Thảo Vy
(VNTB) - Ông Lê Đức Anh sẽ an nghỉ
bên cạnh ông Võ Văn Kiệt?. Các yêu cầu của gia đình ông Lê Đức Anh về giản tiện
nghi thức tang lễ đều bị “Đảng và Nhà nước” từ chối.

Phải đến bản tin lúc 19g ngày 27-04
trên đài truyền hình Việt Nam mới thông báo về ban lễ tang ông Lê Đức Anh.
Trưởng ban là ông Nguyễn Phú Trọng. Quốc tang trong hai ngày 02 và 03-05-2019
diễn ra tại 3 địa điểm: Hà Nội – Huế - TP.HCM.
Sáng sớm ngày 26-04, đoạn đường Phạm
Văn Đồng gần tới ngã ba Kha Vạn Cân, Thủ Đức rải đầy cảnh sát giao thông và dân
quân tự vệ. Càng gần khu vực Nghĩa trang TP.HCM, lực lượng sắc phục càng dày
đặc. Lính tiêu binh với súng ống, rồi xe cứu hỏa, xe cảnh sát… đậu dọc hai bên
đường trước cổng Nghĩa trang… Mặc dù rất tò mò không biết chuyện gì đang xảy
ra, nhưng người viết không cơ hội nào để dừng lại chụp hình vì an ninh cứ 'lom
lom' bất kỳ ai chạy xe ngang qua đây từ lần thứ hai trở đi.
Bước sang ngày 27-04, có tin từ trang
web cá nhân của ông Lê Mạnh Hà, con trai của ông Lê Đức Anh cho biết vào ngày
03-05, ông Lê Đức Anh sẽ an nghỉ ở Nghĩa trang TP.HCM.
Lễ tang của cựu chủ tịch nước lần này
có rất nhiều điểm lạ: Thứ nhứt, ông Lê Đức Anh được Thông tấn xã
đưa tin là đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút ngày 22-4 tại nhà Công vụ, số 5A
Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên phải đến 19 giờ ngày 27-04, mới công bố
danh sách ban Quốc tang.
Thứ hai, trước 19 giờ ngày
27-04, liên quan lễ tang ông Lê Đức Anh được báo chí đưa tin thông qua
trang web cá nhân của ông Lê Mạnh Hà. Gia đình ông Lê Mạnh Hà yêu cầu “lãnh đạo
các cấp, đại diện các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội” chỉ dự lễ truy điệu cố chủ
tịch nước tại Hà Nội chỉ trong một ngày 03-05, mà không phải vào dự tại TP.HCM
nơi quàn linh cửu ông Lê Đức Anh. Việc di chuyển linh cửu từ Hà Nội vào TP.HCM
bằng máy bay thương mại, gia đình ông Lê Mạnh Hà trả tiền vé máy bay cùng các
dịch vụ vận chuyển, không sử dụng đặc quyền chuyên cơ.
Thứ ba, nghi thức Quốc
tang đối với ông Lê Đức Anh, gia đình ông Lê Mạnh Hà đề nghị chỉ gói trong hôm
03-05 là ngày an táng tại Nghĩa trang TP.HCM, và các hoạt động vui chơi, giải
trí vẫn diễn ra bình thường.
Cả 3 yêu cầu kể trên của gia đình ông
Lê Mạnh Hà, xem ra chỉ được “Ban chấp hành Trung ương Đảng” chấp thuận mỗi việc
chôn cất tại Nghĩa trang TP.HCM vào ngày 03-05. Điều này không lạ vì đã có tiền
lệ từ tang lễ ông Võ Văn Kiệt không diễn ra đúng như ý nguyện thuở sinh tiền
của ông, là hài cốt hỏa táng rồi rắc tại khúc sông Sài Gòn đoạn qua Củ Chi, nơi
vợ và hai người con của ông Kiệt đã mất trong chiến tranh.
Sau đó, ý nguyện này của ông cũng
được các con của ông thực hiện tượng trưng, qua việc đốt một số di vật của ông
rồi rải tại khúc sông đó trong ngày giỗ của vợ ông Kiệt là bà Trần Thị Kim Anh.
Nói thêm, khi ông Kiệt làm thủ tướng, Bộ Chính trị đã ‘gả’ bà Phan Lương Cầm
(cháu của Tố Hữu) làm phu nhân ông Kiệt. Cuộc gá nghĩa này được đồn đoán là
hình thức, nên trong di chúc của ông Kiệt mới yêu cầu như kể trên. Bà Phan
Lương Cầm, người vợ ‘ngoại giao’ của ông Kiệt nghe đâu cũng không đồng ý chuyện
‘rải hài cốt’ đó.
Đến lượt ông Phan Văn Khải từ trần
thì mọi việc có phần quyết liệt hơn trong quyết định nghi thức tang lễ. Gia
đình ông đã rước các sư thầy trong nghi thức tụng niệm Phật giáo và an táng
trong khuôn viên đất gia đình. Gia đình ông Khải chỉ nhượng bộ việc di linh cửu
đặt tại Dinh Thống Nhất ở thời gian trước hôm an táng một ngày.
Trước đó, một đồng đội của ông Lê Đức
Anh là tướng Đồng Sỹ Nguyên từ trần hôm 04-04-2019 đã không được Bộ Chính trị
chấp thuận di nguyện là yên nghỉ tại Nghĩa trang Trường Sơn, mà buộc phải chôn
cất tại Nghĩa trang Ba Vì, nơi quy hoạch chôn cất lãnh đạo trong bộ máy cầm
quyền khi từ trần.
Nhìn lại toàn bộ các tang lễ kể trên
có thể thấy rằng cùng điểm chung, là khi một người được xem là “có công với
Đảng và Nhà nước” từ trần, thì người ấy dẫu có trăn trối như thế nào đi nữa,
thì vẫn phải thuận theo ý của “Ban chấp hành Trung ương Đảng”.
Dẫu gì thì nghĩa tử cũng là nghĩa
tận. Liệu có nên kêu gọi đấu tranh cho nhân quyền của người đã mất?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét