VNTB - Có nên xóa bỏ đặc quyền cho cán bộ không?
(VNTB) - Gần đây một bài tiểu luận của học giả pháp lý Xu Zhangrun của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã gây trang luận lớn trên mạng internet Trung
Quốc về việc xóa bỏ các đặc quyền cho cán bộ.

Điều đáng chú ý là giáo sư Xu đã lên tiếng vào thời điểm mà hầu như tiếng nói của trí thức Trung Quốc đang
dần lụi tàn dưới sự đàn áp mạnh mẽ của chế độ Tập Cận Bình. Dưới đây là một số
ý nghĩ của ông về các đặc quyền dành cho các cán bộ của Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Ông Xu đề nghị
rằng các đặc quyền ưu tú cho cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu nên được loại bỏ. Hệ
thống của triều đại hiện tại cho phép nhà nước cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn
diện cho các cán bộ cấp cao từ khi nghỉ hưu cho đến khi họ chết. Sự cung cấp dịch vụ nầy theo một tiêu chuẩn vượt xa mức tưởng tượng của một người dân thường. Những cán bộ này giữ lại những đặc quyền mà họ được hưởng
trong khi đi làm, bao gồm chăm sóc sức khỏe và tiếp cận các khu nghỉ dưỡng sang
trọng để nghỉ ngơi và thụ hưởng.
Mọi người dân thường đều nhận thức được gánh nặng phi thường và chi phí tài
chính nơi mà họ phải gánh chịu cho các đặc quyền nầy. Họ lại càng căm phẫn
khi các chi tiết về chi tiêu cho các
đặc quyền nầy được Đảng giữ như “bí mật nhà nước” và Đảng không bao giờ công bố các bí mật nầy vì sợ gây ra sự phẫn nộ trong công chúng. Hệ thống đặc quyền này tiếp tục các loại đặc quyền được trao cho dòng dõi hoàng tộc trong
triều đại nhà Minh và các nhóm cai trị triều đại nhà Thanh. Cán bộ đảng
có vẻ còn là “vua” hơn thái thượng.
Các đặc quyền nầy không chỉ đơn thuần là sự phản bội của tinh thần tự quảng cáo, tinh
thần cách mạng của Đảng Cộng sản. Nó còn vi phạm các tiêu chuẩn của đời sống công dân. Đây là tàn dư của chế
độ cũ. Đây là một ví dụ hoàn hảo về chế độ phong kiến!
Mọi người dân
thường bị xúc phạm về các đặc quyền kinh khủng nầy nhưng họ bất lực để làm bất
cứ điều gì về các đặc quyền nầy. Đây cũng chính là lý do mọi người coi cán bộ với sự khinh miệt. Đây là một ví dụ tuyệt vời của đấu
tranh giai cấp - Ở một bên của bệnh viện, thường dân
phải đối mặt với thách thức và muôn vàn khó khăn để xin nhập bệnh viện để điều trị, trong khi mọi người đều biết
các phòng lớn được dành riêng ở phía bên kia để chăm sóc cán bộ cấp cao. Mọi
người coi thường cán bộ vì điều đó. Mỗi tế bào của cơn giận dữ đè nén này có
thể bùng nổ tại một số thời điểm với cơn giận dữ sấm sét.
Ông Xu cũng ủng
hộ việc loại bỏ hệ thống Cung cấp Nhu cầu Đặc biệt cho cán bộ. Bắt đầu từ bảy
mươi năm trước, hệ thống này tiếp tục ngay cả trong thời kỳ toàn dân đói kém
hàng loạt và thiếu thốn trầm kha. Nó vẫn tiếp
tục ngay cả bây giờ khi dân thường ngày càng quan tâm đến chất lượng và khả
năng tiếp cận các sản phẩm sữa cho trẻ em và vệ sinh cũng như an toàn của thực
phẩm hàng ngày. Hệ thống Cung cấp Nhu cầu Đặc biệt cho phép giới quý tộc cán bộ
cấp cao tiếp cận với một loạt các sản phẩm đặc sản vượt ra ngoài giấc mơ của
người dân bình thường. Không có quốc gia nào làm điều này như Trung Quốc (ngoại
trừ một số nước theo chế độ Cộng sản). Sự xa xỉ dành cho cán bộ cũng không thua
kém gì sự ngang ngược trong hành động của họ. Họ xem như là họ có đặc quyền mà dân phải nuông chiều họ. Họ đã làm gì để
xứng đáng với các đặc quyền nầy?
Tất nhiên, sự
bất bình đẳng tồn tại trong tất cả các xã hội và sự chênh lệch về khả năng và
sự giàu có giữa các cá nhân là điều tự nhiên, nhưng dân thường không có hy
vọng gì để có cơ hội tương tự như các cán bộ.
Những người dân thường bắt đầu đời sống của họ với vạn phần khó khăn trong khi
con cháu cán bộ nhởn nhơ ngồi trên lấn trước trong mọi đặc quyền – sự thiên vị
lại được thể chế hóa bởi đảng. Điều nầy thậm chí còn kích động sự phẫn nộ trong
người dân khi đảng tự phép cán bộ và con cháu họ liên tục được cung cấp từ các
kho bạc và tiền thuế của nhà nước.
Dưới hệ thống
này, các cửa hàng có quyền truy cập đặc biệt cho giai cấp mới được tạo ra bởi
nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa! Tác động của hệ thống nầy trên dân
thường đã trở nên gay gắt hơn trong khi Đảng lại bảo vệ các đặc quyền nầy với
các kế hoạch toàn vẹn, và Đảng còn có vẻ ghen tị với công chúng vì họ bất mãn
với hệ thống nầy. Đảng đã đầu tư lớn cơ năng của cán bộ vào phát triển các qui
chế về quyền truy cập đặc biệt vào nhu yếu phẩm và hàng hóa xa xỉ. Chừng nào
quyền truy cập đặc biệt vẫn chưa được kiểm soát, an toàn thực phẩm thực sự ở
Trung Quốc sẽ không bao giờ được thực hiện bởi vì các cán bộ không mua thực
phẩm cùng nơi dân thường phải mua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét