2020-02-28
RFA

Các bị can trong vụ MobiFone mua AVG: Lê Nam Trà (ngoài cùng bên trái), Phạm Nhật Vũ (giữa), Nguyễn Bắc Son
Courtesy of VNMedia -RFA edited
Bộ
Nội vụ Việt Nam đang đưa ra dự thảo lấy ý kiến người dân về việc xử lý kỷ luật
những cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có sai phạm trong thời gian công tác
trước đó.
Nội
dung mới
Dự
thảo mới được cập nhật gồm có 5 chương và 32 điều. Những điều khoản này dựa
trên Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, cùng với
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
.
Đáng
quan tâm hơn hết, dự thảo lần này có 2 nội dung nhận được nhiều sự chú ý gồm
việc xử lý kỷ luật những cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu có sai phạm trong thời
gian công tác được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật đảng và không
phải thành lập hội đồng kỷ luật.
Vấn đề xử lý về mặt đảng chỉ trong phạm vi của đảng và chỉ
có giá trị đối với đảng viên và trong tổ chức đảng mà thôi. Điều này không phù
hợp với pháp luật vì pháp luật không quy định. - LS. Đặng Đình Mạnh
Trao
đổi với RFA, ông Lê Văn Triết, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, nguyên Bộ trưởng
Bộ Thương mại từng nhiều năm làm việc cho chính phủ Hà Nội nhận định về nội
dung mới vừa nêu như sau:
“Đứng
về nguyên tắc, người ta chỉ xử lý một cá nhân nếu cá nhân đó bị khuyết điểm,
nếu cá nhân đó còn là đảng viên, còn có chức vụ trong đảng nếu xử lý đưa ra tòa
thì tòa không thể tuyên bố xử người đó là cán bộ của Đảng, người ta tránh
chuyện đó nên tòa không xử người đó trước khi có án về mặt Đảng.”
Trên
các diễn đàn, nhiều nhà quan sát nhận xét rằng khi chính phủ làm luật xử lý kỷ
luật cán bộ nghỉ hưu sai phạm vẫn chưa nỗ lực hết sức, vì kỷ luật đảng và kỷ
luật bằng luật pháp là hai phạm trù riêng biệt.
Luật
sư Đặng Đình Mạnh hiện đang ở Sài Gòn cho biết việc phải xử lý kỷ luật đảng
trước mới đến kỷ luật hành chính, hình sự không được nêu ra trong luật Việt
Nam. Theo quan điểm cá nhân của ông thì điều này không hợp lý. Luật sư Mạnh
giải thích:
“Vấn
đề xử lý về mặt đảng chỉ trong phạm vi của đảng và chỉ có giá trị đối với đảng
viên và trong tổ chức đảng mà thôi. Điều này không phù hợp với pháp luật vì
pháp luật không quy định. Một người có dấu hiệu hình sự bị khởi tố phải bị khai
trừ đảng trước để khi người đó ra tòa người ta không nói là xử lý đảng viên mà
là xử lý công dân.”

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 19/3/2018 ở Hà Nội. AFP
Theo
Bộ Nội vụ, những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị
trí lãnh đạo. Do đó, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật đảng đối
với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của
Đảng.
Thêm
vào đó, tiến trình như Bộ Nội vụ đưa ra trong dự thảo sẽ tránh phức tạp về
trình tự, thủ tục, thẩm quyền do đã có kết luận về sai phạm, hình thức xử lý kỷ
luật cũng đã được xác định rõ. Vì vậy, không cần phải thực hiện các quy định về
thành lập Hội đồng kỷ luật, triệu tập họp… mà theo Bộ Nội vụ là rất khó khả
thi.
Tính
răn đe?
Việc
sửa đổi luật để xử lý những cán bộ về hưu mắc sai phạm khi còn đương chức vẫn
luôn là đề tài được công luận quan tâm. Tuy nhiên, những điều khoản được bổ
sung trong các bản dự thảo được đưa ra trong thời gian gần đây thường xuyên vấp
phải các chỉ trích.
Cụ
thể, trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 24/10, khi thảo luận về những nội dung
trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức, một đại biểu quốc hội đề xuất cắt lương vĩnh viễn đối với cán
bộ nghỉ hưu và xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm của công chức đã nghỉ việc,
nghỉ hưu. Đề xuất này ngay lập tức bị nhiều người phản đối với lý do không đúng
với luật pháp hiện hành.
Sau
đó, trong văn bản soạn thảo dự án luật công chức sửa đổi trình chính phủ vào
tháng 11/2019, Bộ Nội vụ cũng đề ra hai phương án riêng biệt: phương án một là
xử lý đối với tất cả cán bộ, công chức đã về hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công
tác, khi phát hiện sai phạm. Hai là chỉ quy định xử lý đối với những người có
vi phạm khi chưa về hưu từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên ở trung ương.
Dự thảo này gây nhiều tranh cãi vì nếu được thông qua, liệu các quan chức có
chức vụ từ tổng cục trưởng trở xuống có thể yên tâm “hạ cánh an toàn”?
Do
đó, nhiều người bày tỏ lo ngại liệu những qui định được đề xuất trong dự thảo
lần này có thật sự mang tính răn đe đối với những cán bộ đang tại chức, hay chỉ
là đề xuất trên giấy, không mang tính thực tiễn?
Theo
ông Lê Văn Triết, việc bổ sung để luật hoàn thiện hơn là tốt. Tuy nhiên:
Xử lý kỷ luật nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đừng kiểu
tội to nhưng án kỷ luật nhỏ, không tương xứng với tội gây ra mà lâu nay đất nước
vẫn có. Nếu xử phạt với mức độ kỷ luật như vậy coi như bắt cóc bỏ dĩa chứ không
phải xử lý kỷ luật. - Lê Văn Triết
“Vấn
đề vẫn là xử lý kỷ luật nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đừng kiểu tội to
nhưng án kỷ luật nhỏ, không tương xứng với tội gây ra mà lâu nay đất nước vẫn
có. Nếu xử phạt với mức độ kỷ luật như vậy coi như bắt cóc bỏ dĩa chứ không
phải xử lý kỷ luật. Phần lớn bây giờ có mối quan hệ chằng chịt, thậm chí có sự
chỉ đạo nên tội rất nặng xử còn rất nhẹ. Việc đó không có tác dụng răn đe gì
hết, từ xưa tới giờ thường xảy ra như vậy. Nên từ giờ nếu có chấn chỉnh lại phải
theo tinh thần công minh, công bằng, đúng người, đúng tội, tội nặng xử nặng,
tội nhẹ phạt nhẹ.”
Còn
theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, dự luật mới được Bộ Nội vụ đưa ra có lẽ vẫn chưa
đủ. Ông cho rằng nếu phải đặt vấn đề kỷ luật như hiện nay hoặc kỷ luật hơn nữa
thì điều này chỉ có thể làm giảm, nhưng để chấm dứt tình trạng tham nhũng hoặc
những vấn đề khác phát sinh thì không đủ khả năng để làm được điều đó.
“Thật
ra những người hiện đang làm ở cơ quan nhà nước thì đầu vào của họ không phải
nhờ vào khả năng của họ. Ở Việt Nam hiện nay có tình trạng chính cơ quan Đảng
phải thừa nhận là việc mua quan bán chức. Khi họ vào đó bằng tiền bạc thì tâm
lý làm việc của họ là con buôn, mà con buôn khi đã bỏ tiền ra để vào làm thì họ
bằng mọi cách phải có lời. Vì vậy vấn đề không phải ở chỗ kỷ luật vì họ không
bị thoái hóa mà bản chất là con buôn do đó vấn đề ở chỗ là sửa đổi luật theo
chiều hướng bảo đảm đầu vào của cán bộ công nhân viên chức phải là người có
thực tài, thực tâm và có đạo đức.”
Dưới
góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà
Nội nhận xét:
“Tôi
nghĩ chắc chắn làm cho những người đang đương chức phải chùn tay một chút nhưng
có lẽ không hiệu quả cho lắm chừng nào luật trị tức thượng tôn pháp luật không
trừ ai, từ ông Chủ tịch nước đến ông thủ tướng nếu đã phạm pháp thì phải xử
theo pháp luật. Muốn như thế phải có tư pháp độc lập, lức đó mới giải quyết rốt
ráo. Còn trong chế độ mà cái gì ông Đảng cũng nhúng vào theo lợi ích của đảng
thì có thể trong nội bộ họ có thể răn đe nhau nhưng nhìn chung không có tác
động lớn, hiệu quả đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự.”
Thời
gian gần đây, một số vụ đại án có liên quan đến cán bộ cấp cao của nhà nước
được đưa ra xét xử. Một ủy viên Bộ Chính trị như ông Đinh La Thăng bị án tù.
Thực tế đó được nhiều người cho là sự quyết tâm trong cuộc chiến chống tham
nhũng do ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ xướng.
Tuy
nhiên, như trình bày của tiến sĩ Nguyễn Quang A thì thực sự gốc rễ dẫn đến tham
nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo, cán bộ từ trung ương đến địa phương qua bao vụ
việc được đưa lên mặt báo lâu nay vẫn chưa được động đến. Do đó để có được ‘tấm
lưới’ tóm gọn hết những phần tử lãnh đạo, cán bộ tha hóa, tham những là điều
không dễ dàng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét