VNTB- "Cái giá của ông Trọng"
(VNTB) - “Cái giá công cuộc
chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam”, một nội dung nhận định
cùa David Brown về chính trị Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới,
với bóng phủ của ông “Nguyễn Phú Trọng”.

Bài viết đề cập đến Lê Thanh Hải, cựu
Bí thư thành ủy Tp. HCM với sợi dây thòng lọng đang ngày càng siêt chặt của ông
Nguyễn Phú Trọng.
Nếu Lê Thanh Hải bị tống giam, thì đây
là chỉ dấu đi lên của chiến dịch “đốt lò”, thậm chí, ở một góc độ nào đó, việc
Lê Thanh Hải có bị truy tố cũng có ý nghĩa lớn hơn so với bắt 2 nguyên Bộ
trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, bởi sau Hải là một tập đoàn mà ông Nguyễn
Phú Trọng từng bất lực đến mức đọc báo cáo trong tiếng uất nghẹn.
Nhưng dù bắt hay không bắt Lê Thanh
Hải, thì ông Trọng cũng chứng tỏ được vai trò của ông mang tính giai đoạn, ở
một vị trí mà được David Brown miêu tả như là “một nhà lý luận Marxit, không
phải là nhà lãnh đạo”. Quan điểm này là quan trọng, bởi nó tóm gọn toàn bộ bản
chất và cả chiến dịch mà ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành hiện thời, cũng như
đánh giá được thành quả của ông trong giai đoạn này theo hai hướng, cho đảng và
cho quốc gia.
Ông Trọng làm nhiều cho ĐCSVN, đội ngũ
đảng viên trung thành với lý tưởng và cách mạng hẳn sẽ nợ ông một lời tạ ơn, vì
ông xuất hiện đúng vào thời điểm mà tổ chức ĐCSVN đang “bệ rạc” về cả tổ chức,
nhân sự lẫn lý tưởng.
TBT Nguyễn Phú Trọng xuất hiện, nhưng
cái ông làm là “chấn chỉnh” nội bộ đảng, nêu gương để kỷ luật, và truy tố để
răn đe. Cái ông ta không làm được chính là tính lâu dài của toàn bộ quá trình
“nêu gương, răn đe” ấy. Ai cũng hiểu, sự độc tài chân lý hay khép kín về mặt
phương thức lãnh đạo, với một chuỗi lý luận đang đuối hơi trước thực tiễn sẽ
không giúp cho sự tồn tại của ĐCSVN trở nên “trường tồn”. Cái chết của một đảng
phái rồi sẽ xuất hiện, vấn đề là theo phương thức từ dưới lên hay từ trên xuống.
Và tại một quốc gia như Việt Nam, “cách
mạng” từ dưới lên luôn được ưa chuộng trong bề dày của lịch sử, mặc dù các cuộc
“đấu tranh” thành công nhất luôn được miêu tả bằng cụm từ “rời rạc, bị trấn áp,
và sớm tan rã”.
Ý cuối mà David Brown đưa ra, “Trong
một hệ thống chính trị thiếu kiểm tra và cân bằng trong việc sử dụng và lạm
dụng quyền lực, tham nhũng có hệ thống cũng sẽ không bị xóa sổ, bất kể chiến
lược của Trọng và đồng chí cố tạo ra lớn tới mức nào”. Điều này cho thấy, không
chỉ những người trong nước nhìn thấy kết quả cuối cùng của chiến dịch “đốt lò”,
mà cả người bên ngoài cũng cùng nhận định như thế, bởi họ biết, làm sạch hệ
thống không phải bằng một quyền lực nằm trong hệ thống đó, mà phải bằng một
quyền lực nằm bên ngoài hệ thống.
Sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng
vào sáng ngày 29.5, và việc bà Đặng Thị Ngọc Thịnh thay mặt ông trình Công ước
98 đã cho thấy sự rệu rã của sức già, cũng như thời gian không còn quá nhiều
của ông Trọng. Mặc dù, bản thân ông Tổng Bí thư cố gắng đẩy nhanh công cuộc
chiến tham nhũng, tiến hành truy tố mạnh tay hơn các quan chức tham nhũng,
nhưng đáng tiếc, ông cũng ở độ tuổi xưa nay hiếm.
Ông không thể “độc tài” cả về quyền lực
lẫn tuổi tác như Tập Cận Bình (Trung Quốc), và vì thế, có thể xem ông Nguyễn Phú
Trọng như một con người đơn độc, một trung thần của đảng, một người cáo già về
chính trị nhưng lại ngây thơ trong việc chỉnh đốn đảng.
Không thể đòi hỏi quá nhiều về một
người Marxit như ông Trọng, cũng chẳng thể kỳ vọng quá nhiều vào công cuộc “đốt
lò” của một ông già, thứ mà khiến không ít người lạc quan trở nên lạc quan tếu,
vì nghĩ rằng nó làm cho ĐCSVN “đạo đức, văn minh” trở lại. Điều này là không
thể, nhưng hy vọng về việc lôi càng nhiều quan chức tham nhũng ra khi ông Trọng
còn tại vị là điều đáng để đề cập, bởi điều này, mặc dù trong quy trình chỉnh
đốn đảng, nhưng ít ra, quốc gia này sẽ bớt sâu mọt hơn.
Cái giá của công cuộc chống tham nhũng
của ông Nguyễn Phú Trọng mà David Brown chưa đề cập đến, đó chính là tạm thười
làm dịu đi xung đột của các phe nhóm lợi ích trong đảng, răn đe những quan chức
nhăm nhe quyền lực và tiền bạc,… Nhưng nó cũng đồng thời là sự vực dậy sau
cùng, bởi “lỗ hổng” do ông Nguyễn Phú Trọng để lại là quá lớn, lỗ hổng đó được
hiểu là một người “cược sinh mạng chính trị”, với chỗ dựa tuổi tác của mình để
“chỉnh đốn đảng”.
Sau ông Nguyễn Phú Trọng, sẽ không có
ai “đột biến” được như vậy. Đức hy sinh vì tập thể của người cộng sản đã bị mài
mòn trước sức nóng quyền lực và kim tiền, chỉ còn lại đúng một thứ: bòn rút cá
nhân.
Cái giá của công cuộc chống tham nhũng
của ông Trọng cũng là tạo ra một niềm tin rất trong sáng về một sự “vững mạnh”
của đảng, nhưng rồi nó sẽ sớm quẫy chết và tắt lịm.
“Không thể vỗ tay bằng một bàn tay” như
cách George Santayana nhắc nhở, cũng như sự “hồi sinh ĐCSVN’ không thể chỉ dựa
vào một cá nhân ông Trọng.
Ông Trọng kéo dài sự sống của một thực
thế mà bộ phận nhân dân đã chán ghét, và đến một lúc ông sẽ chứng kiến nhân dân
đó phán xét thực thể đó theo cách từ dưới lên (!!).
Và đó cũng chính là cái giá của ông
Trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét