Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
·
Sự bình thường hóa cuối cùng của quan hệ
Việt Mỹ: The
Final Normalization of U.S.-Vietnam Relations (CFR 24-5-16) -- Bình luận của Joshua
Kurlantzick◄
·
Obama gặp các nhà hoạt đông dân sự Việt
Nam: As Obama Presses Vietnam on Rights,
Activists Are Barred From Meeting (NYT 24-5-160 -- Bài này nói rõ
Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Hà Huy Sơn bị ngăn chặn, không cho gặp Obama
Voices Human-Rights Concerns in Vietnam (WSJ 24-5-16) Obama
Pushes for Better Rights in Vietnam After Arms Deal(Time/AP 24-5-16)
·
Chuyện "đảng cử dân bầu" ở Việt
Nam: Vietnam
Gets to Vote in Elections, but the Communist Party Picks Who’s on the Ballot (Time Magazine 23-5-6)
·
Từng là kẻ thù, Việt Nam và Mỹ ngạc nhiên
trở thành bạn: Vietnam
and America’s surprising turn from foes to friends(WP 23-5-16) -- Khi nhìn lại lịch
sử, quyết định của Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 vào Biển Đông năm 2014 có
lẽ là lỗi lầm lớn nhất của họ! U.S.,
Vietnam: Once enemies in war, now partners in trade (USA Today 22-5-16) Phuong
Nguyen -- For Vietnam and the US, the best is yet to come (Nikkei Asian Review 24-5-16) Arming
Vietnam: Ideology Takes A Backseat To Pragmatism In Obama's Foreign Policy (Forbes 24-5-16)
·
Liên hệ nồng ấm hơn của Mỹ đối với Việt
Nam: Washington’s
warming relations with Vietnam (FT 22-5-16) -- Bài này có ý lo
ngại rằng Trung Quốc sẽ dùng việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam để cáo buộc Mỹ
chính là quốc gia quân sự hóa Biển Đông!
·
Tai sao việc Mỹ gỡ bỏ cấm vận vũ khí cho
Việt Nam là quan trọng: Why
Obama’s Lifting of the Vietnam Arms Embargo Matters (Diplomat 24-5-16)
·
Obama ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển
Đông?: Obama
backs Vietnam in South China Sea dispute with Beijing(Guardian 24-5-15) -- Báo này nói
hơi quá! Obama đâu có nói thẳng như vậy! (Kerry nói về vấn đề Biển Đông:
"“We don’t take a position on
those claims. China should note that. We
are not saying China is wrong in the claims. We
are simply saying, ‘Resolve it peacefully; resolve it in the rules-based
order.’”)
·
Trung Quốc giận điên! China's
Fury At Obama Over Lethal Weapons Sales To Vietnam (Forbes 24-5-16) -- Tốt! Don’t
start a fire in Asia, China warns Obama after Vietnam arms embargo lifted (WP 24-5-16)
·
Việt Nam đàn áp biểu tình về vụ cá chết: In
shadow of Obama’s visit, Vietnam cracked down on protests over dead fish(WP 23-5-16)
·
Obama
lifts weapons embargo on Vietnam amid South China Sea tensions with China (Reuters/Business Insider 23-5-16)
·
Về Việt Nam, ba cựu binh Mỹ đồng kêu gọi hãy cùng nhau tiến về phía
trước, nhưng đừng quên những bài học của nó: Moving
On in Vietnam, but Remembering Its Lessons (NYT 23-5-16) -- John Kerry, John
McCain, Bob Kerrey. Ba nhân vật nổi tiếng này viết chung một bài như thế
này thật là một ý kiến rất hay, tại sao không nhóm nào ở Việt Nam làm như thế
mà chỉ biết nằng nèo xin xỏ với Obama?
·
Vietnam’s New Environmental Politics: A Fish out of
Water? (Diplomat 24-5-16) -- Thực chất của các cuộc biểu tình về vụ cá
chết là gì?
·
Tương lai kinh tế Việt Nam có vẻ sáng sủa!!! Buoyed
by U.S. firms, Vietnam emerges as an Asian manufacturing powerhouse (WP 21-5-16) Vietnam
is globalization’s last big fan (Quartz
23-5-16)
Nghiên cứu Quốc tế
Bài mới
Bài
được đọc nhiều
Video
Chủ đề
mới trên Diễn đàn
- See more at:
http://nghiencuuquocte.org/#sthash.l1ecWcEf.dpuf
Tin Trong Nước
Lê
Hồng Lĩnh tổng hợp
Đằng
sau việc Tổng thống Obama gỡ bỏ ‘vấn đề nhạy cảm’
25/05/2016 05:00
GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/306498/dang-sau-viec-tong-thong-obama-go-bo-van-de-nhay-cam.html
Bước
tiến này cho thấy cả hai bên đã vượt qua nhiều rào cản trong mối quan hệ song
phương.
LTS:
Tiếp
theo trong mạch bài chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Tuần Việt Nam/
Báo VietnamNet giới thiệu bài viết của TS. Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, thành phố Hồ Chí
Minh.
Trong
chuyến thăm Washington cuối năm 2014 của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Chính phủ
Hoa Kỳ đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Và
ngày 23/5, lệnh cấm đã được công bố gỡ bỏ hoàn toàn trong họp báo giữa lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam và Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.
Bước
tiến này cho thấy cả hai bên đã vượt qua nhiều rào cản trong mối quan hệ song
phương. Lâu nay Mỹ luôn cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho
Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm, bởi sự khác biệt trong hệ thống giá trị và
chính trị giữa hai bên. Sự dè dặt trong việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí được thể
hiện một cách rõ ràng qua nhiều tiếng nói bày tỏ quan ngại rằng những vũ khí
này sẽ được sử dụng với những mục đích khác.
Những
ý kiến như vậy đang được ủng hộ và vận động bởi những nhóm khác nhau ở Mỹ, những
người luôn nhấn mạnh rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt
Nam cần đi kèm với cải cách chính trị. Mặc dù vậy, các chính trị gia Mỹ đã phản
ứng một cách dè dặt trước những đề xuất này. Ở một chừng mực nào đó, đã tồn tại
sự nhất trí ngầm giữa hai bên rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương
cho Việt Nam là cần thiết, như một phản ứng chiến lược trước tình hình an ninh
tại châu Á Thái Bình Dương đang thay đổi một cách chóng vánh.
Ý
nghĩa biểu tượng của thỏa thuận này không cần bàn cãi. Một mối quan hệ đối tác
toàn diện đầy đủ mang tầm vóc chiến lược nhất thiết phải cởi bỏ những rào cản
trì hoãn lợi ích song trùng của cả hai. Như lời của lãnh đạo của Việt Nam tuyên
bố: “[việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương này] cho thấy quan hệ
hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn”. Trong tư thế đó, Việt Nam có quyền
lựa chọn Mỹ hay bất kỳ đối tác quân sự nào phù hợp với điều kiện và ưu tiên
chính sách phát triển quốc phòng của mình.
Về
phía Mỹ, trong bối cảnh chi tiêu quốc phòng đang có nguy cơ bị cắt giảm do những
khó khăn về tài chính và kinh tế, Hoa Kỳ đang khá “vất vả” để có thể giữ vững vị
thế của một cường quốc quân sự hàng đầu tại khu vực. Tình trạng ngân sách suy yếu
từ Washington cổ súy hai xu thế chính. Một là thương thuyết với Bắc Kinh với mục
đích chia sẻ quyền lãnh đạo, thay vì để nước Mỹ đổ máu và tài nguyên trong những
cuộc chiến không liên quan trực tiếp đến quyền lợi sát sườn. Hai là thương thuyết
với các đồng minh chiến lược tại khu vực để cùng chia sẽ “ô dù an ninh”, từ đó
đảm bảo được thế thượng phong trong đảm bảo “luật chơi” của vùng.
Những
động thái của Mỹ thúc đẩy hợp tác an ninh với các nước Đông Nam Á là những bước
tiếp nối của xu hướng thứ hai. Một chiến lược hợp tác như vậy cần dựa trên hai
nguyên tắc: Thứ nhất, tính cần thiết của sự hợp tác toàn diện trong mọi quốc
gia có liên quan để quản lý một mối đe dọa cụ thể. Các hoạt động xây dựng đang
diễn ra ở Biển Đông là mối đe dọa đối với an ninh khu vực. Thứ hai, sự chú trọng
ngày càng tăng về việc chia sẻ gánh nặng và chủ nghĩa đa phương trong tình hình
hiện tại.
Hai
nguyên tắc này được lặp đi lặp lại trong các văn bản quan trọng của giới hoạch
định chính sách Mỹ. Chẳng hạn trọng tâm hợp tác và các cách tiếp cận đa phương
đã được phản ánh trong một số văn bản chính sách từ năm 2007, cụ thể
là Các lực lượng trên biển của Hoa Kỳ (American Sea Services), bao gồm Hải
quân, Thủy quân lục chiến, và Cảnh sát biển.
Xét
trên phương diện hợp tác quốc phòng, Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ các nước trong khu
vực thông qua một hình thức khác, đó là hỗ trợ tuần tra và hợp tác an ninh hàng
hải, trao đổi thông tin, chia sẽ tình báo, hình ảnh và các phương tiện lưỡng dụng
khác. Trong đó Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á (MSI) là một thử nghiệm quan
trọng. Điều khiến MSI nổi bật hơn so với các chương trình khác, và cũng khiến
MSI phù hợp trong bối cảnh phát triển sắp tới là trọng tâm của nó.
MSI
nhấn mạnh vào các yếu tố “mềm” như cải thiện năng lực giám sát, chia sẻ thông
tin hay huấn luyện. MSI cũng đưa ra nhiều cơ chế hợp tác khác nhau như mở rộng
các hoạt động diễn thập thực tế trên biển hay tăng cường tiếp xúc đối thoại giữa
các quan chức cấp cao. Điểm khác biệt lớn nhất giúp phân biệt MSI với các
chương trình khác chính là việc tập trung cệ thống đa phương chung giám sát hoạt
động tại Biển Đông (regional maritime domain awareness) và hướng tới thiết lập
một bức tranh hoạt động chung trên biển.
Đó
là nền tảng cần thiết để phát triển một “sức mạnh hợp tác” giữa hai quốc gia
trong thời gian sắp tới.
Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á (MSI) được Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái tại Đối
thoại Shangri-la. Trong vòng 5 năm, MSI dành một nguồn tiền vào khoảng 425
triệu USD giúp các nước đồng minh và đối tác của Mỹ tại Đông Nam Á (gồm
Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam) tăng cường năng lực nhằm
đối phó tốt hơn với các thách thức an ninh biển đang nổi lên. 85% phân bổ ngân
sách trong năm 2016 của MSI (vào khoảng 50 triệu USD) sẽ được dành cho
Philippines.
MSI, do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ, chỉ là một trong nhiều
các nỗ lực nhằm gia tăng năng lực biển cho các nước khu vực (các nỗ lực khác
bao gồm chương trình The Foreign Military Financing của Bộ Ngoại giao
Mỹ). Các thách thức an ninh biển được đề cập không chỉ là sự trỗi dậy gây
mất cân bằng của Trung Quốc, mà còn là các vấn đề đáng quan tâm khác như chống
cướp biển, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển hay phòng chống thiên tai.
Chi tiết về các kế hoạch MSI của Mỹ vẫn chưa được công bố
cụ thể. Song một số nguồn tin tổng hợp cho thấy các hoạt động hỗ trợ của
Washington đối với các đối tác xoay quanh ba nội dung chính: phát hiện, chia sẻ
và đóng góp. Các hệ thống ra-đa, trinh sát và giám sát tốt hơn có thể tăng
cường năng lực phát hiện của đối tác hay đồng minh; được hỗ trợ bởi các hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giúp chia sẻ thông tin giữa các bên. Bên cạnh đó,
các hoạt động huấn luyện, diễn tập sẽ gia tăng “tính đóng góp” của các quốc gia
liên quan.
TS.
Trương Minh Huy Vũ
Chân
dung người chuyên chấp bút diễn văn cho Obama
25/05/2016 04:00
GMT+7
Ông
Obama - Diễn viên truyền hình thực tế siêu đẳng
25/5/2016
10:37 UTC+7
Tin
tức thế giới 24 giờ: Báo Trung Quốc "bực mình" việc Mỹ bỏ cấm vận vũ
khí với Việt Nam
25/5/2016
07:16 UTC+7
Chưa
đảm bảo an toàn dịch bệnh, cá cảnh xuất đi châu Âu gặp khó
25/05/16
13:01
Thiếu
quản lý, "comment" trên báo vẫn còn kích động, sai sự thật
25/05/16
11:36
Cầm
tờ giấy khen con đem về mà buồn nhiều hơn vui!
07:28
25/05/16
Liệu
Việt Nam có thể đổi nông sản lấy vũ khí Mỹ?
10:54
25/05/16
Tổng
thống Barack Obama gặp gỡ thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á
14:08
25/05/2016
Truyền
thông “phát sốt” về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama
22:13
24/05/2016
Tổng
thống Obama rời TP HCM, kết thúc chuyến thăm Việt Nam
12:57
PM, 25-05-2016
Căn
cứ không quân của Nga bị tổ chức IS phá hủy
08:09
AM, 25-05-2016
Thông tin mỗi ngày
·
Dan Luan
·
Đinh Tấn Lực
·
Đoan Trang
·
Huỳnh Ngọc Chênh
·
JB Nguyễn Hữu Vinh
·
Jonathan London
·
Nghiên cứu Quốc tế
·
Nguyễn Tường Thụy
·
GS
Nguyễn Văn Tuấn
·
Người Buôn Gió
·
Nguyễn
Xuân Diện
·
Nhát
sỹ Tô Hải
·
R F I
·
TTX VA
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Không giảm án cho kẻ đuổi
mẹ ra khỏi nhà, bán đồ đạc của em gái
Thứ
tư, 25/5/2016 | 01:00 GMT+7
Ra tù, được em gái cho ở nhờ nhưng
gã đàn ông có 4 tiền án đã đuổi mẹ ra khỏi nhà và bán đồ đạc để chi tiêu.
Ngày 24/5, TAND Hà Nội đã bác đơn
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Phan Trọng Hoàng (43 tuổi, ở quận Nam Từ
Liêm) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hoàng có 4 tiền án, ra tù năm 2014
sau khi thụ án xong 4 năm do Trộm cắp tài sản. Không có vợ con, nghề nghiệp,
tháng 8/2015, Hoàng được em gái cho ở nhờ trong căn nhà tại phường Mễ Trì, quận
Nam Từ Liêm để sống cùng với mẹ.
Khi sinh hoạt tại đây, Hoàng đã đuổi
mẹ đi nơi khác, khiến bà phải nói dối người xung quanh rằng ra nước ngoài làm
việc. Hoàng liên tục bán tài sản trong nhà lấy tiền tiêu xài, cả chiếc cổng sắt
cũng không chừa.
Cô em khi biết chuyện
đã không khuyên được anh đành trình báo sự việc với công an. Hoàng bị bắt. Tại
phiên sơ thẩm mở tháng 3, TAND quận Nam Từ Liêm tuyên phạt Hoàng 42 tháng tù.
Trong phiên phúc
thẩm, Hoàng cho rằng đã gửi tiền em gái sắm đồ đạc nên được quyền bán. Bị cáo
vì thế không phạm tội.
Xác định bị cáo không
chứng minh được tài sản đã bán là của mình, toà phúc thẩm tuyên y án với Hoàng.
Việt Dũng
Nhiều phụ nữ tiếp tục sập
bẫy quà hàng hiệu của 'người tình ảo'
Thứ
ba, 24/5/2016 | 14:51 GMT+7
Chưa đầy 2 tháng, Công an Quảng Ngãi
đã phong tỏa tới 2,5 tỷ đồng do những phụ nữ tại đây chuyển vào tài khoản theo
lời đường mật nhóm "trai Tây" quen qua mạng.
Ngày 24/5, Phòng Cảnh sát hình sự
(PC45, Công an tỉnh Quảng Ngãi) cho biết tiếp tục phong tỏa, thu 800 triệu đồng
do các nạn nhân trú tại địa phương chuyển vào tài khoản của nhóm nghi can người
ngoại quốc. Từ tháng 4 đến nay, tổng số tiền phong tỏa từ tài khoản này lên đến
2,5 tỷ đồng.
Nhà chức trách cho hay, đầu tháng 4,
cảnh sát nhận đơn cầu cứu của một số phụ nữ về việc bị nhiều nam thanh niên
nước ngoài quen qua mạng lừa đảo số tiền lớn.
Qua điều tra, cảnh sát xác định các
nghi can thường qua Facebook, Skype, Viber để kết bạn với phụ nữ Việt Nam rồi
tán tỉnh yêu đương, hứa tặng quà. Sau đó, họ cấu kết với một số người Việt đóng
giả nhân viên hải quan, công ty chuyển phát nhanh yêu cầu "người
tình" đóng các loại phí để được nhận tặng phẩm. Trong một số trường hợp,
nhóm trai Tây còn hỏi mượn tiền và hứa sẽ quay về Việt Nam trả lại gấp nhiều
lần.
Với chiêu thức này, nhiều phụ nữ đã
chuyển tiền và từ đó mất liên lạc. Món quà họ nhận được sau khi đã trả nhiều
loại phí "ma" chỉ là những đồ vật rẻ tiền.
Nhà chức trách xác
định, vụ việc do đường dây gồm nhiều người tham gia. “Thủ phạm sở hữu tài khoản
mang tên ngước ngoài, chỉ đăng duy nhất ảnh đại diện ăn mặc lịch sự, hình thức
ưa nhìn. Khi làm quen phụ nữ, họ tự giới thiệu từng học tại một số trường đại
học danh tiếng ở Anh, Mỹ…”, đại úy Lê Thành Long (Phòng Cảnh sát hình sự Quảng
Ngãi) nói.
Theo lời khai của các
nạn nhân, Công an Quảng Ngãi đã lần ra những tài khoản nhận tiền và phong tỏa
để nhóm nghi can không thể rút ra sử dụng. Số tiền này sẽ được trả lại cho các
nạn nhân. Tuy nhiên hiện vẫn còn người tiếp tục gửi tiền vào đây.
Nhà chức trách cho
hay còn nhiều phụ nữ ở Quảng Ngãi bị sập bẫy này nhưng không trình báo cơ quan
điều tra vì lý do cá nhân. Công an Quảng Ngãi đang phối hợp với công an
các tỉnh như Hà Nam, Tây Ninh, TP HCM và Cần Thơ để mở rộng vụ án.
Châu Khang
Nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị
Thu Nga hầu tòa
24/05/2016 19:29 GMT+7
TTO - Ngày 24-5, bà
Châu Thị Thu Nga (nguyên đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu TP Hà Nội) có mặt tại
tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “lạm
quyền trong thi hành công vụ”.
Vụ án xảy ra tại
Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội
(HAIC, thuộc UBND TP Hà Nội).
Trước đó, vào tháng
1-2015, bà Châu Thị Thu Nga bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giam về
hành vi lừa đảo hơn 100 tỉ đồng của 221 khách hàng. Bà Nga bị bãi nhiệm tư
cách đại biểu Quốc hội vào tháng 6-2015.
Hai bị cáo đứng trước
vành móng ngựa là Nguyễn Văn Tuẫn (58 tuổi, nguyên chủ tịch kiêm tổng giám đốc
HAIC) và Bùi Mạnh Hà (53 tuổi, nguyên trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán
trưởng HAIC).
Cáo trạng thể
hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, Nguyễn Văn Tuẫn đã chỉ đạo và
cùng Bùi Mạnh Hà thực hiện việc hợp tác đầu tư, huy động vốn thu tổng số tiền
hơn 263 tỉ đồng để thực hiện dự án xây dựng khu chung cư B5 Cầu Diễn.
Mặc dù HAIC trực
thuộc UBND TP Hà Nội nhưng từ tháng 7-2010 đến tháng 10-2010, các bị cáo
đã nhiều lần huy động vốn vượt vốn điều lệ nhưng không báo cáo UBND TP Hà
Nội.
Số tiền huy động
được, các bị cáo đã sử dụng vào nhiều mục đích khác và đem đầu tư ra ngoài công
ty mà không báo cáo lên UBND TP Hà Nội.
Hành vi của Nguyễn
Văn Tuẫn và Bùi Mạnh Hà bị quy kết đã vượt quá quyền hạn được giao theo quy
định của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do
Nhà nước làm chủ sở hữu, gây thiệt hại là dự án B5 Cầu Diễn chưa được triển
khai, số tiền vốn huy động ngoài công ty khó có khả năng thu hồi được.
Cáo trạng xác định
năm 2008, Công ty HAIC và Housing Group do bà Châu Thị Thu Nga làm tổng giám
đốc đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư về việc thực hiện dự án tại khu B5
Cầu Diễn. Công ty của bà Nga góp vốn 60% trên tổng mức đầu tư xây dựng công
trình. HAIC góp vốn 40% trên tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Tại cơ quan điều tra,
ông Tuẫn khai mục đích hợp tác với bà Châu Thị Thu Nga là để được hỗ trợ nhằm
chứng minh tài chính để được phê duyệt làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu chung
cư B5 Cầu Diễn.
Quá trình điều tra,
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định Công ty Housing Group tiến
hành huy động vốn của khách hàng để thực hiện dự án B5 Cầu Diễn khi dự án chưa
được triển khai. Hành vi này là trái quy định của pháp luật.
Ngày 7-1-2015, Cơ
quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam
bà Châu Thị Thu Nga. Hiện nay vụ án vẫn được cơ quan điều tra làm rõ.
Tại tòa ngày 24-5,
khi được hỏi về việc hợp tác với Công ty HAIC, bà Châu Thị Thu Nga cho biết mục
đích của việc hợp tác chỉ là để hỗ trợ HAIC giải phóng mặt bằng.
Dự kiến phiên xét xử
kéo dài trong 3 ngày.
TÂM LỤA
Đánh đập dã man sinh viên ĐH Vinh
nghi do mâu thuẫn tình cảm
24/05/2016 14:34 GMT+7
TTO - Nghi án do mâu
thuẫn chuyện tình cảm, Hoàng nhắn tin cho em trai gọi bạn đến đánh dằn mặt bạn
ở Trường ĐH Vinh, Nghệ An.
Ngày 24-5, thông tin
từ Công an TP Vinh, Nghệ An cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm
giam 2 tháng hai anh em Đậu Xuân Hoàng, 23 tuổi và Đậu Xuân Huy, 24
tuổi, ngụ xã Nghi Kim, TP Vinh để điều tra về hành vi “cố ý gây thương
tích”.
Liên quan đến vụ án,
Võ Hồng Đông, ngụ P. Hưng Đông, TP Vinh do chưa đủ 18 tuổi, được gia đình
bảo lãnh nên cơ quan điều tra cho tại ngoại, nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cơ quan điều tra cũng
đang kêu gọi Trần Đức Sơn Nam, 21 tuổi ra đầu thú.
Hai người bị nhóm của
anh em Hoàng hành hung ngay tại khuôn viên Trường ĐH Vinh là anh Lữ Trọng Đạt,
19 tuổi và Cao Tuấn Dương, 22 tuổi đều là sinh viên Trường ĐH Vinh.
Theo hồ sơ vụ việc,
giữa Hoàng và Đạt có mâu thuẫn chuyện tình cảm với bạn gái từ trước đó.
Khoảng 11g30 ngày 6-4, Hoàng đang học tại phòng 101, nhà A4, Trường ĐH Vinh thì
phát hiện Đạt cũng học tại phòng này.
Sau đó Hoàng nhắn tin
cho em ruột là Đậu Xuân Huy đến trường “xử lý” Đạt.
Nhận được tin nhắn,
Huy rủ thêm Đông, Nam và một số đối tượng khác đến Trường ĐH Vinh đánh dằn mặt
anh Đạt. Trước lúc đến nơi, nhóm Huy chuẩn bị hung khí, kiếm, gạch đá…
Khi giờ tan học vừa
bước ra khỏi giảng đường thì Đạt bị nhóm của Huy xông vào dùng gạch tấn
công làm anh Đạt bất tỉnh.
Thấy Đạt bị nhóm
người lạ hành hung, anh Dương vào can ngăn cũng bị chém nhiều nhát vào đầu, gục
xuống đất. Sau khi gây án, nhóm này nhanh chân tẩu thoát. Đạt và anh Dương được
đưa đến Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An cấp cứu.
Vụ việc xảy ra ngay
gần giảng đường khiến nhiều sinh viên hoảng loạn.
DOÃN HÒA
Dụ vào khách sạn, chích
điện cướp tài sản
06:00 AM - 25/05/2016 Thanh Niên
Ngày
24.5, Cơ quan CSĐT Công an Q.10 (TP.HCM) ra quyết định tạm giữ hình sự Trương
Quốc Sinh (39 tuổi, tạm trú Q.7) để điều tra làm rõ hành vi cướp
tài sản.
·
Bị
đuổi việc, ủ mưu chích điện giết người để trả thù
·
‘Hàng nóng’ bán công khai
·
Xông
vào tiệm massage, chích điện chủ cướp tài sản
Theo
thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ 30 ngày 22.5, Sinh gạ gẫm chị P.T.C.V (30 tuổi,
tạm trú Q.Tân Phú) vào khách sạn trên đường Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10.
Tại
đây, Sinh bất ngờ rút roi điện thủ sẵn trong người chích chị V., khống chế cướp
1 nhẫn vàng, 1 bông tai. Nghe nhiều tiếng động trong phòng, nhân viên khách sạn
gõ cửa kiểm tra, bắt giữ Sinh giao cho Công an Q.10 xử lý.
Cũng
trong tối 22.5, Trần Hồ Hiếu Trung (21 tuổi, ngụ Tiền Giang), Tạ Quốc Minh (16
tuổi, ngụ Đắk Lắk, cả hai tạm trú Q.7) gọi điện thoại hẹn gặp anh T.K.D (22 tuổi,
tạm trú Q.7) để mua ĐTDĐ. Khi đến chỗ hẹn, Trung và Minh tấn công anh D. cướp
ĐTDĐ tẩu thoát. Qua truy xét, Công an Q.7 bắt giữ được 2 nghi phạm này.
Đàm Huy
Thợ săn thành trùm “hàng
nóng”
05:54 AM - 25/05/2016 Thanh Niên
Phát
tự vẽ mẫu súng trên giấy rồi đi mua sắt, ống tuýt, gỗ... về chế tạo.
·
CSGT
phát hiện nhóm nghi 'ngáo đá' mang theo 'hàng nóng'
·
[VIDEO] Mua
'hàng nóng' dễ như mua rau
·
‘Hàng nóng’ bán công khai
Cơ
quan An ninh điều tra Công an Tây Ninh hôm qua đã hoàn tất kết luận điều tra,
chuyển hồ sơ cho Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 9 bị can về tội “chế tạo,
tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép vũ
khí quân dụng” và “tàng trữ trái phép vật liệu nổ”.
Theo
kết luận điều tra, vào năm 1988, Nguyễn Tấn Phát (47 tuổi, ngụ TP.HCM) mua khẩu
súng săn 2 nòng với giá 1.200 USD ở Q.1 lên Tây Ninh săn bắn thú rừng. Sau đó,
Phát mang súng qua Campuchia đi săn thì bị lực lượng chức năng nước bạn truy đuổi
nên ném bỏ cây súng chạy thoát thân. Khi trở về nhà, Phát tự nghiên cứu, chế tạo
súng bắn đạn chài để đi săn và bán cho ai có nhu cầu sử dụng. Phát tự vẽ mẫu
súng trên giấy rồi đi mua sắt, ống tuýt, gỗ... về chế tạo.
Do
gia đình kinh doanh phế liệu nên Phát lấy thuốc nổ từ các loại đạn, vỏ đạn, đạn
cũ... chế tạo đạn chài (có bi chì bên trong) để sử dụng.
“Đại lý” súng
Quen
nhau trong những lần đi săn bắn ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng (Tây Ninh), nên vào
năm 2004, Phát bán cho Tạ Văn Rang (54 tuổi, ngụ Tây Ninh) khẩu súng tự chế (có
bộ phận cò của súng AR15) với giá 700.000 đồng. Phi vụ đầu tiên trót lọt, Phát
tiếp tục bán cho Phạm Hồng Sơn (36 tuổi) khẩu súng cùng 20 viên đạn với giá 7
triệu đồng. Khi mua xong, Sơn đưa súng và đạn cho Lê Thanh Phong (46 tuổi, cùng
ngụ TP.HCM) cất giữ để cùng nhau đi săn. Sử dụng một thời gian, đến tháng
7.2015, qua môi giới của Phát, Sơn đổi khẩu súng cho Hoàng Xuân Dũng (58 tuổi,
ngụ Tây Ninh) để lấy chiếc xe gắn máy.
Năm
2014, Phát bán cho Nguyễn Thành Lập (40 tuổi, ngụ Tây Ninh) một khẩu cùng 20
viên đạn với giá 4 triệu đồng. Sau khi sử dụng, năm 2015, Lập bán lại cho Nguyễn
Văn Kiển (42 tuổi, ngụ TP.HCM) với giá 4 triệu đồng. Khẩu súng này, Kiển cũng
đưa cho Phong cất giữ để đi săn. Đến tháng 10.2015, Phát giao cho Nguyễn Hữu Đức
(42 tuổi, ngụ TP.HCM) cất giữ một khẩu cùng 32 viên đạn K44 và 21 viên đạn tự
chế. Đức dùng súng này đi săn bắn ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng.
Tính
đến thời điểm bị bắt, Phát đã chế tạo được 6 khẩu súng có đầy đủ các bộ phận với
tính năng tác dụng như vũ khí quân dụng, bán được hơn 17 triệu đồng.
Sa lưới
Vào
đầu năm 2016, có 2 người đàn ông tên Tâm và Bình (chưa rõ lai lịch) đến gặp
Phát hỏi mua súng. Phát lấy khẩu súng bắn đạn AK và 1 khẩu súng bắn đạn chài
cho khách hàng xem. Sau khi xem súng, Bình đặt mua 2 khẩu giống như mẫu mà Phát
quảng cáo với giá 24 triệu đồng, đưa trước 4 triệu đồng và hẹn tháng sau giao
hàng. Đến ngày 8.1, Phát nhờ Trần Hữu Phước (33 tuổi, ngụ TP.HCM) chở đến
H.Dương Minh Châu để giao súng thì bị Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện và bắt giữ.
Nghe
tin Phát bị bắt, Rang đến công an đầu thú và giao nộp 4 khẩu súng (một khẩu mua
của Phát, một khẩu mua của Kiển và 2 khẩu mua của một người ở H.Củ Chi, TP.HCM,
hiện đã chết) cùng 2,2 kg thuốc nổ, 6 viên đạn thể thao, 40 hạt nổ, 11 viên đạn
tự chế, 53 vỏ đạn các loại. Lập, Phong, Sơn và Dũng cũng ra đầu thú và nộp 2 khẩu
súng cùng tang vật liên quan.
Mở
rộng điều tra, công an bắt khẩn cấp Đức, thu giữ một khẩu súng tự chế; 1 hộp đạn
nổ 64 viên; 21 viên đạn tự chế; 3 vỏ đạn; 32 viên đạn AR15; 1,5 kg bi chì; 25
gr thuốc súng và 1 bộ dụng cụ dùng để chế tạo đạn.
Ngọc Hà
Tử vong vì
ăn tiết canh heo
Thứ ba, 24/05/2016,
11:09 (GMT+7)
(SGGPO). – Sau khi ăn cháo lòng, tiết canh heo,
ông Đỗ N. L. (67 tuổi ở Phú Thọ) đã bị sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ và
xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai, cẳng chân và đùi do nhiễm liên
cầu khuẩn heo. Sau đó, ông L. được người nhà chuyển tới cấp cứu và điều trị
tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhưng vẫn không thoát khỏi ...
“tử thần”.
Theo bác sĩ Nguyễn
Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các
bác sĩ của bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu
khuẩn do ăn tiết canh heo. Bệnh nhân là ông Đỗ N. L. (67 tuổi ở Phú Thọ) sau
một ngày ăn cháo lòng, tiết canh heo, ông L. bị sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức
lơ mơ và xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai, cẳng chân và đùi. Sau
đó, ông L. được người nhà chuyển lên cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm trùng máu do nhiễm liên cầu
khuẩn heo. Mặc dù ngay sau đó, ông L. đã được điều trị tích cực, dùng kháng sinh,
dùng thuốc vận mạch, thở máy, lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc nhiễm trùng
không cải thiện và bệnh nhân đã tử vong vào ngày 22-5.
BS Nguyễn Trung Cấp
cho biết thêm, thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho thấy có tới
80% số bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo nhập viện đều trong tình trạng bệnh
nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó, có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng,
sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều
tử vong. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu
heo bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay. Đặc biệt tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu
heo đều do tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh trong quá trình giết mổ, chế biến
hoặc ăn tiết canh heo. Để phòng bệnh liên cầu heo, người dân tuyệt đối không
lựa chọn thịt heo ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín,
tuyệt đối không ăn tiết canh.
MINH KHANG
Nhóm côn đồ
chém gục tài xế trong bến xe
(PL)- Ngày 23-5, trên mạng xã hội xuất hiện
clip hơn ba phút kèm lời mô tả: “Một người bị bảo kê xe khách tuyến Nam Định -
Quảng Ninh chém gục tại chỗ. Địa điểm xảy ra vụ việc tại Bến xe Cửa Ông, tỉnh
Quảng Ninh”.
Clip ghi cảnh nhóm
thanh niên đuổi đánh, chém gục một người đàn ông trong tiệm rửa xe gần đó.
Về clip trên, ngày
24-5, trưởng Công an phường Cửa Ông (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) cho biết vụ ẩu đả
xảy ra ngày 16-5 tại tiệm rửa xe cạnh Bến xe Cửa Ông.
Vụ xô xát giữa một
nhân viên nhà xe chạy tuyến Quảng Ninh - Nam Định và nhóm thanh niên trong bến.
Nạn nhân là tài xế xe khách bị thương tích nặng và được đưa đi cấp cứu kịp thời
nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện hai nghi phạm
chính của vụ án ra đầu thú, công an đang củng cố hồ sơ để xử lý hành vi cố ý
gây thương tích làm rõ những người liên quan.
VT
Chị gái
đánh chết em ruột cùng cha khác mẹ
(PLO) - Công an tỉnh Hải Dương đang điều tra
làm rõ vụ án mạng, chị ruột sát hại em cùng cha khác mẹ rồi đẩy thi thể xuống hồ
nước.
TIN LIÊN QUAN
- Giết
người tình rồi gọi điện báo tin nạn nhân 'đang ốm nặng'
- Nam thanh niên chém
gần lìa tay công an bị bắt
Chiều ngày 24/5, đại
diện Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45, Công an tỉnh Hải Dương) cho biết đơn vị đang
khẩn trương điều tra, làm rõ vụ giết người tại phường Hoàng Tân (Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương).
Thông tin ban đầu về
vụ án, vào khoảng 17h ngày 23/5, tại hạ lưu đập Bến Tắm người dân phát hiện xác
cháu Nguyễn Văn H. (sinh năm 2006, trú tại khu dân cư Bến Tắm, phường Hoàng
Tân). Ngay khi nhận được tin báo, lãnh đạo xã Hoàng Tân đã báo cáo lên Công an
thị xã Chí Linh và phòng PC 45 Công an tỉnh Hải Dương. Lực lượng chức năng đã
tổ chức khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường điều tra làm rõ vụ án.
Kết quả điều tra ban
đầu, khoảng 19h ngày 22/5, tại bờ đập khu dân cư Bến Tắm, Nguyễn Thị T., sinh
ngày 23/11/2000 (là chị cùng cha khác mẹ với cháu H.) đã xô xát, dùng đá đánh
vào đỉnh đầu cháu H. làm cháu H. tử vong, rồi đẩy xác cháu H. xuống hồ bến tắm.
Đến 18h ngày 23/5, Nguyễn Thị T. đã đến Công an thị xã Chí Linh đầu thú khai
nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Nguyên nhân vụ án
mạng đang được Phòng PC 45, công an tỉnh Hải Dương điều tra, làm rõ…
TUYỀN ĐẶNG
Công trình trọng điểm
đường dây 220KV Trực Ninh (Nam Định): Nhiều trụ móng làm bằng bêtông trộn...
đất
LĐ - 119 NHÓM PV THỜI SỰ 7:23 AM,
25/05/2016
Theo thiết kế, công
trình đường dây 220kV Trực Ninh cắt đường dây 220kV Ninh Bình - Nam Định có
tổng chiều dài 29,437km và cần trên 50 cột đỡ. Tại mỗi móng cột, để đảm bảo các
hệ số an toàn, cần khoảng 300m3bêtông mác 200. Tuy nhiên, trong quá trình thi
công những móng cột tại địa phận xã Đại An, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định), phần
lớn bêtông đã bị đánh tráo bằng hỗn hợp đất, cát, bùn... Sự trắng trợn này tại
công trình năng lượng trọng điểm đã khiến chính những công nhân thi công cảm
thấy bất bình. Sau khi chủ động nghỉ việc, họ quyết đưa toàn bộ sự thật ra ánh
sáng bằng cách cung cấp tới Báo Lao Động.
Những lời gan ruột
Hai người đàn ông
chất phác nhưng táo bạo này là anh em ruột, cùng trú tại xã Đại An, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định. Trong khi người anh Vũ Văn Thuận (SN 1970) là thợ máy thì
người em Vũ Ngọc Hồi (SN 1974) là chủ máy. Ngoài công việc chính là làm nông,
cuộc sống của cả hai tất tả xoay quanh chiếc máy trộn bêtông cỡ nhỏ, công suất
khoảng 30m3/ngày. Trong lần đầu tiếp xúc với PV Báo Lao Động, anh Thuận thật
thà bộc bạch: “Nghỉ thì cũng khó khăn đấy nhưng tôi thấy thối nát quá, lương
tâm tôi không cho phép. Nhà tôi túng, nhà tôi nghèo, làm ruộng thì lấy đâu ra
tiền...”.
Đưa PV đến tận hiện
trường sự việc, nơi móng cột thứ nhất đã được lấp gọn gàng dưới đất, chỉ còn lộ
ra những cột chờ thẳng thớm; còn móng cột thứ 2 cũng đang trong quá trình hoàn
thiện, anh Thuận cho biết, khu vực thi công nằm ngay trên phần ruộng nhà anh
thuộc cánh đồng Vồ (thôn An Hưng) và cũng chính tay anh điều khiển máy trộn nên
biết rất rõ những sai phạm đã diễn ra tại công trình này, đặc biệt tại móng đầu
tiên.
Theo lời kể, khoảng
cuối tháng 3.2016, ông Nguyễn Văn Toán - Đội trưởng Đội thi công - đã liên lạc
với em trai anh là anh Vũ Ngọc Hồi để bàn thảo về việc thuê máy trộn cùng nhân
công. Theo thỏa thuận, anh Hồi sẽ phụ trách trộn toàn bộ số bêtông cho 2 móng
cột với khối lượng khoảng trên 600m3. Sau khi trải xong lớp bêtông lót, đến
ngày 19.4, hai anh em được gọi đến để trộn bêtông đổ vào khoang móng. Tuy nhiên
theo phản ánh, vai trò chính của chiếc máy trộn tại công trường chỉ để... làm
cảnh, bởi phần lớn hỗn hợp được đổ xuống khoang móng lại là đất, cát, đá...
được trộn ào ào qua loa. Đáng lưu ý, việc làm trắng trợn này diễn ra giữa thanh
thiên bạch nhật mà không gặp bất cứ rào cản nào từ bộ phận giám sát.
Anh Thuận bức xúc nhớ
lại: “Đây là công trình quốc gia, rất lớn như vậy mà tôi không thấy bóng dáng
ông giám sát nào, toàn thợ là thợ. Cái máy bêtông của tôi trộn trung bình là 1
bao một ben, nhưng đây chỉ nửa bao, mà cái có cái không, chủ yếu là đưa máy múc
đổ tràn vào, chỉ toàn đất cả cát, chứ làm gì có ximăng...”.
Mở cho PV xem những
hình ảnh khủng khiếp về quá trình thi công được ghi lại một cách vụng về bằng
điện thoại di động, anh Thuận tiếp tục nói bằng giọng gay gắt: “Tôi thấy nó
không đúng, lại đúng thời điểm ấy có vụ cột điện gãy đổ ở Bắc Giang, cứ bên này
đổ lỗi cho bên kia mãi không tìm được nguyên nhân, nên tôi nghĩ nếu mình mà
không báo sớm thì nó lại đổ, lúc ấy biết làm sao. Anh em tôi sẵn sàng thế chấp
cả gia tài để mời người về kiểm định, bảo múc chỗ nào thì các ông múc lên, tôi
cam đoan không có ximăng đâu, toàn cát với đá thôi”.
Cũng theo lời người
đàn ông này, trong quá trình thi công phần móng cột điện thứ 2 trong khoảng
thời gian đêm 21, rạng sáng 22.5, anh cũng lội tắt ruộng lúa để xâm nhập vào
khu vực thi công để xem xét (có ghi hình). Theo đó, tình trạng tương tự cũng
lặp lại khi dưới móng chỉ có đất, đá và cát, không hề có ximăng...
Dàn dựng vì mâu thuẫn
công việc?
Theo tìm hiểu của PV
Báo Lao Động, 2 cột móng bị phản ánh để xảy ra tiêu cực trên thuộc công trình
“đường dây 220kV Trực Ninh cắt đường dây 220kV Ninh Bình - Nam Định”. Đây là
công trình năng lượng cấp I, nhóm B do Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia
(EVNNPT) làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 tư vấn thiết
kế, Liên danh Công ty Cổ phần Sông Đà 11 và Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 thực
hiện thi công. Ông Nguyễn Văn Toán là Đội trưởng Đội thi công của Chi nhánh
Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Sáng 24.5, trong buổi
làm việc với PV, sau khi xem qua một số hình ảnh được cung cấp về quá trình thi
công, ông Lê Văn Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 11 - tỏ ra vô
cùng bất ngờ. Ông khẳng định, nếu những hình ảnh đó là sự thật, thì việc làm
của đơn vị cấp dưới là “không thể chấp nhận được”. Cũng trong buổi làm việc,
ông Đỗ Quang Cường - Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 11.7 - còn nói,
lương tâm nghề nghiệp không bao giờ cho phép những người làm công tác xây dựng
đổ đất xuống hố móng. Cả hai vị lãnh đạo cam kết sẽ cho kiểm tra ngay và làm rõ
những phản ánh tiêu cực tại công trình năng lượng quan trọng này.
Tuy nhiên, ông Tuấn
cũng nói, không ngoại trừ khả năng dàn dựng. “Ban đầu anh đứng lên tố cáo được
thuê máy trộn bêtông nhưng anh này ép giá nên anh em không thuê nữa thì có thể
lúc đấy anh ta không hài lòng. Không dám khẳng định nhưng rất có thể động cơ
cũng vì kinh tế do không được tiếp tục thuê nên anh này hậm hực. Tôi khẳng định
là không bao giờ công ty tôi tổ chức hoặc làm được việc như thế. Chưa bao giờ
làm cái này và có thể hình ảnh là do dàn dựng. Nếu cần thiết, chúng tôi sẵn
sàng đào tung lên để kiểm tra, thẩm định...” - vị Tổng Giám đốc Sông Đà 11 cho
biết.
Liên quan đến những
“hình ảnh biết nói” tại công trình xây dựng đường dây 220kV này, sáng cùng
ngày, PGS-TS Nguyễn Quang Viên - chuyên viên Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước về
công trình xây dựng - khẳng định, những việc làm của đơn vị thi công là “lừa
dối” và “không chấp nhận được”. Theo lời vị chuyên gia, nếu chỉ quan sát phần
trên đất, thì cột chờ rất đẹp mắt, chất lượng bêtông cũng rất tốt nhưng bên
dưới sự thực “bung bét” như thế thì rõ ràng là sự lừa dối. “Theo hình ảnh quan
sát thì chắc chắn chất lượng bêtông không đảm bảo. Không ai đổ bêtông như thế
cả. Bêtông phải có đủ 4 thành phần là cát, đá, xi, nước. Đây thì chỉ thấy đất,
đá, cát... Đến nước còn không có thì làm sao thành bêtông được” - PGS-TS Viên
nói.
Theo lời giải thích
của vị chuyên gia có 25 năm hoạt động trong lĩnh vực giám sát các công trình, thì
việc chất lượng bêtông không đảm bảo sẽ dẫn đến nước xâm thực vào bên trong,
gây gỉ thép, làm nứt móng, giảm tuổi thọ và giảm cả khả năng chịu lực. Trong
trường hợp cụ thể được phản ánh, về lâu về dài sẽ xảy ra hiện tượng lún không
đều, gây nghiêng cột điện và dẫn đến gãy đổ.
Ở nhờ rồi chiếm nhà của
cháu gái, bị đơn thua kiện
12:10 24/05/2016
Mua giúp cháu gái nhà, ông Bình cùng
gia đình dọn đến ở nhờ. Hơn 20 năm sau, ông ta đuổi chủ nhà ra đường khi họ từ
nước ngoài về.
TAND Hà Nội mở phiên
tòa sơ thẩm vụ kiện đòi tài sản giữa hai chú cháu ruột, hôm 23/5.
Chỉ vì muốn chiếm căn
nhà của cháu gái, ông Bình (68 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã đuổi mẹ con
cháu gái ra khỏi nhà khi họ về nước học tập, công tác.
Chủ nhà bị người ở
nhờ đuổi ra đường
Được bà Tuệ (59 tuổi, quốc
tịch Nhật Bản) ủy quyền, người đại diện trình bày tại tòa cho biết, cách đây
gần 40 năm, bà Tuệ lấy chồng người Việt gốc Hoa. Sau đó cả gia đình họ sang
Nhật Bản định cư.
Khi đã ổn định cuộc
sống, người đàn bà xa xứ vẫn đau đáu nhớ về quê hương nên thường xuyên trở về
thăm nhà.
Cùng thời gian này, do
phải làm ăn với nhiều người ở Hà Nội nên bà Tuệ có nhu cầu mua nhà ở đây. Để
mua được nhà, người phụ nữ mang quốc tịch nước ngoài phải nhờ người đứng tên
tài sản thay mình.
Do cha mất sớm, bà
Tuệ phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông Bình (chú ruột, khi đó đang công tác tại Hà
Nội). Nhận lời, ông Bình tìm mua giúp cô cháu gái căn nhà nhỏ 2 tầng ở quận Cầu
Giấy.
Để đáp lại công ơn
chú, mỗi khi về Việt Nam, bà Tuệ lại đưa cho ông Bình tiền, mua sắm quần áo cho
gia đình họ.
Nhận nhà, bà Tuệ bỏ
tiền ra sửa sang, mua sắm nhiều nội thất. Thấy nhà cháu gái để không, ông Bình
ngỏ lời cho mình và vợ con vào ở. Nghĩ nhà để không sẽ xuống cấp, bà Tuệ đồng
ý.
Vào được căn nhà, ông
Bình đã bán hết đồ đạc do bà Tuệ sắm để lấy tiền tiêu pha. Thậm chí, khi hai
người con trai của bà Tuệ từ Nhật về Việt Nam học đại học, chúng cũng bị ông
Bình đuổi.
Tố con trai hư hỏng
Trước lời khai trên, bị đơn cho rằng
căn nhà trên thuộc sở hữu của mình. “Căn nhà này tôi mua năm 1992 bằng tiền
tiết kiệm và tiền vay từ người anh họ trong Đà Nẵng. Ngoài ra là cháu Tuệ cho
tôi 36 chỉ vàng", ông Bình nói.
Tiếp lời, ông khẳng định việc bà Tuệ
có trong tay sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà… là do bà ta mượn rồi không trả.
Thấy vậy, đại diện VKS hỏi bị đơn
những chữ ký trong Giấy xác nhận tài sản, Giấy cam đoan tài sản là nhà do bà
Tuệ mua… có phải do ông ký không bởi chữ ký này đã được giám định, kết luận là
của ông. Ông Bình trả lời: "Tôi thấy chữ ký này là do sai sót của người
giám định".
Trước những lời khai trên, HĐXX công
bố một số lời khai của nhân chứng, người liên quan. Trong đó có lời khai của vợ
chồng Hải - con trai ông Bình hiện đang sinh sống tại căn nhà đang bị tranh
chấp. Những người này đều khẳng định nhà thuộc quyền sở hữu của bà Tuệ.
Phản bác lại lời khai của con trai,
ông Bình nói: “Hải nó là con trai tôi nhưng nó là đứa con hư hỏng. Tôi xin việc
cho nó, nó cũng không đi. Tôi cho đi học sửa chữa ti vi về nó cũng không làm…
Bà Tuệ đã lợi dụng mối quan hệ cha con tôi để lôi kéo nó chống đối lại tôi”.
Trong phần tranh luận, bà Tuệ cũng
trình bày quan điểm của mình. “Tôi không bao giờ muốn mất đi tình cảm chú cháu.
Tôi vẫn bảo chú tôi chỉ vì muốn chiếm nhà của tôi mà chú nhẫn tâm đánh mất tình
cảm máu mủ thì thật đau lòng", bà Tuệ nói.
"Đây chỉ là một trường hợp cá
biệt. Ở Việt Nam không phải chỗ nào cũng như vậy", vị chủ tọa nói trước
khi vào nghị án nói.
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, chứng cứ
có trong vụ án, HĐXX TAND Hà Nội tuyên những người đang sinh sống trong căn nhà
trên phải trả lại nhà cho bà Tuệ vì toàn bộ tiền mua căn nhà trên là của người
phụ nữ 59 tuổi.
Toàn buộc ông Bình phải đến cơ quan
chức năng sang nhượng quyền sở hữu nhà cho bà Tuệ. Bên cạnh đó phán quyết cũng
yêu cầu bà Tuệ phải trả ông Bình hơn 3 tỷ đồng tiền trông nom, nâng cấp để ngôi
nhà có giá trị như hiện nay.
Kết thúc phiên tòa, bà Tuệ nói sẽ
tiếp tục làm đơn kháng cáo.
Vân Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét