Quốc Tang và sự ra đi của con muỗi
Nguyệt Quỳnh
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch
nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội,
Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến
gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt. Cái chết của một
chủ tịch nước đương nhiệm mà lại không hề có chút gì ảnh hưởng đến 90 triệu dân
của ông, sự ra đi đó không lay động chút gì trong lòng họ khiến tôi chạnh nhớ đến
câu chuyện ngụ ngôn vẫn kể cho con trai nghe ngày cháu còn bé. Chuyện “ Con muỗi
và con bò mộng”
.
.
Câu chuyện như sau xin
kể hầu bạn đọc:
Một con
muỗi vẫn thường bay vo ve trên cánh đồng cỏ rồi đậu lại nghỉ ngơi trên đỉnh
sừng một con bò mộng. Một ngày, muỗi quyết định dời đi nơi khác. Nó gọi bò mộng
và chia sẻ về quyết định này. Chẳng ngờ, bò mộng thản nhiên trả lời “Ồ! Chẳng sao cả. Tôi thậm chí còn không biết rằng anh
đã ở đó".
Học sinh chui túi nylon vượt sông đi học ở Điện Biên. (Hình: VOV)
Sự ra đi của ông Trần Đại Quang có cái gì giông giống như thế, chẳng ai buồn tiếc nuối!

Sự ra đi của ông Trần Đại Quang có cái gì giông giống như thế, chẳng ai buồn tiếc nuối!

Giá trước khi mất, thay vì cúng chùa Vĩnh
Nghiêm cặp đèn trị giá 19 tỷ, ông dùng số tiền ấy xây cầu cho các em học sinh ở
Mường Chà đi học, có lẽ còn có người tiếc nhớ đến ông.
Người
VN bản tính vốn bao dung, xem “nghĩa tử là nghĩa tận”. Thế mà ngày nay người ta
lại hỉ hả vui mừng trước cái chết của các lãnh đạo cộng sản, từ vụ thanh toán
lẫn nhau của ba cán bộ lãnh đạo Yên Bái cho đến cái chết đột ngột của ông Trần
Đại Quang! Có nghe những chia sẻ bức xúc của một số bạn trẻ mới hiểu vì sao lại
có câu vè truyền miệng về Quốc tang của ông. Người ta bảo “hùm chết để da,
người ta chết để tiếng”; cái chết của lãnh đạo CS đã tặng thêm một câu vè cho kho
tàng dân gian Việt Nam:
Dân ta bản tính ngang tàng
Không mừng quốc khánh lại mừng quốc tang.
Với
cái đà gia tăng trấn áp các nhà hoạt động, bỏ tù vô lối nhiều năm những người
dân hiền lương. Giới lãnh đạo CS nếu
không ý thức được sự căm ghét đến tận cùng của dân chúng đối với họ thì sự sụp
đổ tất yếu của chế độ này có thể sẽ không diễn ra yên thắm như khối CS ở Đông
Âu. Biết đâu nó lại rơi vào trường hợp đáng tiếc của Romania, nơi mà lãnh tụ
Ceausescu cuối cùng bị lật đổ và giết chết.
Nhưng
hãy trở lại với sự hiện hữu của con muỗi. Nếu đem sức vóc con muỗi mà so với
con bò mộng thì con muỗi chẳng là gì cả. Nếu so tiềm lực về quân sự giữa Việt
Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Hoa Kỳ thì chúng ta đúng là một con muỗi.
Nhưng nếu đem lịch sử dựng nước của dân tộc ta so với các dân tộc khác trên thế
giới thì hình vóc chúng ta khác hẳn. Ta từng đánh bại đội quân hùng mạnh của
Hốt Tất Liệt (không phải một mà đến ba lần) kẻ đã chiếm lĩnhTrung Quốc và từng
làm cỏ một nửa thế giới.
Nhà sử học người
Pháp Alain Rusco, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử Đông Dương cũng viết rằng
chiến thắng 30/4-1975 của quân đội Bắc Việt đã “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một dân tộc không chịu
khuất phục trước quân thù” (sic); và rằng đây là một cuộc kháng chiến vệ
quốc vĩ đại của người dân VN.
Thế nhưng,
không quá lâu sau cái ngày gọi là “vinh quang” ấy, dân tộc VN tuột dốc một
cách thảm hại. Nay trước mắt thế giới, chúng ta chỉ còn lại một gương mặt nhem
nhuốc, yếu kém một cách lạ lùng!
Thế thì đi đâu
mất rồi tinh thần và những con người ái quốc?
Tôi tin là
không hiếm những đảng viên CS đã hối tiếc, đớn đau vì đã dự phần vào chiến thắng
dẫn đến sự tàn lụi và thảm họa cho cả hàng bao nhiêu thế hệ sau này. Nhưng họ ở
đâu? Họ đã không còn có mặt cho đất nước hay cho chính những giá trị mà họ tin
vào. Sự hiện hữu của mỗi con người chỉ đáng kể khi chúng ta có mặt ít
nhất là cho phẩm giá của chính mình. Nếu không, sự tồn tại ấy không có ý nghĩa
và nó có nguy cơ bị bóp chết dưới chế độ độc tài.
Như trường
hợp của TNLT Trần Thị Thúy, một phụ nữ bị cướp đất, trở thành dân oan rồi trở
thành nhà hoạt động dân quyền. Như bao nhiêu dân oan khác, chị Thúy có đủ các yếu
tố để dễ dàng bị hủy diệt bởi bạo lực. Chị nghèo, cô thế, thiếu kiến thức về luật
pháp, … chị chỉ có một niềm tin duy nhất: làm điều đúng và đấu tranh chống lại
những kẻ đã cướp đất. Dù bị cán bộ trại giam đánh đập tàn nhẫn;
ngược đãi; bỏ đói; … Sống với niềm tin đó chị cương quyết không nhận tội.
Để bóp chết
ý chí sắt đá của chị, Phó công an tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn
Thành Long đã đe dọa rằng sẽ cho y tá chích thuốc cho chết
nếu chị tiếp tục phản kháng. Bị tù suốt 8 năm, thì hết 7
năm dài người phụ nữ này đã không hề được gặp mặt gia đình. Sống mỗi ngày với nỗi
ám ảnh của cái chết chị vẫn không khuất phục. Nghe giọng nói miền Nam chơn chất của chị “tui thà chết ‘dzinh’ hơn sống nhục” mà phải thầm cảm phục sự bất
khuất của người phụ nữ
này. Chị mộc mạc đơn sơ nhưng vững chắc như cây
Mắm, cây Bần giữ đất ven bờ phù sa
quê hương của chị.
Năm 2017
tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã báo động về tình trạng ngược đãi tù nhân xuyên qua trường hợp TNLT
Trần Thị Thúy. Sự kiên cường của người phụ
nữ này đã khiến từ một dân oan vô danh, chị đã có thể cảnh báo thế giới về tình
trạng nhân quyền tồi tệ mà đồng bào chị đang gánh chịu.
Tôi luôn
tin tưởng vào sức mạnh của từng cá nhân và sự lan tỏa của nó. Khi chúng ta có một Ls Phạm Công Út tự nhận
mình là “hiệp sĩ”, giới luật sư sẽ có thêm nhiều hiệp sĩ khác. Khi chúng ta có 15 Đại biểu Quốc Hội không tán thành bấm nút thông qua Luật An Ninh Mạng, tương lai con số
15 này sẽ nở lớn. Tôi còn nhớ cái không khí
tưng bừng của một biển người cùng xuống đường ăn mừng U23 bóng đá VN chiến thắng U23
Qatar. Nếu cái đám
đông hỗ trợ U23 đó, một hôm bỗng bá vai
nhau hô lớn “chúng ta phải làm sạch môi trường” thì tự khắc sáng hôm sau
đường phố sẽ sạch rác và khi cầm miếng ăn lên chúng ta sẽ không còn lo ngại bị
nhiễm độc.
Nhân nhắc đến
chị Trần Thị Thúy tôi lại nhớ đến hàng bần ven bờ con sông Bến Tre; chẳng biết vì sao sông
nước miền Nam lại nhiều bần
như vậy. Người ta còn kể lại rằng đêm 5/7 năm Đinh Mão 1867, khi cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết theo thành, những hàng
bần ở vùng ngã ba sông Vàm Cỏ và sông Tra đã đồng loạt quỳ
xuống chịu tang
người trung liệt. Từ đó, dân gian ở đây gọi ngã ba này là Ngã ba Bần Quỳ.
Thiết nghĩ những cây bần ven sông kia còn có thể gợi niềm
rung cảm về sự trung hiếu của con người, thì không có gì là không thể đóng góp
được cho quê hương và tha nhân về sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời này.
Nguyệt Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét