CÂU CHUYỆN VỀ CON TRAI TÔI- THỦY NGUYỄN.
Broadcating Vietnam (truyền thông Việt Nam)
Nguyễn Xuân Nghĩa dịch
Một
cái nhìn bên trong - Không chạy trốn chiến tranh, mà chạy trốn bức hại:
Câu
chuyện của một người đàn ông trẻ đã thoát khỏi Việt Nam những ngày qua.
Đăng
12 tháng 12 năm 2016; tập 62
Đó
là một đêm thứ hai se lạnh ở Little Sài Gòn của Houston. Từng đứa trẻ đang rời
khỏi một trung tâm dạy kèm tiếng Việt . Bây giờ còn lại là thành viên của các
nhóm thanh niên người Việt địa phương, tụ hội vào một trong các lớp học của họ.
Một người đàn ông da trắng trẻ tuổi bình dị trong chiếc áo T-shirt, quần Jean
và đặt lên bàn một tập tài liệu. Khi mọi người ngồi xuống, cuộc họp khai mạc,
và người đàn ông trẻ tuổi bắt đầu nói chuyện.
Tên
của anh là Thủy Nguyễn; anh là một trong những nhà lãnh đạo của tổ chức mang
tên: Thanh niên Houston vì một Việt Nam tốt đẹp hơn- một nhóm cộng đồng thanh
niên người gốc Việt trong địa phương. Anh bắt đầu bằng việc mô tả các nhiệm vụ
của nhóm: tìm hiểu về Việt Nam và có hành động ủng hộ nhân dân Việt Nam. Mọi
người chăm chú lắng nghe một cách say sưa và hứng thú khi Thủy nói. Phong cách
quyến rũ của mình, ẩn giấu nhiều hài hước, làm cho anh ta thành một nhân vật kỳ
lạ đến dễ thương. Khi được yêu cầu mô tả về chính mình, Thủy lựa chọn vài từ và
một câu chuyện ly kỳ, hồi hộp bắt đầu.
"Chào.
Tên tôi là Thủy Nguyễn, tôi 28 tuổi. Tôi đã ở Texas một năm rưỡi. Tôi đến đây
với tư cách người tị nạn. Tôi đã sống ở Hà Nội tám năm trước khi tôi đến Hoa
Kỳ, "- Anh nói.
Thủy
là một sinh viên Đại học Mỏ Địa chất tại Hà Nội. Anh tự nhận mình giỏi giải
quyết các khó khăn trong toán học, vật lý và hóa học.
"Tôi
học chuyên ngành dầu khí." Thủy nói. Và trong thời gian rảnh của mình,
"Tôi tham gia một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc," anh nói thêm.
Kỹ
sư có tham vọng này đã xuất sắc các môn toán, vật lý đại cương, và nghèo kết
quả hơn trong môn địa chất. Anh sống trong một căn hộ được chia sẻ với một số
bạn bè.
Đại
học (ở Việt Nam) khá nhàm chán, cho đến một ngày, khi Thủy đang học năm thứ ba.
Vừa trút bỏ bộ đồng phục màu xanh, anh đã nhận được một tin nhắn chấn động từ
nhà.
"Một
người bạn gọi cho tôi. Cô ấy nói với tôi có một rắc rối gì đó trong nhà tôi. Có
rất nhiều người bên trong ngôi nhà của tôi. Cô ấy nói với tôi rằng họ là cảnh sát.
Một vài phút sau, mẹ tôi gọi tôi. Tôi nhớ khi mẹ tôi gọi tôi, tôi vẫn còn trong
lớp. Bà nói cha tôi bị bắt. "
Mẹ
của Thủy, Nguyễn Thị Nga, là người đầu tiên về nhà đêm cha anh bị bắt.
"Tôi
đến nhà và trời ơi!, toàn bộ ngôi nhà của tôi đã bị bao vây bởi cảnh sát an
ninh", bà Nga nhớ lại. "Tôi thấy rằng trước cửa nhà tôi đông nghẹt .
Người từ khắp các khu phố đã tụ tập trên cả hai bên của đường phố, và một hàng
dài xe ô tô cảnh sát đang đỗ trước nhà. Tôi bước vào nhà, và nó đã hoàn toàn bị
bị lục tung từ trong ra ngoài. Thậm chí cả dây điện thoại- tôi có thể nhìn thấy
cảnh sát đã gỡ chúng ra. Mỗi bước tôi đi, cảnh sát đều đi theo. Họ vây lấy tôi.
"
Cha
Thủy là nhà văn bất đồng chính kiến, Nguyễn Xuân Nghĩa, một trong những nhà
lãnh đạo một liên minh chính trị gọi là Khối 8406. Nhóm này đã lấy danh xưng
sau ngày nó đã ra một tuyên ngôn chính đáng về Tự do và Dân chủ cho Việt Nam:
Nó đã được công bố vào ngày thứ Tám của tháng Tư, 2006. Tuyên ngôn được công bố
lần đầu tiên, đã có hàng trăm, sau đó hàng ngàn công dân công khai ký tên, kêu
gọi cải cách dân chủ.
Hai
năm sau, ngày 11 tháng 9 năm 2008, nói chính xác là vào lúc nửa đêm tại Hải
Phòng, an ninh đã đột kích vào căn hộ của gia đình vì bố của Thủy, Nguyễn Xuân
Nghĩa. Một nhà thơ, nhà văn, nhà báo; được biết đến với nhiều tác phẩm ủng hộ
dân chủ. Bố Thủy là một trong hàng chục nhà hoạt động bị bắt vào lúc bắt đầu
của một cuộc đàn áp dữ dội bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
"Họ
đã tịch thu tất cả các máy tính trong nhà tôi, tất cả mọi thứ liên quan đến các
hoạt động chống đối của ông cùng tất cả các giấy tờ, biểu đồ, cả các vật dụng
trong nhà. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều, vì bây giờ bà ấy là người duy nhất phải
hiện diện ở nhà. "Thủy nói.
Cuối
cùng cảnh sát đã buộc tội Nguyễn Xuân Nghĩa theo điều 88 của Bộ luật Hình sự:
tuyên truyền chống nhà nước. Thật không dễ dàng đối với Thủy. Gia đình anh bị
tan tác. Anh phải liên tục đi lại giữa quê nhà là Hải Phòng, nơi mẹ anh đang
sống, trường đại học của mình tại Hà Nội và bất cứ nơi nào cha của anh bị giam
giữ với nhiều lần chuyển trại. Khi Thủy và mẹ đến thăm cha mình, phải tiêu phí
những tuần lễ kéo dài mới đạt kết quả.
"Chúng
tôi đã dành rất nhiều thời gian đến thăm ông và chuẩn bị mọi thứ từ 1-2 tuần
trước." Thủy nói.
Đi
bằng xe bus phải qua vài chặng, mất nhiều thì giờ và khi họ đến, họ được báo
phải chờ đợi bốn giờ nữa
"Trong
phòng chờ, họ nói với chúng tôi rằng chúng tôi không được mang theo điện thoại,
các thiết bị ghi âm. Chúng tôi phải giao tiếp với ông trước mặt họ, vì họ không
muốn chúng tôi nói về chính trị, bất kỳ chi tiết nào về những gì đang xảy ra
bên ngoài liên quan đến chính trị. "Thủy nói. "Vì vậy, khi chúng tôi
nói chuyện với ông, đề cập đến một điều gì đó về chính trị, họ ngăn chặn chúng
tôi ngay. Và đôi khi họ bắt ngừng cuộc thăm viếng, đưa ông ấy trở lại phòng
giam ".
Sau
khi cha mình bị bắt, Thủy đã không được phép gặp ông trong cả một năm. Khi họ
gặp lại nhau, Thủy đã bị sốc khi thấy bao nhiêu thay đổi trong người cha của
anh.
"
Nhìn ông ấy hoàn toàn khác trước. Ông đã già đi nhiều. Ông đã có rất nhiều tóc
trắng. Tôi nghĩ ở trong ấy ông đã già đi. Và tôi hỏi ông về nhà tù như thế nào.
Ông nói với tôi rằng có rất nhiều áp lực bởi vì cảnh sát phỏng vấn ông hàng
ngày, cả ngày và đêm, và nó khiến ông căng thẳng. Chúng tôi gặp ông chỉ được
một giờ và chúng tôi ra về. Thật tội".
Cha
Thủy ở tù sáu năm. Trong thời gian đó, Thủy đã liên tục bị cảnh sát an ninh
quấy rối. Họ kiên trì để phá vỡ cuộc sống của anh. Đôi khi, thay vì chất vấn
trực tiếp Thủy, họ còn đẩy các giáo sư dạy đại học của anh tham gia.
"Họ
đã đến trường học của tôi và họ yêu cầu giáo sư của tôi để tôi đi đến đồn cảnh
sát." Thủy nhớ lại. " Những người đàn ông…, tôi nhớ một số giáo viên
của tôi thực sự là một hố rỗng tuếch."
Các
giáo sư của Thủy đã yêu cầu anh đến văn phòng của họ, và cảnh sát thì đã có mặt
ở đó.
"Họ
gọi tôi đi đến đồn cảnh sát trong mười ngày liên tục – trong tình trạng bị đe
dọa". Thủy nói. "từng ngày một. Đó là một thời gian khó khăn. Họ tra
vấn tôi về những thứ liên quan đến [đảng ủng hộ dân chủ] Việt Tân, và về các
cuộc biểu tình tôi tham gia. "
Trong
một trường hợp khác, anh nhớ lại- bị ngăn cản tham gia một tập trung ôn hòa bên
ngoài phòng xử án Hà Nội.
"Cảnh
sát không muốn tôi đến đó để tham gia vào đám đông, vì vậy họ yêu cầu giáo viên
của tôi gọi tôi đến văn phòng."
Thủy
đã không nghi ngờ giáo sư này đã nhận đơn đặt hàng của cảnh sát. Anh chờ đón
cuộc gặp giáo sư vào một buổi sáng thứ bảy, nghĩ rằng họ muốn thảo luận với anh
về các môn học . Nhưng khi đến nơi, anh biết được rằng anh không mang về được
cái gì hết.
"Không
được cái gì hết!" - Thủy nói – gọi tôi tới văn phòng của ông ấy và không
làm cái gì cả ở đấy! Khi [họ] không muốn người bất đồng chính kiến đi đến một
nơi nào đó, [hoặc] để tham gia các cuộc tụ họp của quần chúng, họ sẽ gọi người
đó đến đồn cảnh sát hoặc những nơi như thế. "
Cuộc
sống sẽ mãi như vậy - ngay cả sau khi cha anh đã được ra tù vào năm 2014 và bắt
đầu chịu ba năm quản thúc tại gia. Mẹ của Thủy, bà Nga, không còn phải sống một
mình, nhưng công an không buông tha sách nhiễu. Bà nói:
"Họ
trộn mắm tôm với sơn và ném nó vào nhà tôi," bà nói. "Quản thúc tại
nhà đối với chồng tôi cũng không tốt hơn trong nhà tù. Bạn bè của chúng tôi tại
Hà Nội yêu chồng tôi, và đến để xem anh ấy thế nào. Nhưng cảnh sát yêu cầu hàng
xóm theo dõi họ. Cảnh sát đuổi theo chiếc xe bạn bè của chúng tôi "và phá
vỡ cửa sổ xe hơi của họ”. Canh giữ chồng tôi như vậy là tồi tệ quá, ngay cả khi
bạn bè của chúng tôi đến thăm, họ sẽ không cho vào. "
Tôi
không thể làm bất cứ điều gì tôi muốn ở Việt Nam. "Thủy nhớ lại. "Tôi
đã tốt nghiệp nhưng tôi không có công việc liên quan đến lĩnh vực tôi đã nghiên
cứu và chính phủ quấy nhiễu tôi rất nhiều lần. Tôi đã thực sự chán nản với cuộc
sống của tôi ở Việt Nam. Tôi đã tự hỏi mình, có phải là cuộc sống mà tôi muốn?
Tuyệt đối không!."
Thủy
nhận ra rằng hoàn cảnh của mình có thể hội đủ điều kiện để anh tỵ nạn tại Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, quá trình này là một con đường dài, và liên quan đến một quy chế
được đưa ra bằng các chi tiết trong vài cuộc phỏng vấn - tất cả để xác định có
hay không người nộp đơn thực sự là một người tị nạn.
Vivian
Tan là nhân viên báo chí khu vực cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.
(UNHCR)- một cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc giúp bảo vệ những người bị buộc phải
bỏ chạy, bao gồm cả những người tìm kiếm sự tị nạn. Tan giải thích:
"Một
người tị nạn là một người nào đó đã được công nhận theo Công ước tị nạn năm
1951 như một người tị nạn mà cơ bản là người chạy trốn cuộc đàn áp ở đất nước
của họ. Và một người tìm kiếm tị nạn là một người nào đó đã tìm cách tị nạn
nhưng bị khiếu nại bởi đang trong quá trình xác minh. Vì vậy, một người tìm
kiếm tị nạn có thể cuối cùng sẽ được công nhận là một người tị nạn hoặc có thể
bị từ chối, nếu các chi tiết của người này là không rõ ràng, không đủ tin cậy
".
Từ
năm 2013 đến năm 2015, đã có khoảng 10.000 đơn xin tị nạn từ Việt Nam được xét
duyệt. Các đơn không đúng tiêu chuẩn, nhưng thuộc diện xin tị nạn cũng sẽ được
chấp thuận. Trong số hàng ngàn hồ sơ nộp mỗi năm, có khoảng 25 phần trăm bị từ
chối. Và đối với Thủy, đơn của anh gây ra sự quan ngại không mong muốn từ chính
phủ Việt Nam- đối tượng đã theo dõi anh. Quyết định ra đi rất khó khăn, nhưng
nó đã khá rõ ràng đối với anh.
"Tôi
phải làm điều gì đó. Vì vậy, tôi quyết định xin tị nạn tại Hoa Kỳ, "Anh
nói.
“Tôi
rất ủng hộ con trai tôi rời Việt Nam, vì Thủy có cùng một tình yêu đối với đất
nước của mình, giống như cha mình. "Mẹ Thủy cho Loa (cơ quan truyền thông)
biết. "Năm đầu tiên của anh tại trường đại học, Thủy đã biểu tình phản đối
Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc.Vì những điều này và khi cha bị bắt
giam cảnh sát đã “quan tâm” đến Thủy rất chặt chẽ. Chính phủ không để Thủy đi.
Họ sẽ không bao giờ để cho cháu được đi. Bất cứ nơi nào cháu đến, bất cứ công
việc gì cháu đã làm để kiếm sống, cảnh sát đều phá, điều này đồng nghĩa với
đóng cửa tương lai của cháu. "
Những
điều áp đặt lên Thủy đã chứng minh rằng chính phủ Việt Nam đã bức hại anh vì
quan điểm chính trị của anh.
"Trong
hai năm đầu tiên, tôi đã ở trong diện được phỏng vấn; các cuộc phỏng vấn này là
của chính phủ Hoa Kỳ. Họ hỏi một số câu về Đảng Cộng sản và các hoạt động của
tôi tại Việt Nam, các chống đối về chính trị. Sau hai năm, họ chấp thuận. Trên
thực tế, chỉ một năm và một nửa năm sau. Và sau đó, họ đã cấp cho tôi vé để bay
đến Hoa Kỳ, Houston- chính xác là đến đây. "
Thủy
nghĩ phải thực hiện chuyến đi. Anh đã có điều kiện là được chấp thuận cho tị
nạn tại Hoa Kỳ, ngay cả một vé để bay. Anh không cần bất cứ điều gì khác. Cơn
ác mộng của anh sẽ kết thúc được sớm hơn.
Nhưng
anh không nghĩ ra được điều này...
"Khi
tôi đến sân bay, cảnh sát đã chặn tôi lại và họ tịch thu hộ chiếu của tôi. Tôi
hy vọng rằng họ sẽ trả lại hộ chiếu của tôi, nhưng thực sự họ không trả. Lũ
cảnh sát Việt Nam Chết tiệt! Cảnh sát Việt Nam. Bạn không nên tin tưởng họ. Họ
đúng là quỷ địa ngục. Vậy là tôi không thể đi ra khỏi Việt Nam vì tôi không còn
hộ chiếu ".
Thủy
đã tranh cãi với cảnh sát để lấy hộ chiếu, nhưng anh biết tất cả các việc anh
có thể làm vào thời điểm đó là về nhà và chờ đợi.
"Một
vài ngày sau đó, cảnh sát đã triệu tập tôi đến nơi làm việc của họ và hỏi tôi
làm thế nào tôi đã xin được quy chế tị nạn, và nơi tôi sẽ định cư là Mỹ,"
Thủy kể lại. "Rất nhiều câu hỏi có liên quan đến quá trình xin tị nạn của
tôi và những người đã giúp tôi. Và họ đã lặng thinh mỗi lần tôi gửi đơn thư yêu
cầu trả lại hộ chiếu của tôi . Họ lại gọi tôi đến nơi làm việc và giải thích
cho tôi tại sao họ sẽ không làm như vậy (trả lại hộ chiếu). "
Cảnh
sát thẩm vấn anh chỉ để tìm ra người đã giúp anh. Cuối cùng, Thủy tin chắc chắn
rằng họ không có ý định trả lại hộ chiếu cho mình. Mục đích (những cuộc gọi)
chỉ đe dọa anh ta mà thôi.
"Sau
một năm, tôi quyết định là tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi không thể ở
tại Việt Nam để sống như thế này. "Thủy nói. "Tôi đã chờ hơn một năm
cho tình trạng chờ giải quyết tị nạn và cảnh sát đã can thiệp và đã làm những
điều thực sự khủng khiếp. Sau một năm, tôi quyết định lần nữa rằng tôi phải rời
khỏi đất nước này. Vì vậy, tôi đã đi Thái Lan. "
Thủy
quyết định đi đến Thái Lan vì anh biết Liên Hợp Quốc sẽ bảo vệ anh cho đến khi
họ có thể mang lại cho anh một cách hợp pháp ra khỏi Thái Lan và lên máy bay
sang Hoa Kỳ. Anh không thể thách thức chính quyền nên anh không tiết lộ kế
hoạch của mình cho bất cứ ai. Trong nhiều tuần, anh giữ thói quen sinh hoạt
thường nhật của mình để không gây bất kỳ sự nghi ngờ nào. Sau đó, với sự giúp
đỡ từ một số bạn bè, Thủy đi kín đáo đến biên giới Việt Nam và Lào. Anh cần
phải có chuyến đi đến Thái Lan từ Lào, nhưng những gì anh sợ nhất là khi rời
khỏi Việt Nam.
"Tại
trạm kiểm soát, có rất nhiều công an Việt Nam. Họ đã kiểm tra tất cả các xe
tải, và xe ô tô chở người đến và ra khỏi Việt Nam. "Thủy nhớ lại.
"Bạn tôi bảo tôi chỉ cần vượt qua trạm kiểm soát cửa khẩu là OK."
Xe
xếp hàng dài trên cả hai bên biên giới. Nhưng không nhiều chuyện xảy ra ngoài
việc cạnh đấy có vài nhân viên cảnh sát. Họ đã tuần tra khu vực. Để trộn lẫn
vào đám đông, anh cần phải thật tự nhiên khi đi bộ từ xe của mình vào cửa kiểm
soát với một khoảng cách 100 mét. Dẫu sao anh cũng đã thận trọng tuân thủ kế
hoạch của bạn mình, anh không có thời gian để do dự. Không vật dụng nào bị giữ
lại, Thủy hướng về biên giới.
"Tôi
là người duy nhất đi qua biên giới trước con mắt của họ. Họ đã không chú ý đến
tôi. Tôi nghĩ, "Làm thế quái nào tôi đã đi qua trạm kiểm soát đó mà cảnh
sát không nhận ra tôi ?" Nhưng tôi đã làm được nó! ", Anh cười.
Cha
mẹ Thủy vẫn đang sống tại Hải Phòng, nơi họ có một cửa hàng nhỏ. Không nản lòng
bởi sự quấy rối liên tục, ông Nghĩa tiếp tục viết, và nó cũng là động lực để
Thủy làm tốt công việc của mình ở Mỹ. Có vài điều ở đây không như cuộc sống anh
tự hình dung, nhưng được một nhà lãnh đạo cộng đồng ở Little Sài Gòn vô tư giúp
đỡ anh kết nối với quê hương mà anh bị buộc phải chạy trốn.
Với
cuộc sống mới của mình tại Houston, Thủy tự do nói lên suy nghĩ của mình. Tại
cuộc họp nhóm thanh niên địa phương, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình
với các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt và làm việc với họ để xây dựng tình
đoàn kết giữa những người Việt ở Mỹ và ở Việt Nam.
"Tôi
nghĩ rằng tôi cảm thấy như tôi đã được sinh ra một lần nữa. Đó là bạn có quyền
quyết định những gì bạn định làm, những gì trong tương lai của bạn, và bạn làm
những gì bạn muốn. "Thủy mỉm cười.
------------------------
BẢN
TIẾNG ANH.
A
Look Inside - Not Fleeing War, But Persecution: One Man’s Tale of Escape from
Today’s Việt Nam
Published
December 12, 2016; Episode 62
It’s
a chilly Monday night in Houston’s Little Sài Gòn. Children leave a Vietnamese
tutoring center one by one, as members of several local Vietnamese youth groups
gather inside one of its classrooms. A young fair-skinned man dressed casually
in a t-shirt, hoodie, and jeans sets up tables and chairs for a gathering. Once
everyone is settled down, the meeting begins, and the young man begins to
speak.
Gathering
of local Houston youth groups.
His
name is Thủy Nguyễn, and he is one of the leaders of the organization, Houston
Youth for a Better Việt Nam, a community group he founded with several other
young Vietnamese locals. He starts by describing the mission of the group: to
learn about Việt Nam and take action to support the Vietnamese people.
Everyone listens intently to the humorous and lighthearted Thủy as he speaks.
His charming mannerisms, tinged with sarcasm, make him an oddly likeable
character. Asked to describe himself, Thủy opts for few words and a
cliffhanger.
“Hi.
My name is Thủy Nguyễn, I’m 28 years old. I have been in Texas for one and a
half years. I came here as a refugee. I lived in Hà Nội for eight years before
I came to the U.S.,” - he says.
Thủy
was a university student at the Hà Nội University of Mining and Geology. He
considers himself good at solving problems in math, physics, and chemistry.
“I
majored in Petroleum.” Thủy says. And during his free time, “I joined some
protests against China,” he adds.
This
aspiring engineer was taking the usual math and physics classes, and did poorly
in his geology class. He lived in an apartment he shared with some friends.
University
was pretty mundane, until one day, when Thủy was in his third year. Out of the
blue, he received an alarming message from home.
“A
friend of mine called me and she told me there’s something in my house. There
was a lot of people inside my house. She told me that they were police. A few
minutes later, my mom called me. I remember when my mom called me, I was in a
class. She told me my father got arrested.”
Thủy’s
mom, Nguyễn Thị Nga, was the first to arrive home the night of his dad’s
arrest.
“I
arrived home and oh my god, my entire house was surrounded by security police,”
Nga recalls. “I saw that my doorway was crowded. People from all over the
neighborhood had gathered on both sides of my street and a long row of cars was
parked in front of my home. I entered my house, and it was completely turned
inside out. Even the phone lines, I could see the police were pulling them out.
Every single step I took, the police followed me. They had me surrounded.”
Thủy’s
father is dissident writer Nguyễn Xuân Nghĩa, one of the leaders behind a
political coalition called Bloc 8406. The group named itself after the date it
released a stunning Manifesto on Freedom and Democracy in Việt Nam: It was
published on the eighth of April, 2006. The document was groundbreaking because
for the first time, hundreds, then thousands publicly signed on to it, calling
for democratic reforms.
Two
years later, September 11, 2008, to be exact, at midnight in Hải Phòng, the
security police raided the family’s home because they were after Thủy’s father,
Nguyễn Xuân Nghĩa. A poet, novelist, and journalist, Nghĩa was known for his
numerous pro-democracy writings. Thủy’s dad was one of dozens of activists who
were arrested at the start of an intense crackdown on dissent in Việt Nam.
“They
confiscated all the computers in my house. Everything related to his
activities. All the papers, computers, forms, all the things in the house. My
mom was crying a lot because now she’s the only one in the family.” Thủy says.
Police
eventually charged Nguyễn Xuân Nghĩa under Article 88 of the penal code:
conducting propaganda against the state. It wasn’t easy on Thủy. His family was
broken. He traveled constantly between his hometown in Hải Phòng where his mom
still lived, his university in Hà Nội and wherever his father happened to be
imprisoned, after multiple relocations. When Thủy and his mom went to visit his
father, the ordeal lasted weeks on end.
“We
spent a lot of time visiting him and prepare everything one to two weeks in
advance.” Thủy says.
The
trips took several bus rides, hours long, and when they arrived they were told
to wait four hours.
“[In
the visiting room] they told us that we are not to have phones, any recording
devices. We have to communicate with him in front of them because they don’t
want us to talk about politics, any details about what’s happening outside
related to politics.” Thủy says. “So when we were talking to him it’s like,
when we talk to him, if we mention something about politics, they gonna stop
us. And sometimes they will stop the conversation and send him back to his
cell.”
After
his father’s arrest, Thủy wasn’t allowed to see him for an entire year. When
they finally met again, Thủy was shocked to find how much his father had
changed:
“He
looked really different. He got older. He had a lot of white hairs. I think
he’s getting older inside. And I asked him about how the prison was. He told me
that there was a lot of pressure because the police interview him everyday, day
and night, and it makes him tense. We meet him for just one hour and we go
back. Wow.”
Thủy’s
father was in prison for six years. During that time, Thủy was constantly
harassed by the security police. They were persistent, and went to extremes to
disrupt his life. Sometimes, instead of lashing out directly at Thủy, they got
his university professors involved.
“They
went to my school and they asked my teacher to invite me to go to police
station.” Thủy recalls. “Man, I remember some of my teachers really were
a–holes.”
Thủy’s
professors would ask him to visit them in their offices, and the police would
be there.
“[From
there], they invited me to go to police station for ten days – consecutively –
in a row”. Thủy says. “Every day. It was a tough time. They interviewed me
about stuff related to [pro-democracy party] Việt Tân, and about the protests
I joined.”
On
another occasion, he remembers being prevented from joining a peaceful assembly
outside a Hà Nội courtroom.
“The
police didn’t want me to go there to join the crowd, so basically they asked my
teacher to invite me to my teacher’s office.”
Thủy
hadn’t suspected this professor was taking police orders. He willingly met with
his professor on a Saturday morning, thinking they’d discuss his coursework.
But when he went, he learned that he was brought there for nothing.
“For
nothing!” - Thủy says - “Invited me to go to his office and did nothing there!
When [they] don’t want dissidents to go anywhere, [or] to join the masses, they
would invite him to the police station or places like that.”
Life
went on this way for quite a while – even after his father was released from
prison in 2014 and began serving his three years of house arrest. Thủy’s mom,
Nga, no longer had to live alone, but the police harassment did not let up. She
says:
“They
would mix shrimp paste with paint and throw it at my house,” she says. “My
husband’s house arrest was no better than prison. Our friends in Hà Nội love my
husband, and often came over to see how he was doing. But the police told
neighbors to monitor them. The police would chase our friends’ cars and shatter
their car windows. My husband’s house arrest is so bad, even when our friends come
visit, they won’t let up.”
“I
couldn’t do anything I wanted to do in Việt Nam.” Thủy recalls. “I graduated
but I had no job related to the field I studied and the government harassed me
so many times. I was really fed up with my life in Việt Nam. I was asking
myself, is it the kind of life that I want? Absolutely not.”
Thủy
realized then that his circumstances might qualify him for refugee status in
the United States. However, the process is a long one, and involves a detailed
application and several interviews – all to determine whether or not the
applicant really is a refugee.
Vivian
Tan is regional press officer for the United Nations High Commissioner for
Refugees (UNHCR), a United Nations refugee agency that helps protect people who
are forced to flee, including refugees and asylum seekers. Tan explains:
“A
refugee is somebody who has been recognized under the 1951 refugee convention
as a refugee which is basically someone who fled persecution in his or her own
country. And an asylum seeker is somebody who has sought asylum but whose claim
is in the process of being determined. So, an asylum seeker could eventually be
recognized as a refugee or could have his or her claim rejected if the
credibility of this person’s claim is not clear.”
From
2013 to 2015, there were approximately 10,000 applications for asylum from Việt
Nam. Applications don’t guarantee that asylum will be approved. Of the
thousands of applications submitted each year, about 25 percent are rejected.
And for Thủy, his application would trigger unwanted attention from the
Vietnamese government, who already had their eyes on him. The decision was
difficult, but it was pretty clear to him.
“I
have to do something. So I decided to apply for refugee in the U.S.,” he says.
Thủy,
along with his parents, members of the Vietnam Path Movement, and a political
officer from the US Embassy in Hà Nội.
“I
am very supportive of my son leaving Việt Nam, because Thủy has the same love
for his country, just like his father.” Thủy’s mom tells Loa. “His first year
at the university, Thủy already protested against China in front of the Chinese
embassy. It’s because of this and his father’s arrest that the police began to
watch Thủy very closely. The government would not leave Thủy alone. They would
never let him be. Wherever he went, whatever he did, the police harassed him,
and this closed the doors to his future.”
Now
it was on Thủy to prove that the Vietnamese government was persecuting him
based on his political opinion.
“For
the first two years, I was in the process of interviewings, of interviews from
the U.S. government. They asked some questions related to Communist Party and
my activities in Việt Nam, political activities. After two years, they approved
it. Actually, just a year and a half [ago]. And then, they gave me the ticket
to fly to U.S., Houston, to be exact.”
Thủy
thought he had made it. He had an approved application for refugee status in
the United States, even a ticket to fly. He didn’t need anything else. His
nightmare would soon be over.
But
he had no idea.
“When
I went to the airport, the police stopped me and they confiscated my passport.
I really thought they would give me back my passport, but actually they didn’t.
Damn them, the Vietnamese police. You should not trust them. They’re really
a–holes. I couldn’t go out of Việt Nam because I didn’t have [my] passport
anymore.
“Thủy
was angry with the police for taking his passport, but he knew all he could
really do at the time was go home and wait.
“A
few days later, the police invited me to their place and asked me how I applied
for refugee status, and where I would settle down in the U.S.,” Thủy recounts.
“A lot of questions were related to my refugee process and the people who
helped me. And they didn’t say anything every time like I sent them letters
requesting for my passport back. They invited me to their place and explained
to me why they wouldn’t do so.”
The
police interrogated him to find out who helped him. Eventually, Thủy was sure
they didn’t intend to ever return his passport. They only wanted to intimidate
him.
“After
one year I decided I have no choice. I can’t stay in Việt Nam that way.” Thủy
says. “I waited for more than a year for the refugee status and the police
intervened and did really terrible things. After a year, I decided that I have
to leave this country. So I went to Thailand.”
Thủy
decided to go to Thailand because he knew the United Nations would protect him
until they could legally bring him out of Thailand and onto a plane to the
United States. He couldn’t risk alerting authorities so he didn’t reveal his
plan to anyone. For weeks, he kept up his usual routine so as to not raise any
suspicion. Then, with help from some friends, Thủy traveled discreetly to the
border between Việt Nam and Laos. He still needed to travel to Thailand from
Laos, but what he feared the most was leaving Việt Nam.
“That
checkpoint, there’s a lot of Vietnamese police. They were checking all the
trucks, and cars coming in and coming out of Việt Nam.” Thủy recalls. “My
friend told me to just cross it and [I’d] be fine.”
There
were vehicles lined up on both sides of the border. But there wasn’t much going
on outside besides a few police officers. They were patrolling the area. To
blend in, he needed to appear natural when he walked from his truck to the
border–a distance of 100 meters. Though he was wary of his friend’s plan, he
didn’t have time to hesitate. With none of his possessions, Thủy headed for the
border.
“I
was the only one who walked across the border — in front of them — and they didn’t
notice me. I thought, ‘How the hell [did] I cross that checkpoint and [was]
fine if the police noticed me crossing by them?’ But I did it!“ he laughs.
Thủy’s
parents are still living in Hải Phòng where they run a small shop. Undeterred
by constant harassment, Nghĩa continues to write. As for Thủy, he’s doing well
in the United States. This isn’t exactly the life he pictured for himself, but
being a community leader in Little Sài Gòn helps him to feel connected to the
homeland he was forced to flee.
Thủy
with members of Houston Youth for a Better Vietnam.
With
his newfound life in Houston, Thủy is free to speak his mind. At the local
youth group meeting, he is able to share his experiences with Vietnamese
American activists and work with them to build solidarity between Vietnamese
people in Việt Nam and in America.
“I
think I feel like I was born again. It’s like you have the rights to decide
what you want to do, what your future is, and you do what you want to do.” Thủy
smiles.
ThíchHiển
thị thêm cảm xúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét