với thành viên của các tổ chức dân sự, sau đó sẽ
có bài phát biểu về quan hệ Việt - Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tổng thống
Obama phát biểu tại cuộc họp báo ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, sáng
ngày 23/5 (Ảnh: Hải Minh)
Bài
phát biểu tập trung nhấn mạnh về những bước tiến của chặng đường 20 năm qua
trong quan hệ Việt - Mỹ và định hướng hợp tác tương lai. Ông cũng đề cập đến cả
những khác biệt còn tồn tại trong quan hệ hai nước.
Đông đảo
sinh viên, giới trí thức trẻ và doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham dự sự kiện này,
do Đại sứ quán Mỹ phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức.
Rời
Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đoàn của Tổng thống Obama sẽ ra Sân bay Nội bài để bắt đầu lịch làm
việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông sẽ đi thăm chùa Ngọc Hoàng ở quận
1 để bày tỏ lòng thành kính với văn hóa và truyền thống của Việt Nam.
Vào chiều
tối cùng ngày, ông sẽ gặp gỡ với một số doanh nhân trẻ tiêu biểu của Việt Nam để
thảo luận về lợi ích mà TPP đem lại cho quan hệ hai nước như thúc đẩy tạo công
ăn việc làm hay nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Việt
- Mỹ trao đổi những vấn đề quan trọng
Hôm
qua, ngày làm việc đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày
23-25/5, Tổng thống Obama đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tại cuộc hội đàm, ông Obama chính thức tuyên bố Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho Việt Nam với mong muốn giúp Việt Nam nâng cao năng lực
quốc phòng, đóng góp vào duy trì hòa bình ổn định trong khu vực. Điều này, theo
ông Obama cũng sẽ giúp hai nước bình thường hóa quan hệ hoàn toàn.
Tổng thống
Obama cũng có các cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tại các
cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Obama và lãnh đạo Việt Nam, hai bên nhất trí coi
hợp tác phát triển, bao gồm kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học
- công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm trong
quan hệ hai nước. Hai bên cho rằng cần tiếp tục tăng cường hợp tác khắc phục hậu
quả chiến tranh, đặc biệt là việc tẩy độc dioxin, bom mìn và người tàn tật, hỗ
trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Hai bên
nhất trí cần tăng cường phối hợp trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm
xử lý các vấn đề khu vực và toàn cầu như ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó
có vấn đề ngập mặn và hạn hán, an ninh nguồn nước Mê Công, chống khủng bố, chống
phổ biến vũ khí hạt nhân, chống buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ đa dạng
sinh học.
Về các
vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, hai bên cũng chia sẻ tầm quan trọng
của việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn
hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc
tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), DOC tiến
tới COC.
Việt
Nam cũng đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam mở cửa
thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, tăng cường đầu tư trực tiếp để trở
thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.
Các nhà
lãnh đạo Việt Nam cũng khẳng định sẽ sớm trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đề nghị Tổng thống Obama tiếp tục
thúc đẩy việc Quốc hội Hoa Kỳ sớm thông qua Hiệp định để sớm triển khai TPP.
Tổng thống
Obama nhấn mạnh TPP là một hiệp định thương mại chất lượng cao của thế kỷ 21,
khẳng định quyết tâm thúc đẩy thông qua Hiệp định này trong năm 2016.
Nam
Hằng
Thứ ba,
24/05/2016 - 08:06
Bài 11: Hà Nội: Ai "phù phép" cho những tấm sổ đỏ được cấp trên “đất
ma” tại huyện Hoài Đức?
Nhà
Trắng thông báo cung cấp cho Việt Nam 18 tàu tuần tra
Thứ ba,
24/05/2016 | 09:01 GMT+7
Lý
giải hành động tháo nhẫn khi bắt tay của Tổng thống Obama
Thứ ba,
24/05/2016 | 10:55 GMT+7
Thứ ba,
24/5/2016 | 12:57 GMT+7
Nữ cố
vấn gốc Việt cho chính sách xoay trục của Obama
Thứ ba,
24/5/2016 | 10:56 GMT+7
Những
điểm Tổng thống Obama sẽ đặt chân đến ở Sài Gòn
Ông
Van der Bellen được bầu làm tân tổng thống Áo
Thứ Ba
ngày 24/05/2016
Tồn
đọng 22 tỷ USD vốn vay ODA: "Cõng nợ" về... để không
Thứ Ba ngày 24/05/2016
Ai
dám nhận định “Bác sĩ thường xấu nết”?
23/05/2016 05:00 GMT+7
2
phút với người dân bên hè phố Hà Nội của Obama
23/05/2016 23:01 GMT+7
Angelina
Jolie giảng dạy đại học
Thứ ba, 24/05/2016, 11:53 (GMT+7)
Hy Lạp
lại “thắt lưng buộc bụng”
Thứ ba, 24/05/2016, 08:24 (GMT+7
·
Một
số khách mời của Obama 'bị chặn'
Thông tin mỗi ngày
·
Dan Luan
·
Đinh Tấn Lực
·
Đoan Trang
·
Huỳnh Ngọc Chênh
·
JB Nguyễn Hữu Vinh
·
Jonathan London
·
Nghiên cứu Quốc tế
·
Nguyễn Tường Thụy
·
GS
Nguyễn Văn Tuấn
·
Người Buôn Gió
·
Nguyễn
Xuân Diện
·
Nhát
sỹ Tô Hải
·
R F I
·
TTX VA
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Đôi vợ chồng già mang 470
triệu đồng tiền giả đi chợ đêm
Thứ
hai, 23/5/2016 | 09:53 GMT+7
Mang gần 500 triệu đồng tiền giả
loại mệnh giá 200.000 đồng, vợ chồng ông Bình trà trộn vào chợ hoa quả đầu mối
để tiêu thụ.
Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
đang tạm giữ vợ chồng Trần Văn Bình (61 tuổi), Nguyễn Thị Xinh (56 tuổi, huyện
Phúc Thọ) để điều tra hành vi vận chuyển, tiêu thụ tiền giả.
4h ngày 22/5, Cục Cảnh sát Phòng
chống tội phạm buôn lậu (Bộ Công an) phát hiện cặp vợ chồng này có dấu hiệu
tiêu thụ, vận chuyển tiền giả ở khu vực quận Nam Từ Liêm. Kiểm tra hành chính,
tổ công tác thu 470 triệu đồng tiền giả, loại mệnh giá 200.000 đồng.
Tại nhà của họ, cảnh sát thu
thêm gần 15 triệu đồng tiền giả. Tất cả đều được gói bằng các tờ giấy báo
in chữ Trung Quốc.
Hai nghi can khai, lợi dụng lúc trời
còn chưa sáng và lộn xộn tại chợ hoa quả đầu mối để vận chuyển, tiêu thụ tiền
giả. Theo hồ sơ, 10 năm trước, bà Xinh từng vào tù về hành vi này.
Cảnh sát đang làm rõ nguồn gốc số
tiền giả của vợ chồng Bình.
Hoàng Việt
Trùm ma túy và tình nhân
bị bắt trên ôtô có súng, tiền tỷ
Thứ
hai, 23/5/2016 | 15:53 GMT+7
Giấu nhiều kg "hàng đá"
trên ôtô, Hùng bị bắt khi thủ súng giảm thanh trong người cùng 50.000 USD, 2 tỷ
đồng...
Ngày 23/5, Phòng CSĐT Tội phạm về ma
túy (PC47) Công an TP HCM bắt băng buôn bán trái phép chất ma túy do Nguyễn Duy
Hùng (46 tuổi, ngụ Thái Nguyên) cầm đầu.
Theo điều tra, hồi
đầu năm, Phòng cảnh sát ma túy phối hợp Bộ Công an bắt Nguyễn Thanh Phú (30
tuổi) cùng gần 2 kg "hàng đá" được ngụy trang cẩn thận trong thùng
trái cây. Từ manh mối này, cảnh sát lập chuyên án bắt những kẻ cầm đầu đường
dây cung cấp ma túy là Hùng và Nguyễn Tiến Khanh (35 tuổi, ngụ Vũng Tàu).
Hùng là kẻ mang nhiều
tiền án ở Thái Nguyên. Năm 2010, vừa ra tù vì bản án 7 năm tội tàng trữ và sử
dụng ma túy, hắn về địa phương mở gara sửa ôtô. Chỉ thời gian ngắn sau ông ta
có vẻ phất lên khi mua ôtô, thường xuyên đi xuyên Việt cùng người tình nhỏ hơn
3 tuổi.
Điều tra dấu hiệu khả
nghi, trinh sát xác định Hùng không quan tâm đến công việc gara xe, chủ yếu tập
trung vào các hoạt động mua bán ma túy. Ông ta luôn kè kè khẩu K59 giảm thanh
trong người.
Mới đây, trinh sát
phát hiện Hùng lái ôtô hẹn Khanh đến gần cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Sau ít
phút, bộ đôi chia tay, Hùng lái xe về hẻm trên đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình
Thạnh). Hắn tiếp tục gặp một người đàn ông, trao đổi.
Người này vừa bỏ đi
thì bị cảnh sát đón lõng, vây bắt cùng 2 bánh heroin, hơn 300 triệu đồng,
2.200USD.... được cho là vừa lấy "hàng" của Hùng.
Một mũi trinh sát
khác tiếp cận Hùng, vây bắt khi hắn đang vừa lên ôtô cùng người tình. Kiểm tra
xe, nhà chức trách thu giữ 6 kg ma túy đá, khẩu K59, 15 viên đạn, 50.000 USD,
hơn 2 tỷ đồng...
Khai với cơ quan điều
tra, Hùng cho biết số ma túy mua của một người Trung Quốc tại cửa khẩu Tân
Thanh với giá 200 triệu đồng mỗi kg. Hắn không dùng người vận chuyển mà tự lái
ôtô vào Sài Gòn tiêu thụ. Mỗi lần bán hết cho các đầu mối, hắn lãi hơn tỷ đồng.
Ngoài người đàn ông
bị bắt trước đó, mối hàng khác của Hùng là Khanh được xác định đang trên đường
tẩu thoát. Bộ Công an lập tức chỉ đạo Công an tỉnh Lâm Đồng ngăn chặn.
Cảnh sát đã vào vai
nhân viên trạm thu phí, ra hiệu cho Khanh xuống ôtô mua vé qua trạm. Khi hắn
vừa bước khỏi xe, các trinh sát ập vào bắt giữ cùng 3 người trên xe, thu được
một kg hàng đá, súng ngắn...
Vụ án đang được mở
rộng điều tra.
Quốc Thắng
Đòi bồi thường oan sai vì trộm
vịt nhậu bị kết án 6 tháng tù
23/05/2016 13:20 GMT+7
TTO
- Một thanh niên đã gửi đơn đòi bồi thường oan sai sau khi bị kết tội
oan 6 tháng tù bởi ăn trộm con vịt xiêm trị giá 143.000 đồng.
Sau khi biết mình bị
oan, anh Ngô Trung Hòa (24 tuổi, ngụ xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã làm
đơn yêu cầu bồi thường oan sai vì cơ quan tố tụng huyện này đã bắt giam và xử
anh 6 tháng tù.
Con vịt 143.000 đồng
= 6 tháng tù
Theo hồ sơ vụ án,
khoảng 19g ngày 14-2-2012 Hòa cùng một số người bạn tổ chức uống rượu tại nhà
mình. Bị mẹ la rầy, Hòa và các bạn ra ngoài đường ngồi nhậu tiếp.
Lúc này do hết mồi
nên các “chiến hữu” xúi Hòa trộm vịt để nhậu tiếp. Liền đó Hòa đã vào nhà chị
P. bắt một con vịt xiêm mang gửi vào nhà anh B. rồi về nhà ngủ. Vụ việc sau đó
bị phát hiện, Hòa bị bắt và khởi tố về tội “trộm cắp tài sản”. Theo định giá,
con vịt xiêm nặng 2,2kg có giá 143.000 đồng.
Ngày 1-8-2012, Viện
KSND huyện Cần Giờ truy tố Hòa tội “trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 Bộ
luật hình sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm
ngày 21-9-2012, TAND huyện Cần Giờ nhận định con vịt mà Hòa trộm có giá dưới 2
triệu đồng, nhưng do Hòa chưa được xóa án tích mà tái phạm (Hòa từng bị phạt 1
năm tù cho hưởng án treo về tội “trộm cắp tài sản”, thời gian thử thách là 2
năm) nên tuyên Hòa 6 tháng tù giam.
Tòa sai
Ngày 22-10-2012, tòa
ra quyết định thi hành án phạt tù đối với Hòa. Qua kiểm sát, thấy vụ án tòa Cần
Giờ xử sai nên Viện KSND TP.HCM đã kháng nghị.
Tại phiên phúc thẩm
vào tháng 8-2013, TAND TP.HCM nhận định TAND huyện Cần Giờ cho rằng Hòa tái
phạm khi chưa xóa án tích là “sai sót nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật”.
Cụ thể, ngày
13-5-2009 Hòa bị tuyên án 1 năm tù vì trộm xe đạp nhưng cho hưởng án treo, thời
gian thử thách 2 năm. Vậy đến ngày 13-5-2011 là hết thời gian thử thách.
Theo quy định thì Hòa
đương nhiên được xóa án tích. Như vậy lần này Hòa trộm vịt giá trị chỉ 143.000
đồng (chưa đủ số tiền theo quy định để xử lý hình sự) thì không thể cho rằng
Hòa tái phạm để xử lý hình sự.
Từ đó, TAND TP.HCM đã
tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra xét xử lại. Sau đó, Cơ quan
điều tra Công an huyện Cần Giờ đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Bà Lê Thị Tố Nga - mẹ
của Hòa - cho biết từ khi Hòa và gia đình biết được việc mình bị xử oan nên nhờ
luật sư giúp đỡ. “Tui mong cơ quan làm oan bồi thường cho Hòa, giúp cháu được
giải oan” - bà Nga nói.
Luật sư Trần Đức Nam
(Đoàn luật sư TP.HCM), người bảo vệ quyền lợi cho Hòa, cho biết đã nhiều lần
gửi đơn yêu cầu TAND huyện Cần Giờ giải quyết việc xử oan của Hòa nhưng vẫn
chưa nhận được phản hồi.
Ông Trương Việt
Hồng - chánh án TAND huyện Cần Giờ - cho biết: “Tòa có nhận đơn yêu cầu giải
quyết bồi thường oan sai từ phía gia đình Hòa. Nhưng sau đó phía gia đình Hòa
có đơn rút yêu cầu nên phía tòa không giải quyết”.
Khi phóng viên cho
biết cả nhà Hòa không biết chữ nên việc làm đơn rút yêu cầu là không thuyết
phục, đồng thời phía gia đình Hòa vẫn tiếp tục yêu cầu giải quyết thì ông
Hồng nói: “Tòa sẽ xem xét giải quyết”.
|
ÁI NHÂN
Phá vụ vận chuyển 80.000 bao
thuốc lá trị giá bạc tỉ
22/05/2016 18:21 GMT+7
TTO - Chiều
22-5, Công an TP Hà Nội cho biết đã bắt giữ ba đối tượng trong đường dây vận
chuyển, tiêu thụ 80.000 bao thuốc lá nhãn hiệu 555 Gold nhập lậu, trị giá ước
tính khoảng 2,3 tỉ đồng
Đây là vụ buôn lậu thuốc lá lớn nhất
từ năm 2012 đến nay mà Công an Hà Nội khám phá được trên địa bàn
TP Hà Nội.
Cơ quan công an bắt giữ ba đối tượng
để phục vụ công tác điều tra gồm: Đặng Hữu Đô (41 tuổi, ở phố Ga, trị trấn
Thường Tín), Trần Trọng Trường (44 tuổi, ở xã Hiền Giang), Nguyễn Hữu Tín (51
tuổi, ở xã Vãn Bình, cùng ở huyện Thường Tín, Hà Nội).
Tối 21-5, công an bắt quả tang
Trường và Tín vận chuyển 22 thùng cactông bên trong chứa 11.000 bao thuốc lá
nhãn hiệu 555 Gold do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh
nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Qua quá trình đấu tranh Trường khai
nhận toàn bộ thuốc lá nói trên là của Đô thuê vận chuyển từ kho (địa chỉ thôn
Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín) đi tiêu thụ thì bị bắt giữ.
Công an khám xét tại chỗ với
kho hàng của Đô tại các địa chỉ: 179 phố Ga, thị trấn Thường Tín và thôn Khê
Hồi, xã Hà Hồi thu giữ thêm 69.000 bao thuốc lá nhãn hiệu 555 Gold không
hóa đơn, chứng từ.
80.000 bao thuốc lá nhãn hiệu 555
Gold là tổng số lượng thuốc lá lậu cơ quan chức năng thu được trong đường dây
này, giá trị ước tính ban đầu lên đến khoảng 2,3 tỉ đồng.
QUANG THẾ
Phá đường dây ma túy lớn,
thu giữ gần 4 tỉ đồng
07:50 AM - 24/05/2016 Thanh Niên
Ngày
23.5, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47) - Công an TP.HCM cho biết đã khởi tố,
bắt tạm giam 7 bị can trong chuyên án ma túy cực lớn phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng triệt
phá.
·
Vận
chuyển thuê 1,1 kg ma túy với giá 5 triệu đồng
·
Bắt
băng nhóm mua bán ma túy vùng giáp ranh luôn mang theo súng bên người
·
Phá đường dây
cung cấp ma túy đá cho quán bar, vũ trường
Bảy
nghi can gồm: Nguyễn Duy Hùng (còn gọi là Thầy, 46 tuổi, ngụ Thái Nguyên), Nguyễn
Tiến Khanh (35 tuổi, ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu), Khưu Thanh Thảo (còn gọi Cu “tửng”,
42 tuổi, ngụ Q.1), Nguyễn Thanh Phú (30 tuổi, ngụ Q.6), Nguyễn Văn Hữu (22 tuổi,
ngụ Q.12), Nguyễn Văn Hải (36 tuổi, Q.Bình Thạnh) và Nguyễn Đức Thanh Tuấn (26
tuổi).
Theo
thông tin ban đầu, năm 2003, Nguyễn Duy Hùng bị Công an Thái Nguyên bắt giữ và
bị tòa tuyên án 7 năm tù về tội tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Ra tù,
Hùng về mở garage sửa chữa ô tô tại TP.Thái Nguyên, nhưng thực chất là thiết lập
đường dây mua bán ma túy “đá” khép kín từ bắc vào nam. Mỗi tháng, Hùng vài lần
chạy ô tô (BS: 29C-613.22) lên cửa khẩu Tân Thanh mua hàng “đá” từ đầu mối phía
Trung Quốc với giá 200 triệu đồng/kg chở vào Sài Gòn phân phối lại cho Thảo,
Khanh… với giá
350
triệu đồng/kg. Trong các “đại lý” của Hùng, có Nguyễn Thanh Phú thường xuyên
vào quán bar, vũ trường ăn chơi và móc nối bán ma túy “đá” nên lọt vào “tầm ngắm” của lực lượng phối hợp.
Tối 20.1.2016, Phú đi taxi ra một bãi xe ở Q.Thủ Đức lấy 1,4 kg ma túy “đá” ngụy
trang trong thùng trái cây do Khanh gửi thì bị trinh sát bắt quả tang. Khám xét
chỗ ở của Phú tại một khách sạn trên đường Âu Dương Lân (Q.8), trinh sát bắt
thêm một đàn em của Phú tên Hữu cùng hơn 400 gr ma túy “đá” và thu giữ 3 cân điện
tử… Từ đầu mối này, lực lượng phối hợp tập trung theo dõi mọi động tĩnh của ông
chủ garage tên Hùng ở Thái Nguyên.
Ngày
18.5, trinh sát phát hiện Hùng chạy ô tô đến gần khu vực đường cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây gặp Khanh. Sau đó Hùng quay về một con hẻm trên đường
Đinh Bộ Lĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh giao hàng cho Thảo thì bị bắt giữ cùng với
tang vật gồm 6 kg ma túy “đá”, 1 khẩu súng ngắn, 15 viên đạn, 1 nòng giảm
thanh, 50.000 USD và hơn 2,1 tỉ đồng. Trong khi đó, Thảo đi xe gắn máy (BS:
70K1-2149) và định mở cốp lấy súng chống trả nhưng bị khống chế. Trinh sát thu
giữ trong cốp xe Thảo 1 khẩu súng ngắn, 2 bánh heroine, 312 triệu đồng và 2.200 USD.
Ở
hướng khác, sau khi Khanh rời khỏi đường cao tốc chạy về hướng tỉnh Lâm Đồng đến
khu vực trạm thu phí thì bị lực lượng chức năng bắt giữ cùng Hải. Trinh sát
cũng phát hiện trên ô tô 1 kg ma túy “đá” và 1 khẩu súng ngắn. Tiến hành khám
xét nơi ở của Hải sau đó trên đường Nguyễn Thị Thập (Q.7), trinh sát thu giữ
700 gr ma túy “đá” và bắt Tuấn (người cất giữ ma túy cho Hải) cùng 300 gr ma
túy “đá”.
Vụ
việc đang được công an tiếp tục mở rộng điều tra.
Đàm Huy
Tuyên án vụ công ty mía
đường bán hàng cho công ty Trung Quốc bị “xù” nợ
10:58 PM - 23/05/2016 Thanh Niên
Online
Lạc,
Danh, Phúc là những người có chức vụ, quyền hạn nhưng trong quá trình điều hành
kinh doanh đã xuất bán hàng hóa cho 2 công ty Trung Quốc nhưng cố ý sai phạm dẫn
đến việc không thu hồi được 55 tỉ đồng.
·
Xét
xử vụ 'gây thất thoát gần 70 tỉ đồng ở công ty mía đường Tây Ninh'
·
Bán
hàng cho công ty Trung Quốc, bị ‘xù’ tiền tỉ: Đổ tội cho cấp dưới
·
Nguyên
Tổng giám đốc bán hàng cho công ty Trung Quốc, thất thoát hàng chục tỉ đồng
Sáng
23.5, sau 5 ngày nghị án HĐXX cấp sơ thẩm TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt 3 bị
cáo: Trần Cảnh Lạc (62 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Mía đường
Tây Ninh) 10 năm tù giam; Nguyễn Xuân Danh (47 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng
kinh doanh - thương mại) 9 năm tù; và Nguyễn Thị Phúc (54 tuổi, nguyên Kế toán
trưởng, Trưởng phòng Kế toán tài chính) 5 năm tù cùng tội danh “Cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
HĐXX
tuyên buộc các bị cáo bồi thường cho UBND tỉnh Tây Ninh số tiền hơn 25,6 tỉ đồng.
Đây là số tiền xác định các bị cáo đã làm thất thoát trong quá trình kinh doanh
đối với 2 hợp đồng xuất khẩu bán 2.270 tấn gạo cho Công ty TNHH Guo Qi Do Li
(trụ sở tỉnh Guangxi, Trung Quốc). Trong đó, HĐXX tuyên buộc Lạc bồi thường
trên 10,6 tỉ đồng, Danh bồi thường trên 9,6 tỉ đồng và Phúc trên 5,3 tỉ đồng.
Riêng
đối với 3 hợp đồng bán 4.000 tấn bột sắn cho Công ty TNHH TM XNK Xi Lai Phúc
(trụ sở tại TP.Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc) tổng trị giá hơn 35 tỉ đồng
đã có phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế (vẫn còn hiệu lực). Do đó, nếu
phán quyết này bị hủy, UBND tỉnh Tây Ninh có quyền khởi kiện 3 bị cáo bồi thường.
Giang Phương
Truy quét
buôn lậu trên tuyến biên giới
Thứ hai, 23/05/2016,
08:36 (GMT+7)
Từ đầu năm 2016 đến
nay, tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới ở tỉnh
Kiên Giang diễn biến phức tạp. Trên tuyến biên giới bộ, các đối tượng lợi dụng
đường mòn để vận chuyển hàng lậu theo dạng nhỏ lẻ. Còn trên biển, vận chuyển
hàng lậu với số lượng lớn bằng tàu.
Trên tuyến đường bộ
giáp biên giới, các đối tượng buôn lậu thường sử dụng mô tô chạy với tốc độ cao
để vận chuyển hàng hóa các loại, nhiều nhất là thuốc lá, đường, mỹ phẩm… đưa
thẳng vào nội địa. Khi bị truy đuổi, họ vứt bỏ hàng hóa để trốn thoát hoặc tụ
tập đông người cướp lại, tẩu tán hàng. Trên tuyến biên giới biển, dân buôn lậu
lợi dụng các phương tiện tàu cá, tàu hàng, xuồng, đò… lén lút qua Campuchia mua
hàng chở về địa bàn tiêu thụ. Thủ đoạn ngụy trang, cất giấu dưới hầm máy,
khoang chứa hàng hóa. Thời gian hoạt động chủ yếu vào ban đêm nên rất khó phát
hiện. Trong nội địa và giữa đất liền với các đảo của Kiên Giang, các đối tượng
lợi dụng phương tiện đường bộ, như ô tô, mô tô và các phương tiện đường thủy
chở khách, chở hàng để cất giấu, vận chuyển hàng hóa.
Trước tình hình trên,
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tăng cường phối hợp với các ngành liên
quan để chống buôn lậu. Trên tinh thần kiên quyết đấu tranh với các loại tội
phạm, các đơn vị đã ra quân quyết liệt. Vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp
vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép
hàng hóa trên địa bàn biên giới. Kết quả từ ngày 16-12-2015 đến 10-5-2016, các
đơn vị đã phát hiện 41 vụ, tạm giữ 9 đối tượng; tịch thu gần 30.000 gói
thuốc lá ngoại, hơn 99.000 lít dầu DO, 13 thùng mỹ phẩm, 30m3 gỗ quý và một số
hàng hóa, đồ vật có giá trị khác.
Đại tá Võ Văn Hòa,
Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang,
cho biết có được kết quả trên là do các đơn vị tổ chức triển khai nghiêm túc
các kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ
và đấu tranh mạnh mẽ trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Từ đó đã kiềm chế, làm
giảm được hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, không để xảy ra
các điểm nóng trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chưa đánh
trúng vào đối tượng chủ mưu, cầm đầu; chưa phát hiện, xác lập đấu
tranh được chuyên án, vụ án. Nhiều vụ không bắt được đối tượng, xử lý còn
lúng túng.
Thời gian qua, do lực
lượng Biên phòng Kiên Giang đẩy mạnh trấn áp nên tình hình buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa tuy có giảm, nhưng chưa triệt để, hoặc giảm ở
địa bàn này lại phát sinh ở địa bàn khác. Vì vậy, theo Đại tá Võ Văn
Hòa, từ nay đến hết năm 2016, đơn vị tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện,
tăng cường tuần tra trên các địa bàn trọng yếu để ngăn chặn, bắt giữ. Phối hợp
cùng các lực lượng, chính quyền và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp trong đấu
tranh, trấn áp tội phạm.
VĨNH THUẬN
Một tháng,
tám lần kéo nhau đi lừa bán vàng giả
(PL)- Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45, Công
an tỉnh Quảng Nam) vừa bắt khẩn cấp hai người trong băng nhóm chuyên lừa bán
vàng giả.
Đó là Đặng Xuân Hoa
Diễm và Phạm Ngọc Tuấn (lần lượt sinh năm 1985 và 1994, cùng ở Gia Lai), họ
không có nghề nghiệp, đi lang thang khắp nơi để lừa chủ tiệm vàng.
Lời khai ban đầu thể
hiện từ ngày 9-4 đến ngày 11-5, Diễm, Tuấn cùng ít nhất ba người khác thực hiện
trót lọt tám vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách bán vàng giả cho các tiệm
vàng. Trong đó, có vụ số tiền lên tới 187 triệu đồng, thấp nhất cũng là 31
triệu đồng. Chỉ riêng ngày 11-5, nhóm đã bốn lần bán vàng giả, trong đó có một
tiệm vàng ở huyện Núi Thành bị lừa bán hai lần trong ngày với số tiền gần 100
triệu đồng.
Thủ đoạn của nhóm là
giả vờ túng thiếu nên phải bán vàng cưới với giá rẻ hơn so với giá thị trường.
Hiện công an đang thông báo tìm các nạn nhân.
TL
Khởi tố một
điều tra viên lạm dụng chức vụ
(PL)- VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi
tố bị can đối với Nguyễn Nhân Trường (32 tuổi, trú Mê Linh, Hà Nội) về tội lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 280 BLHS.
Người này nguyên là
điều tra viên Đội CSĐT về TTXH Công an thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc).
Ngày 14-12-2015, Công
an thị xã Phúc Yên bắt quả tang vụ đánh bạc tại thôn Lập Định (xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên). Quá trình bắt giữ, một số đối tượng đã chạy thoát.
Cùng thời điểm, một người dân là anh Đỗ Cao Tông đi xe máy qua, do không mang
theo giấy tờ tùy thân nên bị tình nghi nằm trong nhóm đánh bạc. Công an sau đó
tạm giữ của anh Tông các tài sản gồm một xe máy, một đồng hồ đeo tay, ba điện
thoại di động.
Quá trình điều tra,
Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phúc Yên ra quyết định khởi tố 11 người trong vụ
đánh bạc trên, không có anh Tông trong số này. Ngày 8-3-2016, anh Tông đến công
an xin lại tài sản bị thu giữ. Trường yêu cầu anh này phải chi 5 triệu đồng thì
mới giải quyết. Quá trình giao dịch được anh Tông dùng thiết bị ghi lại.
TUYẾN PHAN
Hé lộ mánh “lậu vé, ăn
gian phí” của các trạm BOT
LĐ - 118 KHÁNH HOÀ 7:10 AM,
24/05/2016
Câu
chuyện rỉ tai của cánh lái xe tải, việc vén màn "bí mật nghề nghiệp"
của người trong cuộc cùng điều tra thực tế của PV Báo Lao Động hé lộ những mánh
có thể đã và đang được các trạm BOT áp dụng để lậu vé, ăn gian phí.
- Nghi án quay vòng
vé tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ
- Giả xe hộ đê, mạo
giấy ưu tiên để trốn phí BOT
- Chậm
sửa đường, trạm thu BOT Sông Phan Bình Thuận bị ngừng thu phí
- Chủ
đầu tư BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ tự in vé, tự thu, tự kiểm soát: Hoàn vốn có
thực sự minh bạch?
Ba mánh lậu vé, ăn
gian phí của các trạm BOT
Ngày 23.5, trò chuyện
với PV Báo Lao Động, cựu trạm trưởng một trạm thu phí BOT cho biết trên mỗi
chiếc vé thu phí tại trạm BOT sẽ có một series. Về nguyên tắc, đơn vị phát hành
vé sẽ phải đăng ký series với Bộ Tài chính, chẳng hạn 1 tập vé với số series từ
1 - 100 và đó thực chất chính là một hoá đơn VAT. Số series này sẽ được nhập
vào hệ thống máy tính và sau đó mỗi lần phát ra vé cho khách hàng thì nhân viên
thu phí sẽ phải xé vé, tích vào đầu đọc thì vé đó đã được sử dụng và không còn
tác dụng nữa. Do đó việc đưa cho khách hàng cuống vé có mã vạch hay không mã
vạch không quan trọng bằng việc nhân viên thu phí có tích vào đầu đọc thẻ hay
không và mỗi lần tích thì số liệu về việc thu phí mới được ghi nhận vào hệ
thống.
Từ những thông tin
này, PV Báo Lao Động đã tiến hành điều tra và tìm ra 3 cách mà nhân viên thu
phí hoặc thậm chí là trạm BOT có thể lậu vé, ăn gian phí. Cách đầu tiên thường
gặp nhất và lỗi là do người dùng khi nhiều người quên hoặc vô tình không lấy
cuống vé và cuống vé này hoàn toàn có thể được quay vòng, tái sử dụng lại 1-2
thậm chí nhiều lần. Việc tìm cách quay vòng vé khiến nhiều nhân viên thu phí
thường có thái độ chần chừ khi đưa vé. Trên thực tế, họ có thể “câu giờ” bằng
cách đếm tiền, xem tiền và tuỳ vào thái độ khách hàng để có thể lờ đi chuyện
đưa cuống vé, hoặc nhân lúc khách hàng không chú ý đưa vé quay vòng. Do đó, với
người sử dụng, vé chuẩn là vé phải được xé từ tập hoá đơn và có tích vào đầu
đọc thẻ (thậm chí có thể nghe thấy tiếng tích vào đầu đọc thẻ).
Cách thứ 2 thường xảy
ra với các xe tải, xe container cỡ lớn - những dòng xe phải chịu phí cao, thậm
chí tới 200.000 đồng/lượt. Với những lái xe của dòng xe này, ông chủ doanh nghiệp
(DN) có thể khoán cho họ 1 tuyến khoản tiền phí nhất định mà không cần tới
cuống vé làm chứng từ. Do đó, lái xe có thể thương lượng với nhân viên thu phí
để trả tiền mặt với mức ưu đãi mà không cần lấy cuống vé. Chẳng hạn, với vé
200.000 đồng/lượt, lái xe không lấy cuống vé và chỉ đưa cho nhân viên 150.000
đồng/lượt. Một số lái xe container cho PV hay việc này khá phổ biến và giúp cả
nhân viên thu phí lẫn lái xe có lợi.
Cách thứ 3 được nhận
định là tinh vi, mang tính hệ thống hơn nên khó phát hiện và đòi hỏi sự bắt tay
từ trên xuống dưới. Đó là in lậu hoá đơn giá trị gia tăng. Chẳng hạn với một
tập vé thu phí có series từ 1 - 100, DN BOT có thể câu kết để in đúp các tập vé
thu phí với đầy đủ thông tin về series... Tuy nhiên, thông thường, nếu một tập có
series từ 1- 100 thì các DN được cho là sẽ chỉ in đúp một phần từ số 30 - 60
chẳng hạn. Do đó, việc phát hiện ra vé in trùng series là vô cùng khó. Bản thân
cơ quan chức năng hay người dùng cũng sẽ khó tìm được hai chiếc vé có cùng
series. Bên cạnh đó, nhân viên thu phí sẽ khéo léo xen kẽ giữa tập vé gốc và
tập vé in thêm và huỷ phần gốc của tập vé in thêm.
Cơ chế có thể
tạo ra gian lận
Thông tin từ một số
trạm BOT, thông thường cơ quan chức năng mà cụ thể là Vụ Tài chính của Tổng cục
Đường bộ sẽ tiến hành kiểm tra tại các trạm thu phí BOT nhưng thường là 1
lần/năm, đôi khi thì 6 tháng 1 lần nhưng cũng có lúc 2 năm mới có 1 lần. Trong
khi đó, phần lớn ngân hàng cho vay vốn tại các dự án BOT gặp khó trong việc
kiểm soát quá trình thu phí hoàn vốn và cũng sẽ không kiểm soát gắt gao nếu
phương án tài chính của dự án vẫn đảm bảo tiến độ còn các trạm BOT không dại gì
thu nhiều mà lại báo nhiều để bị rút ngắn thời gian hoàn vốn. Theo các chuyên
gia, việc kiểm soát thực tế thu phí tại các trạm BOT không quá khó nếu cơ quan
chức năng hoặc chủ đầu tư BOT tiến hành giám sát chặt camera tại các trạm thu
phí, tiến hành đếm xe, so sánh với số liệu thực tế. Ngoài ra, việc sử dụng đơn
vị thu độc lập với công nghệ cao sẽ khiến việc thu phí trở nên minh bạch.
Trước những thông tin
tìm hiểu được, PV Báo Lao Động đã trao đổi với ông Trương Văn Phước - Phó Chủ
tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia - về vấn đề này. Ông Phước cho rằng cơ
chế hiện nay có thể tạo ra chuyện lậu phí vì DN đang được tự đá bóng, tự thổi
còi. Dù hiện chưa thể kết luận điều gì xung quanh các nghi vấn trên nhưng lãnh
đạo Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng Bộ Tài chính và Bộ GTVT cũng
cần xem xét lại cơ chế, tiến hành thanh tra, kiểm tra thậm chí là điều tra bởi
“nhân gian đã nói không có lửa làm sao có khói”. Ông Phước cũng nhận định cần
có quy trình giám sát chặt chẽ hơn và việc thu phí nên để cho một đơn vị thứ 3
độc lập, thu phí một cách minh bạch để quá trình hoàn vốn có thể hoàn toàn minh
bạch trước người dân.
Trước đó, trả lời báo
chí, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN - cho rằng việc
thu kiểu xé vé đếm tiền như hiện nay vẫn có thể xảy ra hiện tượng ăn gian của
nhân viên thu vé, hoặc gian lận khi chuyển từ nhân viên về Cty, từ Cty về ngân
hàng... Chỉ khi thu phí không dừng, tiền thu được vào tài khoản ngân hàng thì
mới minh bạch được số liệu.
Minh bạch
thu phí bằng công nghệ không dừng
Trả lời phỏng vấn Báo
Giao thông, ông Nguyễn Hữu Trí - Cục phó Cục Đăng kiểm - cho rằng với công nghệ
thu phí không dừng, nhà đầu tư BOT và cơ quan quản lý nhà nước sẽ tránh thất
thoát tiền thu phí vì 100% các xe đều trả tiền tự động, được ghi nhận trên phần
mềm và hệ thống theo dõi. Nếu 100% số phương tiện sử dụng thẻ này, sẽ chấm dứt
tình trạng thất thoát phí giao thông, giúp nhà đầu tư BOT và Nhà nước không bị
thất thoát nguồn thu này.
Đại gia thủy sản Tòng
'Thiên Mã' nợ trên 891 tỷ đồng
17:31 23/05/2016
Gần hai tháng công an bắt Tòng
"Thiên Mã", cơ quan chức năng ở Cần Thơ công bố số nợ tại công ty của
đại gia thủy sản này.
Chiều 23/5, Tổ công tác do UBND TP
Cần Thơ thành lập tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã đã họp báo
để công bố tình hình nợ nần tại doanh nghiệp.
Theo báo cáo, tổng số nợ của Công ty
Thiên Mã đến thời điểm này trên 891 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhiều tập trung tại
hai ngân hàng ở tỉnh Hậu Giang (516 tỷ đồng); nợ các đối tác cung ứng vật tư,
dịch vụ là 95 tỷ; nợ chủ nuôi cá 16,6 tỷ; nợ thuế 11 tỷ; nợ lương công nhân 1,6
tỷ… Tổng tài sản hiện có của Công ty Thiên Mã chỉ còn khoảng 110 tỷ đồng.
Công ty Thiên Mã được
thành lập năm 2005 (tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ) với vốn điều lệ 70 tỷ đồng, do
Phan Bá Tòng (42 tuổi, còn gọi là Tòng "Thiên Mã") làm Giám đốc. Năm
2009, doanh nghiệp này xây hai nhà máy Kim Ngư và Thiên Mã 3.
Hoàn thành xong các
nhà máy, Thiên Mã đầu tư thêm hệ thống 12 trang trại thủy sản khép kín từ khâu
sản xuất cá bột rồi đưa qua ao nuôi 40.000 tấn cá da trơn mỗi năm… Tuy nhiên,
năm 2011, Thiên Mã có dấu hiệu ngừng hoạt động vì nợ chồng chất. Hàng chục chủ
nợ của công ty là người nuôi cá, chủ cơ sở kinh doanh mua bán thức ăn bị Tòng
bội tín vì công ty mất khả năng thanh toán với số tiền hơn 50 tỷ đồng.
Cuối năm 2012, Tòng
tuyên bố tình trạng thua lỗ. Năm 2014, đại gia thủy sản này nợ quá nhiều nên
Chi cục Thi hành án dân sự quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã kê biên, phát mãi chiếc
xe sang hiệu Hummer H2 trị giá khoảng 4 tỷ đồng.
Để vay được tiền ngân
hàng, Tòng "Thiên Mã" mở thêm nhiều công ty con rồi làm nhiều hồ sơ
vay vốn các ngân hàng. Trong đó có nhiều hồ sơ thiếu minh bạch, nợ chuyển sang
xấu. Hiện, Công ty Thiên Mã còn khoảng 400 công nhân, vợ Tòng là bà Trần Thị
Kim Yến (Phó giám đốc) đã điều hành công ty sản xuất ở dạng gia công cho Công
ty Thủy sản miền Nam.
Gần hai tháng trước,
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) phối
hợp Công an TP Cần Thơ bắt tạm giam Phan Bá Tòng và Kế toán trưởng Trần Thị
Diễm (46 tuổi) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Việt Tường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét