Vài suy nghĩ về nền dân chủ ở Mỹ: tính độc đoán của chủ nghĩa tuyệt đối (Bài 4)
Đoàn Hưng Quốc
Bà Aung Sang Suu Kyi từng được Tây Phương ca ngợì như một nữ thần tranh đấu cho tự do của dân tộc Miến Điện. Nhưng nay cũng chính Tây Phương phỉ báng cho rằng bà bênh vực nạn diệt chủng đối với người thiểu số Hồi Giáo đòi ly khai ở Rohyndia. Chính quyền Miến Điện không còn cho tựa nên mở lại cánh cửa cánh cửa đầu tư đón tiếp Trung Quốc.
Bà J. K. Rowling vốn được thế giới mến mộ vì
là tác giả của tập sách nổi tiếng Harry Potter nhưng nay bị đánh hội đồng chỉ vì
bày tỏ quan điểm về việc cải giới (transgender).
Nhiều trường hợp khác đang xảy ra cho thấy
tính độc đoán của giới cấp tiến Tây Phương vốn tự cho họ sở hữu tuyệt đối
(absolutism) những giá trị bó buộc (straight jacket) của nhân loại nên chống phá
mọi quan điểm bất đồng. Dùng thí dụ cho dễ hiểu, giả sử một nhà tranh đấu cho
Việt
Hiện thời nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp khắc
nghiệt cánh dân chủ nhưng lại ma mãnh chấp nhận giới đồng tính nhằm lấy điểm để
được Tây Phương ca ngợi là tiến bộ - cụ thể là cựu đại sứ Mỹ ông Ted Osius vốn
cũng là người đồng tính. Trào lưu LGBTQ chẳng những không là mối đe dọa cho giới
cầm quyền mà còn phù họp với chính sách của đảng Cộng Sản muốn làm suy đồi nền
văn hóa dân tộc.
Tất nhiên không phải giá trị truyền thống nào
cũng đúng và cần được bảo vệ. Tự Lực Văn Đoàn đã bức phá chống hủ tục như nạn mẹ
chồng nàng dâu. Những người sinh ra đồng tính vẫn có quyền bình đẳng so với mọi
người khác, nhưng muốn cổ võ một nền luân lý mới công nhận lối sống LGBTQ như một
“chọn lựa” cần có tranh luận và tự do ngôn luận thay vì bóp chẹt những tư tưởng
đối lập như cánh cấp tiến Tây Phương hiện thời.
Có lập luận cho rằng những quan điểm cực đoan
cánh tả không phản ảnh thành phần cấp tiến ở Tây Phương. Nhưng rồi cũng giống
như ở Việt Nam vào thập niên 50 hay 60 khi cán bộ cộng sản trà trộn giựt giây các
phong trào đấu tranh dành độc lập hay tự do tôn giáo, trào lưu MeToo, Black
Life Matter, dẹp bỏ tượng đài, Defund Police và Cancel Culture trở thành cơ bắp
của cánh tả đe dọa quyền tự do ngôn luận nhằm áp đặt một nền văn hóa mới. Đối với
một chính trị gia như ông Biden tuy trung tả nhưng lập trường dễ dàng thay đổi
thì mối quan ngại sẽ “cuốn theo chiều gió” bị cánh tả cực đoan điều khiển đưa nước
Mỹ vào một dạng xã hội chủ nghĩa kiểu mới về cả kinh tế và xã hội là có thể xảy
ra.
Xin nói thêm về Cancel Culture - tạm dịch là
nền văn hóa triệt hạ - hiện đang gây tranh luận sôi nổi trên báo chí và trong
cuộc bầu cử 2020. Cho dễ hiểu, cá nhân hay cơ sở thương mại nào không ủng hộ
tuyệt đối trào lưu xã hội cấp tiến đều bị đánh hội đồng triệt tiêu cho đến mức
thân bại danh liệt và không còn đất sống. Bà Aung Sang Suu Kyi là một trường hợp
bị “triệt”.
Cụm từ Cancel Culture chỉ mới ra đời gần đây
như một hiện tượng của mạng xã hội: trẻ em không thích nhau thì “nghĩ chơi”,
nay trên mạng cái gì mình ghét thì “cancel” cắt đứt liên lạc (như unfriend trên
Facebook). Nhưng khác với tẩy chay (boycott) hàm ý thụ động, Cancel Culture cổ
võ huy động đám đông cuồng nộ (mob) từ Twitter, Facebook, YouTube, báo chí dòng
chính, khuôn viên đại học cho đến bạo loạn (riots) nhằm ném đá phá hoại thanh
danh và công ăn việc làm của cá nhân hay hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Vài trường hợp tương tự đã xảy ra tại Việt Nam hay Nam Hàn khi nhiều chê bai trên
mạng xã hội khiến thanh thiếu niên tự vẫn, thì nay ở Mỹ Cancel Culture chính là
cơ bắp của cánh tả kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận bằng cách áp lực đe dọa các
doanh nghiệp, giáo sư đại học, thành phần trí thức và giới trẻ sợ hãi không còn
dám phát biểu ý kiến.
Như vậy ở Mỹ hiện có đám cuồng nộ cánh tả (leftist
mob) chống cánh cuồng Trump cánh hữu. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, chống Trump vì
quan ngại độc tài cánh hữu chưa chắc đã bảo vệ tự do dân chủ mà có khi còn mang
lại ách độc tài cánh tả. Chọn lựa nào cho năm 2020?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét