Đối Thoại Điểm Tin ngày 04 tháng 08 năm 2022
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ukraine:
Nga phải rút quân mới có đối thoại
Chuyến
thăm Đài Loan của bà Pelosi bao trùm cuộc họp ASEAN
Pelosi:
Sự phẫn nộ của TQ không thể cản chân lãnh đạo thế giới thăm Đài Loan
Ý phê chuẩn tư cách thành
viên NATO cho Phần Lan, Thụy Điển
Bất cập hộ chiếu
mới: Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tháo gỡ
Nhà Trắng hi vọng
kiềm chế căng thẳng với TQ về chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi
Trung Quốc khuyến
cáo các hãng bay Việt Nam tránh Eo biển Đài Loan
Bà Nancy Pelosi
rời Đài Bắc sau khi khẳng định cam kết với Đài Loan
Bắc Kinh đã trừng
phạt Đài Loan những gì do chuyến thăm của bà Pelosi?
Đài Loan dự báo ‘chiến tranh tâm lý’
sẽ gia tăng sau chuyến thăm của bà Pelosi
Mỹ: Ngoại trưởng Trung Quốc đã được
báo trước từ tháng 7 về việc thăm Đài Loan
Việt Nam trong
bối cảnh chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi
Joe Manchin qua mặt Mitch McConnell
Tù chính trị Đỗ Công Đương mất khi đang thụ án, bị từ chối
đem thi hài về quê
Cũng theo thông tin từ người thân
cận với gia đình thì phía trại giam đã từ chối cho gia đình đưa thi hài ông Đỗ
Công Đương về quê ở Bắc Ninh, mà phải tiến hành mai táng tại Nghệ An.
Việt
Nam bị cáo buộc xóa nguồn gốc bông vải nhập từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương
Một tổ chức quốc tế làm việc trong
lĩnh vực thúc đẩy nhân quyền trong kinh doanh và xóa bỏ lạm dụng vừa đưa ra cảnh
báo Việt Nam là nơi tẩy rửa nguồn gốc xuất xứ cho bông vải Tân Cương để tránh bị
chế tài từ Hoa Kỳ.
Tân Tạo
Việt Nam chuyển hơn 1.900 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến ở Mỹ
Khoản tiền 1.900 tỷ đồng được chi
tạm ứng cho một dự án đầu tư tại bang California.
Vụ Việt
Á: Thanh Tra Đắk Lắk chuyển Công an điều tra sai phạm của CDC tỉnh
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC)
tỉnh Đắk Lắk vi phạm nghiêm trọng trong bốn gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật
tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm, vắc-xin phòng/chống COVID-19 nên vụ việc được
chuyển sang Công an để điều tra cụ thể.
CDC Quảng
Ninh bác bỏ hình ảnh tiệc nghỉ hưu hoành tráng của cựu giám đốc được ‘hạ cánh
an toàn’
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC)
tỉnh Quảng Ninh vào ngày 3/8 lên tiếng bác bỏ những hình ảnh ‘tiệc chia tay’,
‘tiệc nghỉ hưu’, ‘tiệc tri ân’ của nguyên giám đốc Ninh Văn Chủ. Những hình ảnh
tiệc tùng này trong những ngày qua gây xôn xao công luận do mức độ bị cho là
quá xa hoa, lãng phí…
Hộ chiếu mẫu mới bị
từ chối, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có giải pháp
Bộ Công an cần nghiên cứu và đưa
ra giải pháp về vấn đề hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam không có thông tin nơi
sinh và bị một số nước từ chối công nhận để cấp thị thực.
Việt Nam mong muốn
các bên liên quan không làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan!
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN đề
nghị Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan,... không làm gia tăng căng thẳng ở hai bờ
eo biển.
Giá
hàng hóa tăng vì xăng lên giá; giá xăng giảm nhưng giá hàng hóa vẫn cao
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau
khi giá xăng dầu giảm mạnh. Liệu điều này có khả thi hay không, khi nhiều mặt
hàng không do Nhà nước định giá?
Thông tin về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của nữ sinh
trung học bị xe cán bộ quân đội tông chết cần được công khai cho báo chí.
Thiền
am bên bờ Vũ Trụ (Tịnh Thất Bồng Lai) giờ ra sao?
Sau mọi biến động vừa qua, hiện nay các thành viên còn lại sinh
sống ra sao?
Hà
Nội ra kế hoạch cho cán bộ sai phạm, yếu kém từ chức
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 205 yêu cầu các cơ quan,
quận huyện kịp thời cho từ chức cán bộ có năng lực hạn chế, mắc sai phạm.
Bảy
án tử hình cho nhóm vận chuyển trái phép ma túy từ Campuchia về Việt Nam
29
địa phương chưa giải ngân đồng nào trong gói 6.600 tỉ đồng hỗ trợ người lao
động
Đài
Loan - nỗi kinh hãi của Trung Quốc
Chủ
tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan, thách thức đe dọa của Trung Quốc
Cáo
trạng truy tố ông Tất Thành Cang và chín đồng phạm vụ bán rẻ đất hai dự án
TPHCM:
Dân chung cư treo biểu ngữ đòi quyền lợi, Bí thư Đảng ủy phường "vận động
tháo gỡ"
Ninh Thuận: Công an xác nhận lỗi của sĩ quan quân đội lái xe đâm
chết nữ sinh
Vụ
chương trình ‘Trái Tim Việt Nam’: xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 26
tỷ đồng
Căng thẳng Mỹ-Trung:
VN cùng các nước phản ứng gì và TQ có gây chiến?
4
giờ trước
Phần Lan, Thụy Điển
'tiến một bước gần hơn' tới Nato
Hai nước vừa chính thức ký kết thỏa thuận gia nhập Nato, tiến
một bước gần hơn tới việc trở thành thành viên của liên minh quân sự này.
5
giờ trước
TRỰC TIẾPTrung Quốc phóng tên lửa đạn đạo
Tàu sân bay Mỹ đi về hướng Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn cảm
ơn các nước G7 đã ủng hộ hòa bình và ổn định khu vực.
Trung Quốc tập trận
'lớn chưa từng có' sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết Đài Loan đã phải đối
mặt với "các mối đe dọa quân sự tăng cường có chủ ý".
7
giờ trước
Hộ chiếu VN:
Thủ tướng yêu cầu giải pháp, Bộ Công an 'sẽ bổ sung nơi sinh'
Lãnh đạo VN có lắng nghe dư luận bức xúc về hộ chiếu xanh tím
than nhưng công dân và Việt Kiều cần thấy giải pháp số hóa tổng thể, thông
minh và logic.
3
tháng 8 năm 2022
Hai bà Pelosi và
Thái Anh Văn nói về nền dân chủ Đài Loan
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi đã rời Đài Loan, kết thúc
chuyến thăm kéo dài 24 giờ.
3
tháng 8 năm 2022
Thanh niên
Singapore ra ở riêng để trưởng thành
Hầu hết người trẻ ở Singapore trẻ chưa lập gia đình sống cùng
cha mẹ, nhưng nay ngày càng nhiều người chọn ra ở riêng bất chấp tiền thuê nhà
tốn kém và nhiều khoản phải chi khác đi kèm.
3
tháng 8 năm 2022
Tinder thay đổi
cấu trúc, CEO Renate Nyborg ra đi sau một năm
Quét về phía trái, app hẹn hò Tinder cho nữ CEO Renate Nyborg ra
đi sau một năm, để cải tổ toàn bộ vì doanh thu giảm.
3
tháng 8 năm 2022
Video,Đài Loan tổ chức
diễn tập chống không kích, Thời lượng 2,24
"Chúng tôi đang hướng dẫn mọi người chuẩn bị dụng cụ y tế,
ứng biến và xây dựng một nhà vệ sinh tạm thời."
3
tháng 8 năm 2022
Trung Quốc tổ chức trập trận lớn « chưa từng có » xung quanh Đài
Loan
Đài Loan
: G7, ASEAN, Liên Âu và Mỹ cảnh báo nguy cơ xung đột
Nguy cơ
Trung Quốc tấn công : Phản ứng của Đài Loan và các đồng minh
Kiev :
Nga dồn quân tấn công Kryvy Rih, miền nam Ukraina, quê hương Zelensky
Khô hạn :
Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi dùng lại nước thải
Chủ tịch
Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi khẳng định tới thăm Đài loan « vì hòa bình khu vực »
Chủ tịch
Hạ Viện Mỹ Pelosi thăm Đài Bắc : Trung Quốc phản đối, tổ chức tập trận quanh
Đài Loan
Ukraina :
Tòa án Tối cao Nga xem trung đoàn Azov là « tổ chức khủng bố »
Chủ
tịch Hạ Viện Mỹ Pelosi đến Đài Loan : Phản ứng khác nhau của các nước châu Á
Đài
Loan: Khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ vượt "lằn ranh đỏ" của Trung Quốc
Chính
sách của Mỹ với Trung Quốc: Chính phủ mềm dẻo hơn, Quốc Hội cứng rắn hơn
Miến
Điện hành quyết các nhà đối lập : ASEAN “suy tính lại” đồng thuận 5 điểm
Ukraina
truy bắt nội gián của Nga vào lúc tăng tốc phản công ở miền nam
Tàu
xuất khẩu ngũ cốc đầu tiên của Ukraina tới điểm thanh sát tại Istanbul
Hoa
Kỳ : Nguy cơ tấn công khủng bố gia tăng sau khi thủ lĩnh Al Qaida bị tiêu diệt
Chiến
tranh Ukraina và không gian : Tác hại cho Nga và Tây phương, cơ hội cho Trung
Quốc
Hàn
Quốc : Giới trẻ và xu hướng “xa xỉ” trong đại dịch
Hoa
Kỳ tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri
(Truyền
thông Việt Nam) - Nhiều nước Schengen không chấp nhận hộ chiếu mới của Việt
Nam. Ngày
02/08/2022, Cộng Hòa Séc là nước thành viên Liên HIệp Châu Âu thứ ba, sau Đức
và Tây Ban Nha, không công nhận hộ chiếu mẫu mới, được Cục Quản lý xuất nhập
cảnh, bộ Công An Việt Nam, cấp từ ngày 01/07. Lý do được nêu ra là hộ
chiếu mới không ghi nơi sinh và như vậy “vô hiệu hóa hoàn toàn nhận
dạng chính xác của người mang hộ chiếu”. Tuy nhiên, Pháp và Anh vẫn chấp
nhận mẫu hộ chiếu mới có bìa xanh tím than của Việt Nam.
(RFI) -
Latvia: Nga là “Nhà nước khủng bố”. Theo
tuyên bố ngày 02/08/2022 của các thành viên Ủy ban Đối Ngoại của Quốc Hội
Latvia, các vụ tấn công quân sự do Nga tiến hành nhắm vào thường dân và khu vực
công cộng ở Ukraina rõ ràng là hành động "khủng bố" và Nga là một
“Nhà nước bảo trợ khủng bố”. Kể từ khi Nga tấn công Ukraina, Latvia vẫn bày tỏ
lập trường ủng hộ chính quyền Kiev và đã cung cấp vũ khí cho Ukraina.
(AFP) -
Quốc Hội Pháp phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần
Lan. Sau Thượng
Viện, đến lượt Hạ Viện Pháp bỏ phiếu ngày 02/08/2022. Đơn xin gia
nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan được thông qua với 209 phiếu thuận. Theo
quy định, Quốc Hội của mỗi nước thành viên NATO phải phê chuẩn việc kết nạp các
thành viên mới.
(AFP) -
Hai nước Ả Rập ở Trung Đông mua vũ khí của Mỹ. Ngày 02/08/2022, Washington thông
báo đã ký hai hợp đồng, hợp đồng thứ nhất ký với chính quyền Ryiad, có trị giá
3 tỉ đô la, mua tên lửa Patriot để giúp Ả Rập Xê Út tự vệ trước các cuộc tấn
công của phe nổi dậy Huthi ở Yemen. Thỏa thuận thứ hai mua hệ thống phòng thủ
tên lửa THAAD được Washington ký với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trị
giá 2,2 tỉ đô la.
(AFP/Reuters) - Bang
bảo thủ Kansas tại Hoa Kỳ duy trì quyền phá thai. Theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở
Kansas, Hoa Kỳ, hôm 02/08/2022, quyền phá thai được duy trì ở bang này, phụ nữ
vẫn có quyền phá thai nếu bào thai dưới 22 tuần tuổi, trong khi nhiều bang bảo
thủ khác đã và dự tính cấm phá thai. Tổng thống Joe Biden nhận định rằng chiến
thắng duy trì quy định về quyền phá thai ở một bang bảo thủ như Kansas cho
thấy “phần lớn người Mỹ ủng hộ quyền phá thai và Quốc Hội Hoa Kỳ nên lắng nghe
ý kiến người dân và đưa án lệ Roe v Wade trở lại Hiến Pháp”.
(RFI) - Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ có thể tăng sản lượng dầu khí ? Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEP) và 10 đối tác, bao gồm cả Nga, họp tại
Vienna, Áo, hôm nay, 03/08/2022. Chủ đề chính của cuộc họp này đó là khả
năng tăng sản lượng, trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao. Mặc dù Hoa Kỳ
gây áp lực, chưa chắc OPEP và các đối tác chấp nhận tăng sản lượng dầu
khí, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây do khủng hoảng
Ukraina.
TIN TỨC: Thứ Năm, ngày 04 tháng 08
năm 2022
1/ TÙ CHÍNH
TRỊ ĐỖ CÔNG ĐƯƠNG QUA ĐỜI TRONG NHÀ TÙ
Một nhà báo VN vừa qua đời tại bệnh viện ở Nghệ An trong lúc đang mang án
tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”, nhưng
trại tù từ chối không cho gia đình mang xác về an táng.
Tù nhân chính trị nói trên là ông Đỗ Công Đương 58 tuổi, quê quán ở Bắc
Ninh, vừa từ trần vào tối ngày 2/8. Trước khi bị bắt vào đầu năm 2018, ông
Đương vẫn còn mạnh khỏe, nhưng sau đó có nhiều chứng bệnh như bệnh tim, viêm
phổi và suy hô hấp trong trại tù. Gia đình đã nhiều lần đề nghị cho ông đi chữa
bệnh nhưng đám cai tù đều từ chối.
Trước khi qua đời, ông Đương đang thọ án tù tại trại số 6 ở tỉnh Nghệ An.
Ông bị bắt vào năm 2018 khi đang quay phim về một vụ cưỡng chiếm đất đai ở Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và bị cáo buộc tội “gây rối trật tự” và “lợi dụng quyền tự
do dân chủ”. Ông Đương bị phán án 8 năm tù trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày
23/01/2019.
Cũng theo
thông tin từ người thân cận thì đám cai tù đã từ chối cho gia đình đưa thi hài
ông Đỗ Công Đương về quê ở Bắc Ninh, mà phải tiến hành mai táng tại địa
phương.
2/ VN BỊ CÁO BUỘC XÓA BỎ NGUỒN GỐC BÔNG VẢI NHẬP TỪ TÂN CƯƠNG
Một tổ chức
nhân quyền quốc tế vừa đưa ra lời cảnh báo là VN đã tẩy rửa nguồn gốc bông vải
Tân Cương để tránh bị chế tài từ Hoa Kỳ.
Trong bài
viết vào ngày 27/7, tổ chức phi chính phủ này cho biết là nhiều nhóm đấu tranh
và một số chính khách Tây phương đã cáo buộc các nhà sản xuất ở một số quốc gia
như VN và Bangladesh đã cố ý tẩy xóa nguồn gốc bông vải Tân Cương khi nhập cảng
về trong nước.
Dẫn lời từ
một nhà sản xuất dệt may Trung Quốc sở hữu nhà máy tại Việt Nam, tổ chức này
cho biết một số khách hàng nhập sản phẩm dệt may từ Việt Nam đã yêu cầu giấy tờ
về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong những vụ này, các nhà sản xuất phải
vượt qua quá trình thẩm định kéo dài. Nhà sản xuất này cũng cho biết thêm rất
khó để phân biệt các sản phẩm bông vào Việt Nam từ các nguồn khác nhau vì chúng
có thể đã bị trộn lẫn với nhau khi vận chuyển trên biển.
Theo tạp chí
Công thương, Việt Nam là quốc gia nhập cảng bông lớn thứ ba thế giới với sản
lượng tiêu thụ 1.5 triệu tấn mỗi năm và Hoa Kỳ là nhà cung cấp bông lớn nhất
cho Việt Nam với số lượng khoảng 800 ngàn tấn. Tuy nhiên Trung Cộng vẫn là thị
trường cung cấp nguyên liệu lớn nhất, với năm ngoái Việt Nam nhập cảng hơn 153
ngàn tấn từ Trung Cộng.
3/ TRUNG CỘNG CẢNH BÁO CÁC MÁY BAY VN NÊN NÉ EO BIỂN ĐÀI
LOAN
Hơn 60
chuyến bay VN đã phải né tránh eo biển Đài Loan trong khi Trung Cộng chuẩn bị
tập trận bắn đạn thật ở eo biển này nhằm đáp trả chuyến thăm viếng của chủ tịch
hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Cục hàng
không VN cho biết là đã nhận được lời cảnh báo từ giới chức Trung Cộng là phải
điều chỉnh đường bay đến gần các khu vực gần đảo Đài Loan, bắt đầu từ trưa ngày
4/8 đến ngày hôm sau. Ông Đinh Việt Thắng, cục trưởng cục này, cho biết hôm 3/8
là đã thông báo tới các hãng máy bay Việt Nam và khuyến cáo họ điều chỉnh đường
bay.
Trước đó,
Tân Hoa Xã cho biết là quân đội Trung Cộng sẽ tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật xung
quanh Đài Loan từ 4/8 đến 7/8. Trong khi đó bộ quốc phòng Đài Loan phản đối các
cuộc diễn tập quân sự của Trung Cộng với cáo buộc là chúng vi phạm các quy tắc
của LHQ.
Ông Thắng
cho biết việc Trung Cộng tập trận gần Đài Loan sẽ ảnh hưởng tới các đường bay
từ VN đi Mỹ và các đường bay khác từ VN
đến Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn. Việc điều chỉnh các đường bay né vùng tập
trận của Trung Cộng sẽ khiến quãng đường bay có thể xa hơn, thời gian bay dài
hơn, tốn kém chi phí hơn vì tốn nhiều nhiên liệu trong bối cảnh giá nhiên liệu
bay tăng lên tục từ đầu năm 2022.
4/ HAI BÀ NANCY PELOSI VÀ THÁI ANH VĂN NÓI VỀ NỀN DÂN CHỦ
ĐÀI LOAN
Trong cuộc
họp báo chung với bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, bà Nancy Pelosi cho
biết chuyến viếng thăm của bà là nhằm mục đích cho thế giới thấy sự thành công
của người dân Đài Loan trong việc chuyển đổi sang nền dân chủ. Vì thế nước Mỹ
không muốn bất cứ điều gì xảy đến với Đài Loan bằng vũ lực.
Đáp lại bà
Thái Anh Văn cho biết là sự hiện diện của bà Pelosi tại Đài Loan đã giúp gia
tăng sự tự của công chúng về sức mạnh của nền dân chủ và là nền tảng trong mối
quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ.
Trong khi đó, bạo quyền
Trung Cộng hiện tiến hành đồng thời hai cuộc tập trận ở vùng biển phía nam và
phía đông bắc nước này. Theo giáo sư Steve Tsang, giám đốc học viện Trung Cộng
tại đại học London, tin rằng Trung Cộng cho đến nay không có khả năng đánh
chiếm Đài Loan và người dân Đài Loan rõ ràng không muốn bị chiến tranh đe dọa.
Vào hôm qua, 27 chiến đấu
cơ Trung Cộng đã cố xâm nhập sâu vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan
trong lúc bà Pelosi đặt chân đến đảo quốc này. Quân đội Đài Loan đã điều động
chiến đấu cơ lên ngăn chận và hướng hỏa tiễn về các máy bay nói trên.
Nhiều công ty rời Trung Quốc để sang những quốc
gia thân thiện hơn: Companies Are Fleeing China for
Friendlier Shores (Foreign Policy 2-8-22)◄
Bộ Công an nghiên cứu sửa hộ chiếu mẫu mới (DT
3-8-22) -- Nghiên cứu gì? Chỉ cần in một lô hộ chiếu mới, thêm một dòng:
"Nơi sinh:" Thế là xong! (Đức, Tây Ban Nha, Czech... có
đòi tên "bồ nhí" hoặc "sugar daddy" đâu mà Việt Nam nhất
định giấu?)
Một cách nhìn khác: Phạm Minh Chính không dám quy trách nhiệm
cho Tô Lâm vụ passport mới (Người Việt 3-8-22) -- À há!◄
Bộ Nội vụ thông tin việc bổ nhiệm Quyền Bộ trưởng Y tế Đào
Hồng Lan (DT 3-8-22) -- Đúng "Quy
trình"!
Quyền Bộ trưởng Y tế: “Dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn
diễn biến rất phức tạp” (MTG 2-8-22) -- Bà cũng cho
biết là người bị bệnh nhức đầu thường nhức đầu. Không ai cãi được!
Bà Đặng Thị Hoàng Yến rút gần 2 nghìn tỷ đồng sang Mỹ (VNN
3-8-22)
Người lao động và bài toán khó về lương hưu (NĐT
3-8-22)
Nguyễn Xuân Vinh - khoa học vũ trụ lừng
danh gốc Việt đã mất (VietTimes 1-8-22) -- Bài duy nhất
(mà tôi biết) trên báo trong nước về Nguyễn Xuân Vinh. Chẳng những vậy, nhiều
thông tin không báo nào có!◄◄
Nỗi đau hành xác trẻ em ung thư Việt Nam vì nhiễm trùng và
tái phát (BBC 3-8-22)
Cuộc
chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan
Tình
hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc
02/08/1942:
Án mạng làm bùng nổ kỳ thị người gốc Mexico ở Los Angeles
Điểm
mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc
Thế
giới hôm nay: 01/08/2022
Điều
gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?
31/07/1715:
Bão nhấn chìm tàu chở kho báu của Tây Ban Nha
Cơ
hội quan sát năng lực thực tiễn của PLA04/08/2022
Thư
gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo04/08/2022
Chính
sách “một Trung Quốc” đã lỗi thời04/08/2022
Niềm
uất hận và mang hòm tưới xăng quyết định tự thiêu04/08/2022
Hãy đánh
thức lòng trắc ẩn!04/08/2022
Tình
hình chiến sự Ukraine ngày thứ 161 (4-8-2022)04/08/2022
Thông
tin về nhiều vụ án hình sự theo điều 117 Bộ luật hình sự04/08/2022
Cuộc
khủng hoảng sắp tới ở Đài Loan04/08/2022
Nhà
máy Gang thép Thái Nguyên và chuyện ‘bồi dưỡng cán bộ’04/08/2022
Chế
độ Tự do của Đài Loan xứng đáng được chúng ta hỗ trợ!03/08/2022
Dương
Quốc Chính - Trung Quốc dám đánh Đài Loan không ?
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 160, 02-08-2022
Đặng
Sơn Duân - Các phản ứng của Trung Quốc
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Mất mặt hay vận Trời? 04/08/2022
Lao động Việt có nguy cơ “thua trên sân nhà” 04/08/2022
Tại sao tôi dẫn phái đoàn Quốc hội đến Đài Loan 04/08/2022
Báo VNExpress đứng về đâu trong cuộc chiến Nga – Ukraine? 03/08/2022
Có nên săn nhân tài như thế? 03/08/2022
Vụ máu nữ sinh có nồng độ cồn 03/08/2022
Doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu – Phình bong bóng nợ? 03/08/2022
Bố đa đoan quá… 03/08/2022
Xót ruột, sốt ruột nào đủ? 02/08/2022
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
https://vnexpress.net/vi-sao-nap-tien-vao-tai-khoan-thu-phi-khong-dung-lai-mat-phi-4495754.html
Các doanh nghiệp thu phí không dừng chưa chịu gánh phí
nạp cho người dùng từ các kênh không phải là đối tác của họ.
Là một người thường xuyên phải di chuyển trên cao tốc
Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đường đã thu phí không dừng toàn bộ từ đầu tháng 6,
anh Hoàng Việt (Hà Đông, Hà Nội) khá bức xúc khi mỗi lần nạp tiền vào tài khoản
thu phí không dừng (ETC) từ ví điện tử đều phải mất thêm phí.
"Nạp 400.000 vào tài khoản ePass từ ví điện tử
Momo thì phải mất thêm 5.390 đồng. Mỗi tháng, tôi nạp tiền vài lần vào tài khoản
thu phí không dừng cũng mất vài chục nghìn đồng phí", anh Việt nói. Anh
cho rằng khoản tiền này so với các chi phí như xăng dầu, vé đường cao tốc không
phải quá lớn nhưng nó tạo ra cảm giác không thoải mái cho người dùng trong bối
cảnh nhiều ngân hàng, dịch vụ... miễn phí giao dịch.
Tương tự anh Việt, nhiều chủ xe đang cho rằng các bên
cung cấp dịch vụ nên miễn khoản phí này để hỗ trợ, khuyến khích người dùng
trong bối cảnh các cao tốc chỉ thu phí không dừng từ ngày 1/8.
Hiện tại, hai nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng
là Công ty TNHH Thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam
VDTC - ePass có một vài phương thức để nạp tiền vào tài khoản không mất phí,
nhưng chưa thuận tiện và chưa hướng đến phần lớn khách hàng. Việc miễn phí giao
dịch chỉ áp dụng với kênh thanh toán bằng ví hoặc ngân hàng là đối tác của
riêng VETC hoặc ePass.
Ví dụ, khách hàng của ePass muốn miễn phí nạp tiền thì
phải liên kết với tài khoản Viettel Money đang sử dụng hoặc chuyển khoản tới số
tài khoản của đơn vị này tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
theo đúng cú pháp bắt buộc.
Tương tự, người dùng VETC muốn được miễn phí cũng cần
có tài khoản ngân hàng BIDV đã được đăng ký liên thông với tài khoản ETC của
công ty này. Ưu ái cho chủ tài khoản BIDV xuất phát từ việc nhà băng này là đơn
vị cấp vốn và cũng được chỉ định là ngân hàng hỗ trợ, đấu nối trực tiếp với hệ
thống của VETC.
Trên ứng dụng của VETC, người dùng nạp tiền vào tài
khoản bắt buộc phải thông qua trung gian thanh toán của VnPay hoặc VNPT. Nếu nạp
1 triệu đồng bằng hình thức Mobile Banking hoặc thẻ ATM nội địa qua cổng thanh
toán VnPay, người dùng mất 10.230 đồng tiền phí, tương đương hơn 1% giá trị
giao dịch. Còn nạp bằng thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard, người dùng mất phí
17.700 đồng, tương đương 1,77% giá trị giao dịch.
Với ứng dụng ePass, đơn vị này áp dụng biểu phí 880 đồng
+ 0,66% giá trị giao dịch khi thanh toán với thẻ ATM nội địa. Mức phí nạp qua
thẻ thanh toán quốc tế là 2.000 đồng + 2% giá trị giao dịch. Mức phí áp dụng nạp
tiền qua ví điện tử Momo là 1.650 đồng + 0,94% giá trị giao dịch, còn qua
Mobile Banking (VNPay) là 1.300đ + 0,8% giá trị giao dịch.
Mức phí nạp qua các kênh VETC EPass
Mobile Banking (trừ BIDV) 1,023% 1.300 đồng
+ 0,8%
Thẻ ATM nội địa (trừ BIDV) 1,023% 880 đồng +
0,66%
Thẻ Visa, Mastercard 1,77% 2.000 đồng + 2%
Ví điện tử MoMo 1,1% 1.650 đồng + 0,94%
Như vậy, khi nạp 1 triệu đồng vào tài khoản ePass, chủ
xe sẽ mất phí 7.480 đồng khi dùng thẻ ATM nội địa, 22.000 đồng khi dùng thẻ
thanh toán quốc tế, 11.050 đồng khi dùng Momo hoặc 9.300 đồng khi sử dụng Mobile
Banking qua cổng VNPay.
Giao dịch nạp tiền vào tài khoản ETC, theo lãnh đạo
ngân hàng, về bản chất cũng tương tự cà thẻ hay quét mã QR bằng ví điện tử tại
điểm chấp nhận thanh toán (gọi chung là đại lý) như cửa hàng ăn uống, quần áo,
trung tâm thương mại... Đơn vị trung gian thanh toán sẽ thu phí tính trên mỗi
giao dịch, từ đại lý.
Thông thường, với mỗi giao dịch thanh toán của khách
hàng, đại lý sẵn sàng trả khoản phí tính trên mỗi giao dịch cho đơn vì lợi ích
kinh doanh của họ. Tuy nhiên VDTC và VETC thì không. Trao đổi với VnExpress, đại
diện một trung gian thanh toán có thị phần lớn cho biết, trong quá trình ký hợp
đồng, họ không đồng tình với việc thu phí nạp tiền từ khách hàng, nhưng sau đó
vẫn thực hiện theo yêu cầu từ hai đơn vị thu phí không dừng.
Về việc tại sao không tích hợp tài khoản ETC với tài
khoản ngân hàng, tại một tọa đàm gần đây, ông Bùi Trình, Tổng giám đốc VDTC
(ePass) cho biết bản chất tài khoản giao thông theo định nghĩa ở Quyết định 19
chỉ là tài khoản giao thông, chứ không phải là ví điện tử. Vì thế chủ phương tiện
phải nạp tiền vào thẻ giao thông. Đồng thời, theo ông Trình, còn lý do kỹ thuật
nếu hệ thống ebanking của ngân hàng không đủ tốc độ xử lý có thể khiến barrier
đóng mở không đúng thời điểm gây sự cố cho các phương tiện.
Tương tự, ông Hồ Trọng Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty
thu phí tự động VETC cũng khẳng định chưa liên kết được với tài khoản ngân hàng
vì các yếu tố kỹ thuật cản trở việc truy cập vào hệ thống ngân hàng. Ông Vinh
cũng cho rằng tài khoản ngân hàng là tài khoản mật của cá nhân, chủ phương tiện.
"Không một ngân hàng nào cho phép đơn vị thứ ba truy cập vào hệ thống ngân
hàng để lấy tiền của khách hàng", lãnh đạo VETC nói.
Nhiều người dùng cũng đang cho rằng việc không được
liên kết trực tiếp tài khoản ngân hàng vào tài khoản ETC gây thiệt hại cho người
dùng. Bởi tiền để trong tài khoản ngân hàng vẫn được trả lãi dù khá nhỏ, còn tiền
nạp vào ví của các đơn vị thu phí không dừng không được tính lãi. Thậm chí, nếu
sơ suất để số dư không đủ khi lưu thông qua các trạm thu phí trên cao tốc còn bị
phạt tiền hàng triệu đồng.
Đến cuối tháng 7, khoảng 3,5 triệu xe đã dán thẻ ETC của
VETC và ePass, chiếm hơn 70% lượng ôtô trên cả nước.
Anh Tú - Quỳnh Trang
Cà Mau thừa nhận 'thiếu sót'
trong vụ thí sinh ngủ quên
https://vnexpress.net/ca-mau-thua-nhan-thieu-sot-trong-vu-thi-sinh-ngu-quen-4496010.html
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau kết luận cán bộ coi
thi chưa bao quát, thiếu kỹ năng xử lý tình huống trong vụ thí sinh ngủ quên
trong phòng thi tốt nghiệp THPT.
Chiều 4/8, ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Cà Mau, ký báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định có việc
thí sinh ngủ quên tại phòng thi môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2022. Hai cán bộ
coi thi đã thực hiện đúng nhiệm vụ được Trưởng điểm thi phân công theo Quy chế
thi và các văn bản hướng dẫn về thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, Sở cũng nhìn nhận trong quá trình coi thi,
hai cán bộ chưa bao quát tốt phòng thi nên chậm phát hiện việc thí sinh ngủ
quên trong phòng thi (vì nghĩ thí sinh đã làm xong bài thi hoặc gục đầu xuống
bàn để suy nghĩ làm bài). Ngoài ra, hai cán bộ coi thi còn thiếu kỹ năng trong
xử lý tình huống.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng điểm
thi, hai cán bộ coi thi và các thành viên trong Hội đồng thi nghiêm túc rút
kinh nghiệm, xem đây là bài học sâu sắc trong công tác coi thi, tránh để lặp lại
sự việc tương tự ở những lần sau.
Cùng ngày, nam học sinh giỏi trường THPT chuyên Phan
Ngọc Hiển cho biết, mấy ngày qua em nhận được nhiều động viên của thầy cô, bạn
bè.
"Trong các bài kiểm tra trước đó, em thường có
thói quen khoanh lên tờ đề rồi mới làm bài, chính vì vậy mới xảy ra điều đáng
tiếc...", nam sinh nói và cho rằng vụ việc phần lớn là lỗi của em. Trong
đó, một phần do em không may mắn và chủ quan. Thầy cô giám thị đã làm đúng quy
chế.
Học sinh này mong muốn câu chuyện được khép lại, hứa sẽ
dành thời gian để rèn luyện bản thân. "Đây thực sự là bài học lớn trong đời
em, phải gác lại ước mơ vào một ngành kỹ thuật tại trường đại học ở TP
HCM", nam sinh nói và cho biết sẽ cố gắng hơn trong kỳ thi năm sau.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh này đạt Toán 8,
Ngữ văn 7,75, Vật lí 9,5, Hóa học 9, Sinh học 6,75, và tiếng Anh 0 điểm. Em là
học sinh giỏi 3 năm liền, nằm trong đội tuyển môn Vật lý của trường. Điểm trung
bình môn tiếng Anh lớp 12 đạt 8,6.
Nam sinh kể, chiều 8/7, sau khi nhận đề, em làm nháp
vào tờ đề thi được hơn 40 trong tổng số 50 câu, mất khoảng 15 - 20 phút trong
60 phút làm bài thi môn tiếng Anh. "Do mệt quá vì nhiều đêm thức khuya ôn
bài cho kỳ thi nên em gục xuống bàn rồi ngủ khi nào cũng không hay", nam
sinh nói. Khi giám thị gọi em dậy nộp bài, phiếu trắc nghiệm của em chưa được điền
đáp án.
Do bị điểm liệt (từ điểm 1 trở xuống), nam sinh không
được xét tốt nghiệp và cũng không được xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, toàn tỉnh Cà Mau có hơn
10.700 thí sinh tham gia, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,12 %.
Có nhiều năm kinh nghiệm coi thi, thầy Nguyễn Quang
Thi ở Lâm Đồng cho rằng giám thị không nhắc nhở khi có thí sinh ngủ trong phòng
thi là chưa được linh hoạt. 299
An Minh
100 dự án công ở TP HCM chưa
giải ngân đồng nào
https://vnexpress.net/100-du-an-cong-o-tp-hcm-chua-giai-ngan-dong-nao-4495842.html
Bảy tháng qua có đến 100 dự án đầu tư công tại thành
phố có tỷ lệ giải ngân bằng 0, trong đó hầu hết công trình này đều vốn trên 200
tỷ đồng.
Thông tin được ông Lê Trương Hải Hiếu, Trưởng ban Kinh
tế - Ngân sách, HĐND TP HCM đưa ra tại cuộc họp kinh tế - xã hội trên địa bàn 7
tháng đầu năm, sáng 4/8. Tỷ lệ giải ngân của TP HCM hiện chỉ đạt 26%, thấp hơn
5% so với bình quân cả nước, trong khi mục tiêu giải ngân cả năm của địa phương
này là 95%.
"Tốc độ giải ngân rất chậm, có tới 100 dự án tỷ lệ
giải ngân bằng 0, 12 dự án giải ngân dưới 10%", ông Hiếu nói.
Trong khi đó, Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP HCM Nguyễn
Hoàng Hải cho biết việc giải ngân chậm nằm ở nhóm dự án được bố trí vốn lớn,
trên 200 tỷ đồng. Các dự án giải ngân 0 đồng chủ yếu do Ban Quản lý Dự án Công
trình dân dụng và công nghiệp làm chủ đầu tư.
Cụ thể, dự án xây Bệnh viện Nhi đồng TP HCM được bố
trí vốn 1.000 tỷ đồng nhưng kéo dài từ 2019 đến nay chưa giải ngân được đồng
nào; dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình
Chánh (277 tỷ đồng); Trung tâm triển lãm TP HCM (350 tỷ)... cũng tương tự.
Nhiều dự án lớn của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông có tỷ lệ giải ngân dưới 10% như: hầm chui nút giao
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, vốn bố trí 200 tỷ, mới giải ngân 9,3 tỷ (5%);
nút giao An Phú 375 tỷ, giải ngân 14 tỷ (4%); vệ sinh môi trường thành phố giai
đoạn 2 bố trí 1.990 tỷ, giải ngân 73 tỷ (4%)...
Theo ông Hải, hàng tháng, hàng quý, Kho bạc Nhà nước đều
có văn bản nhắc nhở các chủ đầu tư, yêu cầu nộp hồ sơ thanh toán từng phần theo
quy định. Tất cả hồ sơ gửi đến Kho bạc được giải quyết đúng hạn 100%, tuy
nhiên, đến nay số hồ sơ hoàn thành gửi về vẫn rất ít.
Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân thấp, Phó giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Văn Bảy cho biết do việc thẩm định giá bồi thường
chậm trễ, chủ yếu ách tắc ở khâu của quận huyện. Nguyên nhân do vướng mắc trong
pháp lý của dự án và khâu thuê đơn vị thẩm định giá có khó khăn.
"Thẩm định giá dự án bồi thường thù lao không nhiều,
trách nhiệm lớn, lại không có chế tài nào để ép các công ty thẩm định giá nên địa
phương loay hoay tìm tư vấn", ông nói và cho biết sở này đã giới thiệu nhiều
đơn vị có năng lực, thậm chí "cầu cứu" Bộ giới thiệu tư vấn, nhưng
khi thành phố tiếp cận thì các doanh nghiệp này cũng lấy lý do từ chối.
Bên cạnh đó, nhiều quận huyện chậm bồi thường tái định
cư dẫn đến giá thời điểm bồi thường chênh lệch so với giá thẩm định khiến người
dân phản ứng. Tuy nhiên, các trường hợp này lại không có cơ sở pháp lý để thẩm
định lại, vì giá thời điểm thẩm định hoàn toàn đúng. Ngoài ra, còn một điểm nghẽn
khác là thiếu nền tái định cư do người dân không chịu tái định cư bằng căn hộ,
dù quỹ nhà có sẵn.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu từ nay đến
cuối năm các sở ngành phải có giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Ông nhận
định Sở Quy hoạch và Kiến trúc cũng có phần trách nhiệm vì chậm lập quy hoạch
phân khu 1/500 bởi nhiều dự án chậm do vướng mắc này.
"Ví dụ như các dự án đã ký kết trong hội nghị xúc
tiến đầu tư vào Hóc Môn - Củ Chi hồi tháng 4, đến nay "công việc không chạy"
do chưa phù hợp quy hoạch", ông Mãi nói, đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và
Đầu tư khi lập kế hoạch đầu tư công 2023 cần rút kinh nghiệm, tránh tình trạng
"không có tiền thì kêu nhưng có tiền lại làm rất chậm".
Thu Hằng
Cựu chủ tịch TP Vũng Tàu được
hưởng án treo
https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-tp-vung-tau-duoc-huong-an-treo-4495853.html
Nguyên chủ tịch và phó chủ tịch TP Vũng Tàu được tuyên
mức án thấp do có nhiều tình tiết giảm nhẹ; sai phạm trong việc chuyển đổi 86.765
m2 đất chưa gây thiệt hại...
Ngày 4/8, trong hơn 2 giờ đứng nghe TAND tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu tuyên án, ông Phan Hoà Bình (63 tuổi, cựu chủ tịch TP Vũng Tàu);
Trương Văn Trí (58 tuổi, cựu phó chủ tịch) cùng 6 bị cáo còn lại tỏ ra bình thản.
5 cựu cán bộ TP Vũng Tàu bị cáo buộc sai phạm khi ký
40 quyết định cho phép chuyển đổi 86.765 m2 đất nông nghiệp sang đất ở để 10 hộ
dân dùng góp vốn cho Công ty An Khang thực hiện dự án Khu dân cư cao cấp
Metropolitan, năm 2010.
Theo HĐXX, tháng 10/2010, bà Ngô Thị Minh Phượng (63
tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty An Khang) có văn bản gửi TP Vũng Tàu, xin cho các hộ
dân được chuyển mục đích sử dụng đất, trước khi góp vốn vào Công ty An Khang.
Đồ án quy hoạch của dự án này chưa được phê duyệt; các
hồ sơ tiếp nhận chưa hợp lệ... nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu
vẫn tiếp nhận, sau đó trình cho ông Phan Hoà Bình và Trương Văn Trí ký duyệt
cho chuyển đổi. Khi bị cơ quan điều tra phát hiện, ngày 30/12/2013, UBND thành
phố Vũng Tàu thu hồi 40 quyết định, thừa nhận có sai sót.
HĐXX nhận định, việc truy tố các cựu lãnh đạo TP Vũng
Tàu về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai là có căn cứ, không oan sai.
Tuy nhiên, hành vi của các bị cáo chưa gây thiệt hại (chưa trả sổ đỏ cho các hộ
dân và đã kịp thời tham mưu, đề xuất huỷ bỏ các quyết định chuyển mục đích sử dụng
trước khi công an khởi tố vụ án). Ngoài ra, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm
nhẹ như thành khẩn khai báo, quá trình công tác có nhiều thành tích...
Từ đó, tòa tuyên phạt ông Bình và Trí cùng mức án 18
tháng tù treo; Vũ Quốc Tuấn (53 tuổi, cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường)
15 tháng 25 ngày tù (bằng thời gian tạm giam); Nguyễn Trung Quốc (49 tuổi) một
năm tù treo về tội vi Vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo khoản 3 Điều
174 Bộ luật Hình sự 1999.
Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Sơn (58 tuổi, cựu trưởng
phòng Quản lý đô thị) không trực tiếp tham mưu đề xuất cho phép chuyển quyền sử
dụng đất, có cha là liệt sĩ, hành vi phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội...
nên HĐXX tuyên miễn trách nhiệm hình sự.
Trước đó, quá trình xét xử, cả 5 cựu cán bộ đều phản đối
cáo trạng, cho rằng đã làm đúng các quy định của Luật Đất đai và bộ quy tắc thủ
tục hành chính do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành năm 2009. Các bị cáo cho rằng
hành vi của họ nếu có sai sót cũng không đến mức xử lý hình sự.
Đối với bị cáo Ngô Thị Minh Phượng, Trần Quý Dương (54
tuổi, thành viên HĐQT Công ty An Khang) và Đỗ Thùy Linh (39 tuổi, Tổng giám đốc,
con bà Phượng), HĐXX cho rằng việc huy động vốn, góp vốn tại dự án Khu dân cư
cao cấp Metropolitan đã tuân thủ các quy định của pháp luật. Các khách hàng biết
tình trạng pháp lý của dự án chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn chấp nhận góp vốn gần
400 tỷ đồng để Công ty An Khang đầu tư vào dự án; thời gian bàn giao sản phẩm
không được ấn định cụ thể.
"Dự án khu dân cư cao cấp Metropolitan là có thật,
trước khi ký kết hợp đồng các khách hàng đã được công khai về tình trạng pháp
lý; hiện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chủ trương cho phép tiếp tục triển khai
dự án nên Công ty An Khang không gian dối...", HĐXX nêu quan điểm.
Bản chất của sự việc này là khách hàng ký góp vốn cùng
Công ty An Khang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở trên đất thuộc dự án.
Doanh nghiệp này ký góp vốn 252 nền đất với diện tích hơn 33.000 m2, trong khi
Công ty An Khang sở hữu 21 ha đất nên không có việc chiếm đoạt tài sản của
khách hàng.
Từ đó, tòa cho rằng 3 bị cáo không có dấu hiệu cấu
thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, các bị
cáo đã có hành vi vụ lợi, sử dụng trái phép 400 tỷ đồng của 290 khách hàng (chỉ
đầu tư hơn 24 tỷ đồng xây dựng hạ tầng... và trả tiền mua đất thực hiện dự án)
nên phạm tội Sử dụng trái phép tài sản theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự
năm 1999.
HĐXX cũng cho rằng, do đã có "sự chuyển biến về
pháp luật hình sự" nên sẽ áp dụng các quy định khác có lợi cho các bị cáo,
bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, các bị cáo và Công ty An Khang
đã tích cực hoàn trả tiền cho bị hại, hoặc đạt được thoả thuận nhận nền đất, nếu
dự án tiếp tục được triển khai. Phần lớn họ làm đơn bãi nại, đề nghị không xử
lý hình sự mẹ con bà Phượng và Dương.
Do vậy, toà tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho các bị
cáo."Việc này là do chính sách pháp luật có sự thay đổi, làm cho hành vi
phạm tội của các bị cáo không còn nguy hiểm nữa, chứ không phải bản thân các bị
cáo làm thay đổi tình hình. Tức là các bị cáo không phải bị oan sai", bản
án nhận định.
Trường Hà
Bị bộ đưa vào danh sách chưa giải ngân gói
hỗ trợ tiền thuê nhà, Đắk Nông lên tiếng
TTO - Sau khi Bộ Lao động - thương binh và xã hội đưa
Đắk Nông vào danh sách 29 tỉnh chưa giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người
lao động, tỉnh Đắk Nông đã có văn bản phản hồi về việc này.
Giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà mới được hơn 1%,
nhiều địa phương, doanh nghiệp 'sợ sai'
Cụ thể tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3-8, Bộ
trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung thông tin về việc triển
khai hỗ trợ tiền thuê trọ cho người lao động trong chương trình phục hồi sau đại
dịch, dự kiến có khoảng 3,4 triệu lao động được hưởng chính sách theo đề xuất của
các địa phương.
Tuy nhiên, dù Chính phủ đã có 4 công điện chỉ đạo đơn
giản hóa các thủ tục để tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động, nhưng thực tế vẫn
có 29 địa phương chưa giải ngân được đồng nào. Trong đó có tỉnh Đắk Nông.
Phản hồi về việc này, UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng tỉnh
đã quyết liệt và khẩn trương hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, đến tháng 7-2022, tỉnh đã phê
duyệt cho hơn 123.300 đối tượng, với tổng kinh phí thực hiện hơn 150 tỉ đồng.
Trong đó, đã chi hỗ trợ hơn 148 tỉ đồng, đạt 98,7%.
Số còn lại đang được cơ quan chức năng thu hồi, nộp trả
ngân sách địa phương do sai tên, trùng danh sách hoặc do đối tượng không nhận hỗ
trợ.
Riêng chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho
người lao động, Đắk Nông không có đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng theo quy định.
Liên quan đến việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao
động, tỉnh Đắk Nông có 11 đối tượng được nhận 16,5 triệu đồng. Đến nay, 100% số
đối tượng đã được nhận tiền theo đúng thời gian quy định.
Như vậy, Đắk Nông không nằm trong số 29 địa phương
chưa giải ngân đồng nào trong gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động như
thông báo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội.
29 tỉnh chưa chi tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động
dù Chính phủ đã có 4 công điện29 tỉnh chưa chi tiền hỗ trợ thuê nhà cho người
lao động dù Chính phủ đã có 4 công điện
ĐÌNH CƯƠNG
Khai trừ Đảng cựu chủ tịch
TP Hạ Long Phạm Hồng Hà
https://tuoitre.vn/khai-tru-dang-cuu-chu-tich-tp-ha-long-pham-hong-ha-20220804185006517.htm
TTO - Ngày 4-8, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung
ương cho biết Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với
ông Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ
Long (giai đoạn 2016-2020).
Khởi tố và bắt cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng
Hà
Ông Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm
trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - bị Tỉnh ủy Quảng Ninh khai trừ ra khỏi Đảng -
Ảnh: NGỌC QUANG
Ông Hà bị khai trừ khỏi Đảng do trong thời gian giữ chức
vụ bí thư Đảng ủy Ban quản lý vịnh Hạ Long, trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long đã
vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; làm
trái quy định của Nhà nước về đấu thầu, quản lý đầu tư; bản thân và một số cán
bộ, nhân viên thuộc quyền bị xử lý hình sự.
Vi phạm của ông Hà gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây
dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản
thân, giảm sút uy tín của tổ chức đảng và cơ quan nơi ông Hà công tác.
Liên quan đến kỷ luật cán bộ, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
Quảng Ninh cũng ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vũ Hùng Thắng
và Lương Ái Phật - nguyên ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, nguyên phó chủ tịch
UBND huyện Tiên Yên.
Cả hai lãnh đạo trên trong thời gian giữ cương vị ủy
viên Ban thường vụ Huyện ủy, phó chủ tịch UBND huyện Tiên Yên (giai đoạn 2010 -
2015) đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao,
thay mặt UBND huyện Tiên Yên ký một số quyết định cho thuê đất không đúng quy định…
Vi phạm trên đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong quản
lý nhà nước về đất đai; khó khăn trong khắc phục xử lý vi phạm; ảnh hưởng đến
uy tín của tổ chức và cá nhân.
Trước đó ngày 14-5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng
Ninh tống đạt các quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối
với ông Phạm Hồng Hà (62 tuổi) - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban
quản lý vịnh Hạ Long - để điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ".
Ông Hà bị khởi tố liên quan sai phạm xảy ra tại Công
ty CP Quản lý đường sông số 3 khi hợp thức hóa hồ sơ, lập khống chứng từ để
nghiệm thu, quyết toán vượt quá khối lượng công việc thực tế để chiếm đoạt tiền
của Nhà nước.
Nhóm cán bộ của công ty này được xác định có thông đồng
với một số cán bộ thuộc Ban quản lý vịnh Hạ Long để được tạo điều kiện ký hợp đồng
quản lý, bảo trì, đảm bảo điều tiết giao thông tại vịnh Hạ Long trái quy định.
TIẾN THẮNG
Đề nghị truy tố YouTuber
Jimmy Huỳnh tội 'lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản'
TTO - Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra,
chuyển hồ sơ đề nghị viện kiểm sát cùng cấp truy tố Huỳnh Trung
Hiếu (YouTuber Jimmy Huỳnh) tội 'lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản'.
Ngày 4-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP
Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết đã kết thúc điều tra vụ án và
chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân TP Bạc Liêu truy tố Huỳnh
Trung Hiếu (YouTuber Jimmy Huỳnh) tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản" theo khoản 3, điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Bạc
Liêu, ngày 22-3-2022, Hiếu bị khởi tố về tội "lợi dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Do không tìm được Hiếu, ngày 24-6-2022, cơ quan
điều tra đã ra quyết định truy nã đặc biệt. Biết mình bị truy nã,
Hiếu ra đầu thú.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Bạc
Liêu, bị can này đã khắc phục hậu quả, được phía bị hại bãi nại.
Cơ quan điều tra đã chấp nhận cho Hiếu được tại
ngoại, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú do bị can đáp ứng
các điều kiện để được tại ngoại.
Trước đó, đã có nhiều ý kiến xôn xao về việc
vì sao Hiếu bị truy nã đặc biệt nhưng sau đó vẫn livestream trực tiếp
trên kênh YouTube của mình.
NGUYỄN HÙNG - CHÍ QUỐC
Nhà tái định cư bỏ hoang: Đánh thức chục ngàn tỉ 'đắp
chiếu'
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi
tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị
"bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
Trong khi hàng triệu người phải ở trọ trong điều kiện
"dưới mức tối thiểu", vẫn có hàng chục ngàn căn hộ tái định cư bỏ
hoang nhiều năm. Trong ảnh: một chung cư tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM -
Trong bối cảnh còn nhiều người lao động khác có nhu cầu
nhà ở tốt hơn thì có thể xử lý số nhà tái định cư bỏ hoang này như thế nào?
Ngoài ra, việc tái định cư nên thực hiện theo hướng nào để tránh tình trạng
tương tự trong tương lai?
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn TP có gần 18.000
căn hộ tái định cư, phần lớn đã bán và bố trí cho các dự án giải phóng mặt bằng
và hiện còn hơn 400 căn dôi dư.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện Hà Nội có
hàng ngàn căn hộ tái định cư vẫn để hoang. Có dự án hàng trăm căn hộ đã hoàn
thiện nhưng chưa nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy. Phần
lớn các khu tái định cư này đang xuống cấp và thiếu các tiện ích đi kèm như:
khu vui chơi, sân thể thao, công viên...
Chẳng hạn, khởi công xây dựng từ hơn 10 năm trước
nhưng đến nay dự án nhà tái định cư N01-D17 ngay ngã tư đường Trần Thái Tông -
Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang trong cảnh mặt tiền được bịt
kín tôn, bên trong và phía sau cỏ dại bủa vây.
Đây là dự án bố trí cho các hộ dân thuộc diện giải
phóng, thu hồi đất phục vụ thi công đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Dự án gồm 4
tòa nhà, mỗi tòa cao 15 tầng với diện tích từ 50m2 đến gần 90m2/căn. Ông Lê Văn
Bích (62 tuổi, đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu) cho biết do để nhiều năm
không sử dụng nên có thời điểm nhà tái định cư còn bị đổ trộm rác thải.
Một dự án khác là dự án nhà tái định cư N3-N4-N5 khu
đô thị mới Sài Đồng (phường Phúc Đồng, quận Long Biên) với 3 tòa nhà hơn 150
căn hộ bỏ không từ nhiều năm nay. Phía sau khu nhà này đang được người dân tận
dụng trồng rau, trong khi đó nhiều vị trí của công trình đang có dấu hiệu xuống
cấp nghiêm trọng.
"Khu đất phía sau để cỏ mọc quá đầu người nên nhiều
người dân chúng tôi đã thu dọn, trồng rau xanh. Mong TP sớm đưa vào sử dụng để
người dân chúng tôi không phải canh các đối tượng lạ mặt thường đến đây tụ tập
vào đêm khuya", bà Nguyễn Thị Hằng (42 tuổi, khu đô thị mới Sài Đồng) nói.
Thêm một dự án khác, nằm ngay vị trí đắc địa, xe cộ
qua lại khá đông nhưng đã nhiều năm nay 3 tòa nhà chung cư tái định cư ở đường
Trần Phú (quận Hoàng Mai) cũng bị bỏ hoang. Khu nhà tái định cư này có thời điểm
trở thành nơi phóng uế, chích hút của người nghiện ma túy.
Cách 3 tòa nhà này vài trăm mét là 2 chung cư tái định
cư trên đường Khuyến Lương và 1 tòa chung cư cao hơn 10 tầng ở ngõ 156 đường
Tam Trinh (phường Yên Sở, cùng ở quận Hoàng Mai) cũng nhiều năm chưa có người đến
ở.
Chưa thể đấu giá, vì sao?
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết căn hộ tái định
cư chưa có người vào ở do các hộ dân có khiếu nại, có người dân được bố trí
nhưng trả lại nhà đề nghị hỗ trợ tiền hoặc đang trong quá trình thực hiện giải
phóng mặt bằng nên UBND TP Hà Nội chưa ra quyết định bán nhà...
"Chúng tôi tiếp tục đôn đốc để sớm đưa các công
trình vào sử dụng. Đồng thời đối với hơn 200 căn hộ đang có vi phạm, những diện
tích đang sử dụng sai mục đích Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản
lý và phát triển nhà Hà Nội cùng UBND các quận, huyện tìm cách thu hồi, xử lý
các vi phạm...", vị này cho biết.
Tương tự, tại TP.HCM cũng có hàng ngàn căn hộ tái định
cư ở các dự án đang bỏ hoang, thưa thớt người về ở. Chẳng hạn, nhiều block
chung cư xây xong như ở khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) cỏ mọc
hoang um tùm, cửa đóng then cài nằm phơi sương gió bong tróc, nước sơn xuống màu
cũ kỹ.
Nhiều căn hộ cửa đóng chặt, bụi đóng lớp dày trên nền
gạch. Số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy trên địa bàn TP có 11.681 căn hộ
và nền đất tái định cư. Trong đó, khoảng 4.000 căn hộ, nền đất đã được phân bổ
cho quận, huyện để phục vụ tái định cư. Hơn 2.500 căn hộ, nền đất (1.274 căn hộ
và 1.303 nền đất) dùng làm quỹ dự phòng. Còn gần 5.000 căn hộ và nền đất (4.927
căn hộ và 41 nền đất) đang làm thủ tục để bán đấu giá.
Ông Phạm Đăng Hồ - trưởng phòng phát triển nhà và thị
trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM - cho biết số căn hộ, nền tái định cư
TP.HCM đang làm thủ tục bán đấu giá hầu hết nằm ở khu vực ngoại thành, không
phù hợp nhu cầu của người dân hoặc căn hộ xây dựng quá lâu, số lượng không lớn,
nằm tản mác rất khó để cân đối bố trí tái định cư cho người dân trong cùng một
dự án.
Tuy nhiên, việc đấu giá hiện nay đang vướng về thẩm
quyền do trước đây HĐND TP.HCM có nghị quyết phân cấp, ủy quyền cho chủ tịch
UBND TP bán đấu giá nhà thuộc diện điều chỉnh nghị định 167 (quy định về việc sắp
xếp lại, xử lý tài sản công), còn chưa phân cấp, ủy quyền bán đấu giá với nhà
tái định cư. Do vậy, sắp tới TP phải báo cáo với HĐND TP và tìm cách giải quyết.
Về ý kiến chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội,
ông Hồ cho hay theo quy định, những hộ bị giải tỏa nếu không có chỗ ở nào khác
và không đủ tiền mua nhà tái định cư sẽ được mua hoặc thuê nhà ở xã hội. Nếu
chuyển nhà ở tái định cư sang nhà ở xã hội để bố trí tái định cư sẽ phù hợp quy
định và TP tập trung việc này.
Tuy nhiên, hiện giá bán nhà ở xã hội không bao gồm tiền
sử dụng đất, trong khi quỹ nhà tái định cư được tạo lập có nhiều nguồn gồm nguồn
đầu tư bằng vốn ngân sách, mua lại dự án nhà ở thương mại của tư nhân và sử dụng
nhà ở xã hội (của Nhà nước hoặc tư nhân) xây dựng.
Do vậy, nếu chuyển sang nhà ở xã hội bán không tính tiền
sử dụng đất sẽ không đảm bảo thu lại nguồn ngân sách do TP đã bỏ ra. Vì thế, việc
đấu giá để có nguồn tiền đầu tư tiếp nhà tái định cư hoặc nhà ở xã hội sẽ phù hợp
hơn
Tháng 5-2022, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh,
TP đề nghị các địa phương báo cáo, tổng hợp danh mục dự án nhà ở tái định cư, số
lượng nhà ở tái định cư đã đầu tư xây dựng và việc bố trí, quản lý sử dụng nhà ở
tái định cư.
Đồng thời, tổng hợp các dự án, số lượng nhà tái định
cư không có nhu cầu sử dụng và có nhu cầu chuyển đổi sang nhà ở xã hội, nhà ở
thương mại hoặc mục đích khác. Bên cạnh đó làm rõ khó khăn, vướng mắc và đề xuất,
kiến nghị trong việc quản lý, sử dụng nhà tái định cư.
Nên linh hoạt đền bù, tránh dư nhà tái định cư
Nói về định hướng xây dựng quỹ nhà đất tái định cư
trong tương lai, ông Phạm Đăng Hồ cho rằng sắp tới Nhà nước chỉ cần đầu tư xây
các loại nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ nhà ở cho những hộ di dời nhưng
không đủ điều kiện tạo lập nơi ở mới.
Riêng những người đủ điều kiện sẽ theo hướng đền bù tiền
để họ chủ động tạo lập cuộc sống mới. Nhà nước sẽ hạn chế dùng ngân sách để xây
dựng riêng dự án tái định cư và nếu quỹ nhà đất dự phòng hết sẽ mua lại của các
chủ đầu tư.
Trước thực trạng hàng ngàn căn hộ, nền đất tái định cư
để hoang, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài quỹ nhà bán đấu giá, chuyển mục đích
sử dụng nên có cơ chế thoáng cho thuê nguồn nhà dự phòng để tạo nguồn thu.
TS Đào Ngọc Nghiêm - phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam - cho biết trong chương trình phát triển hạ tầng (hiện rất
lớn) cần phải có nhà tái định cư. Tuy nhiên, phải làm thế nào để phát huy hết
thế mạnh của nhà tái định cư bởi không chỉ là nơi để ở mà còn phải đảm bảo cuộc
sống của người dân theo hướng phải bằng hoặc hơn nơi họ đã ở.
Các khu tái định cư cần đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, nhất
là công trình hạ tầng xã hội xung quanh trong khi các khu tái định cư hiện nay
thiếu hạ tầng xã hội, ví dụ trong khu tái định cư trẻ em không có sân chơi, trường
mầm non...
Theo ông Nghiêm, những căn hộ bỏ hoang nên có cơ chế mở
để cho thuê ngắn hạn, tạo nguồn thu. "Việc cho thuê có kèm yêu cầu khi Nhà
nước cần thì phải bàn giao lại. Với những căn hộ dôi dư, cần có chính sách bán
đứt cho những người có nhu cầu vì thực tế hiện nay nhà ở vẫn đang là câu chuyện
rất bức thiết", ông Nghiêm nói.
Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và môi trường - cho biết hiện nay thực trạng nhà tái định cư cho thấy
chất lượng rất kém, nhanh xuống cấp nên nhiều khu tái định cư xây dựng xong có
tình trạng người dân không muốn vào ở, đưa vào làm thương mại cũng không đạt chất
lượng.
Để giải quyết tình trạng nhà tái định cư bỏ hoang, ông
Võ cho rằng căn hộ chưa giải quyết việc tái định cư vẫn thuộc bất động sản của
Nhà nước nhưng để tránh lãng phí thì cho thuê là phù hợp, tiết kiệm nguồn lực.
Tuy nhiên, cho thuê thế nào để hợp lý tránh tranh chấp
khiếu kiện phức tạp. Đối với các căn hộ dôi dư nên chuyển sang nhà ở xã hội vì
nhà ở xã hội đang rất thiếu. Về lâu dài cần định hình, cải thiện chất lượng nhà
tái định cư để người dân hưởng ứng.
"Có thể ghép nhà tái định cư và nhà ở xã hội
thành một khối, một phân khúc để từ đó tính đến chuyện tiếp cận giá rẻ. Tuy
nhiên không nên suy nghĩ và làm theo cách tập trung giảm chất lượng công trình
để có giá rẻ..." - ông Võ nói.
Làm "sống lại" nhà hoang
Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, trên địa bàn Hà Nội nhiều dự
án sắp xây dựng xong (80-90%) phải tạm dừng do thiếu vốn nhưng cũng có dự án đã
hoàn thiện 100%, chỉ thiếu nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải...
Vì thế, cần sớm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình trước khi nghĩ đến chuyện
bán, cho thuê hoặc chuyển qua nhà ở xã hội.
Như chúng ta đã biết các khu đất được bố trí xây dựng
nhà tái định cư đa số ở vị trí rất đẹp, giao thông đông đúc. Việc đẩy nhanh tiến
độ hoàn thiện công trình không chỉ để giải quyết nhu cầu nhà ở và cũng để không
gian đô thị không bị nhếch nhác, bôi bẩn.
Đồng thời khai thác tốt nguồn lực đất đai cũng như
không để lãng phí ngân sách đã đầu tư công trình mà nhiều năm vẫn không thể đưa
vào sử dụng.
Mô hình tái định cư chưa thấy lối ra
Tái định cư theo mô hình nào để đáp ứng đa dạng nhu cầu
thì đến nay các nhà quy hoạch, kiến trúc vẫn chưa tìm ra giải pháp thích hợp.
Tái định cư phải gắn kết với nơi đã giải phóng mặt bằng. Ví dụ giải phóng ở
trung tâm nội ô lịch sử mà lại đưa người dân ra ngoại thành để tái định cư thì
họ sẽ không đồng ý, tất yếu dẫn đến việc nhà tái định cư bị bỏ hoang.
Cũng có đề xuất trong một số khu đô thị mới nên bố trí
nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội nhưng doanh nghiệp phản ứng. Vì thế, phải nâng
tầm nhận thức rằng nhà tái định cư không phải chỉ cho người đến ở mà phía sau
là phát triển đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Có được nhận thức như vậy thì mới hy vọng không còn cảnh
nhà tái định cư đang và đã "ế" trong suốt nhiều năm qua.
Phải hỏi dân trước khi tái định cư
Từ những hạn chế của việc xây dựng nhà ở tái định cư
xong để hoang như hiện nay, có lý do khi lập dự án tái định cư, cả Nhà nước và
chủ đầu tư đều chưa khảo sát ý kiến và nhu cầu của người có đất bị thu hồi mà
chỉ "thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển
chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư".
Lâu nay, việc tái định cư đang tiếp cận theo hướng
"top-down", tức là cách tiếp cận theo hướng từ trên xuống, nên thay đổi
sang hướng "bottom-up" là cách tiếp cận theo hướng từ dưới lên. Nếu
chỉ đơn thuần áp dụng top-down thì khuynh hướng mang ý chí của nhà quản lý, còn
kết hợp với "bottom-up" thì nhà quản lý sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng
cũng như mong muốn của người dân. Từ đó, các quyết định được đưa ra sẽ hài hòa
hơn và nhận được sự ủng hộ của người dân hơn.
Do đó, cần điều tra xã hội học để nắm bắt nguyện vọng
của người dân về tái định cư, điều kiện sống, điều kiện thu nhập, nhân khẩu,
công ăn việc làm... từ đó để xác định người dân lựa chọn hình thức tái định cư
nào. Khi đó chính sách tái định cư sẽ phù hợp hơn với nhu cầu người dân.
Q.THẾ - T.LONG ghi
'Làm luật' cả trăm triệu để
xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp ở Hà Nội
https://thanhnien.vn/lam-luat-ca-tram-trieu-de-ho-bien-nha-ton-thanh-nha-be-tong-post1484698.html
Trong vai người đi tìm mua đất để xây nhà, phóng viên
Thanh Niên đã được các cò đất ở P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội, nhiệt
tình tư vấn về các thủ đoạn để xây nhà cứng trong nhà tôn trót lọt trên đất
nông nghiệp.
Trong con ngõ đi vào một khu tập thể, phóng viên được
cò đất giới thiệu một mảnh đất đối diện số 23B2, ngõ 1 Bùi Xương Trạch, rộng
52m2 với mức giá 80 triệu đồng/m2, khoảng 4,1 tỉ đồng.
Chiêu trò 'làm luật' để xây nhà kiên cố trên đất nông
nghiệp ở Hà Nội
Dù không có sổ đỏ nhưng mảnh đất có nhà tôn này vẫn được
phát giá cao chót vót với lời hứa chắc chắn sẽ xây được nhà, nếu người mua chịu
chi ra một số tiền lớn để “làm luật” với cơ quan quản lý.
Cuộc ngã giá với chủ đất
Dù là mảnh đất trong ngõ, lại là đất nông nghiệp không
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thế nhưng chủ đất vẫn cam kết với phóng
viên là sẽ xây được nhà. Bộ giấy tờ của thửa đất gồm: Văn bản bàn giao đất nông
nghiệp, giấy thông báo nộp thuế và bản vẽ hồ sơ kỹ thuật. Khi nhận được phàn
nàn về mức giá 4,1 tỉ đồng mua mảnh đất này là quá cao, chủ đất lại khẳng định
giá không hề đắt vì có thể xây được nhà kiên cố để ở.
“Sang năm cô cũng xây lên 2 tầng hoặc 3 tầng cho thuê.
Xây thì phải làm luật chứ cháu. Bây giờ gặp chị Duyên làm địa chính hoặc anh Thụy
(Đội trật tự xây dựng P.Khương Đình - PV). Cô có mối quen trên quận, rồi cũng
phải qua phường nữa. Nhà cô cũng làm nhà ở đây cho các em rồi. Họ có đường dây
hết, đã làm thì phải có dây chứ, cả phường và cả quận. Mỗi tầng xây lên cháu
chi khoảng 100 - 120 triệu thôi. Trước đây cô làm với các anh ở trên quận
(Q.Thanh Xuân - PV). Bây giờ các anh ấy cũng đang làm. Phòng Tài nguyên môi trường
quận. Nếu không xây được thì cô trả lại tiền cho cháu. Nếu lấy thì sang đầu năm
tới (năm 2023 - PV) cô với cháu cùng xây”, bà chủ đất, năm nay đã 72 tuổi cho
biết.
Cận cảnh một ngôi nhà dựng nhà tôn cao hai tầng (bên
phải) đang chờ "thời cơ" xây nhà kiên cố
Một cò đất ở P.Khương Đình cho biết tiền luật để xây
nhà hiện giờ ngày càng cao. Khi được hỏi về số tiền luật cho những công trình
“khủng” đang xây dựng ở phường, người này nói số tiền có thể lên đến hàng tỉ đồng.
Hai cò đất ở P.Khương Đình khẳng định số "tiền luật"
để xây dựng hiện nay là rất lớn và khó xin xây dựng
“400 triệu không xây nổi đâu. Cái nhà đang xây ở cuối
ngõ 239 Bùi Xương Trạch đang căng bạt đen ấy, như tôi hỏi là 2 tỉ đồng tiền luật.
Riêng xây cái móng rộng hơn 100m2 đó thôi đã phải chi phí hơn 60 triệu đồng. Chắc
chắn 100% đó. Muốn làm thì phải ra phường, gặp quản lý trật tự xây dựng, gặp chủ
tịch”, một trong 2 "cò" đất khẳng định.
Chí Bình
Đủ thủ tục, dự án Léman
Luxury Apartments vẫn chưa được cấp sổ hồng
Được xây dựng hoàn chỉnh đúng giấy phép, nộp đầy đủ hồ
sơ xây dựng, bản vẽ hoàn công do Bộ Xây dựng cấp, sổ đỏ đất,… cho Sở Tài nguyên
và Môi trường TP.HCM và đã được cấp Biên nhận. Thế nhưng nhiều năm, cư dân của
Tòa nhà Léman Luxury vẫn chưa được cấp sổ hồng căn hộ. Điều này không chỉ gây bức
xúc, thiệt hại cho cư dân mà cả chủ đầu tư.
Nguyên nhân là tại cuộc họp ngày 6.4.2021 giữa lãnh đạo
thành phố với các Sở, ban, ngành, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP khi
đó đã có kết luận khẳng định việc cấp sổ hồng cho 7 tầng thương mại văn phòng ở
khối đế. Thế nhưng riêng các căn hộ khối tháp vẫn phải rà soát theo Nghị quyết
số 132/2020/QH14 ngày 17.11.2020 của Thường vụ Quốc hội thí điểm chính sách
tháo gỡ vướng mắc sử dụng đất quốc phòng kết hợp lao động sản xuất. Đây chính
là mấu chốt dẫn tới việc cấp sổ hồng cho tòa nhà nổi tiếng này bị
"ngâm" cho tới hiện nay. Điều đáng nói chiếu theo quy định, thì dự án
Léman Luxury không thuộc phạm vi của Nghị quyết 132 và trên thực tế, trong danh
mục đất quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành 2020 cũng không có dự án này.
Trong Báo cáo (bổ sung lần 3) kiến nghị của 10 doanh
nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ “vướng mắc” của 11 dự án bất động sản, nhà ở
thương mại, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoRea) phân tích, khi đất dự án đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển đổi từ loại đất Quốc phòng sang đất kinh
doanh thương mại; doanh nghiệp đã nộp đầy đủ tiền sử dụng đất theo giá thị trường
và được cấp sổ đỏ theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì dự án
không thuộc phạm vi của Nghị quyết số 132 nói trên. Cụ thể, khu đất tại số 117
Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM thuộc Tổng cục II Bộ Quốc
phòng quản lý sau 1975. Phù hợp với quy định Luật Đất đai 2003 và phương án
phát triển, Bộ Quốc phòng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi loại đất ra
khỏi danh mục đất quốc phòng trở thành đất thương mại dịch vụ và chuyển trả
UBND TP.HCM để giao đất theo giá thị trường. Theo đó, ngày 30.8.2007 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành văn bản số 27/TTg-NN đồng ý chuyển đổi từ đất quốc phòng
sang đất kinh doanh. Ngày 31.12.2007, UBND TP.HCM đã ra quyết định thu hồi đất
quốc phòng. Từ ngày này khu đất đã trở thành đất thương mại dịch vụ.
Chủ đầu tư thực hiện dự án Leman Luxury trên cơ sở hồ
sơ pháp lý dự án đầy đủ đã xây dựng hoàn thành dự án và được Bộ Xây dựng nghiệm
thu theo chức năng thương mại dịch vụ và căn hộ đã đưa vào sử dụng từ năm 2018.
Cụ thể, đã được Sở Tài nguyên - Môi trường phê duyệt cho cấp Giấy chứng nhận sở
hữu công trình trên đất đối với 7 tầng thương mại dịch vụ thuộc khối đế theo
văn bản số 50/UBND-ĐT ngày 8.1.2018. Theo đó, chủ đầu tư đã nộp đầy đủ hồ sơ
vào Văn phòng Đăng ký đất Thành phố làm thủ tục (có biên nhận vào tháng
8.2019). "Tuy nhiên, Sở Tài nguyên - Môi trường và Văn phòng Đăng ký đất
Thành phố vẫn chưa giải quyết do vướng mắc tại Thông báo số 285/TB-VP ngày
12.4.2021 UBND TP.HCM có đề nghị áp dụng Nghị quyết 132/2020/QH14 ngày
17.11.2020 về sử dụng đất quốc phòng đối với dự án nên thời điểm hiện nay là
tháng 6.2022 chúng tôi vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận sở hữu công trình trên
đất"- chủ đầu tư cho biết.
Léman Luxury tiếp tục được vinh danh tại hạng mục
"Best Luxury Mixed-Use 2021 – Tòa nhà phức hợp cao cấp tốt nhất 2021"
tại Lễ trao giải của Dot Property Vietnam Awards 202
Léman Luxury là một dự án chất lượng cao, đã 2 lần được
giải quốc tế về công trình xanh đột phá nhất năm 2020 và Tòa nhà phức hợp cao cấp
tốt nhất 2021 do Dot Property Vietnam trao tặng. Thế nhưng như nói trên, cả chủ
đầu tư và cư dân vẫn đang vẫn gặp khó khăn quá nhiều do chậm trễ từ phía các cơ
quan Nhà nước trong việc cấp sổ đỏ hợp pháp dự án của mình. Theo luật sư Phạm
Xuân Thọ, một cư dân Léman và một số cư dân Léman khác: "Chủ đầu tư và cư
dân đã rất nhiều lần kêu cứu nhưng chưa được giải quyết”.
Đáng nói, trong quá trình chờ TP tháo gỡ, các cư dân ở
đây vẫn liên tục gây sức ép với chủ đầu tư. Việc này đang ảnh hưởng đến uy tín,
thương hiệu cũng như hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư, nhất là trong bối cảnh
hậu Covid-19 với rất nhiều khó khăn hiện nay.
Phan Anh
Hà Nội: Cư dân chung cư Mỹ
Sơn ở 62 Nguyễn Huy Tưởng ‘cầu cứu’
Giữa quận trung tâm của Hà Nội, hàng nghìn người dân tại
chung cư Mỹ Sơn dù đã dọn đến sinh hoạt từ năm 2018 nhưng vẫn phải ở trong toà
nhà chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, không có sổ đỏ, dùng điện công
trình…
Nhận nhà nhiều năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ
Cả trăm hộ dân tại chung cư Mỹ Sơn ở 62 Nguyễn Huy Tưởng
(P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội) đồng lòng ký tên vào đơn cầu cứu gửi
đến cơ quan chức năng, báo chí phản ánh tình trạng sống thiếu an toàn về an
ninh, cơ sở vật chất, luôn đối mặt với nguy cơ cháy nổ tại toà nhà do Công ty
CP đầu tư và xuất nhập khẩu Mỹ Sơn (Công ty Mỹ Sơn) làm chủ đầu tư.
Cư dân tại chung cư Mỹ Sơn từng nhiều lần căng băng
rôn vì bức xúc với chủ đầu tư có nhiều vi phạm, gây ảnh hưởng đến đời sống người
dân
Đơn cầu cứu của các hộ dân nêu: khoảng hơn 300 căn hộ
đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính các đợt 1, 2, 3, 4, 5 (nộp tiền mua nhà theo
các đợt) với Công ty Mỹ Sơn theo đúng hợp đồng mua bán. Riêng đợt nộp tiền lần
6, do thời hạn bàn giao nhà không đúng tiến độ hợp đồng, nên đã có khoảng 90% số
chủ căn hộ nhận nhà và hoàn thành nghĩa vụ tài chính chủ đầu tư trong khoảng từ
2017 - 2022.
Tuy nhiên, đến nay đa số chủ căn hộ chưa được chủ đầu
tư trả hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) nên chưa được cấp sổ đỏ.
“Chúng tôi bỏ mấy tỉ đồng mua căn hộ chung cư Mỹ Sơn,
đã nộp quỹ bảo trì, dọn đến ở vài năm qua nhưng chưa được cấp sổ đỏ nên con em
không được học đúng tuyến, thiệt thòi trong vấn đề hộ tịch hộ khẩu, dùng điện
công trường với giá đắt hơn… Cư dân chúng tôi nhận thấy Công ty Mỹ Sơn có dấu
hiệu vi phạm về thuế, nghĩa vụ tài chính, chậm nộp thuế khi triển khai mua bán
căn hộ tại dự án chung cư Mỹ Sơn. Do vậy, các chủ sở hữu chưa được trả hoá đơn
VAT để làm thủ tục cấp sổ đỏ. Rất mong được các cơ quan chức năng liên quan của
TP.Hà Nội vào cuộc, giải cứu cho cư dân”, ông Lê Xuân Trường, cư dân chung cư Mỹ
Sơn, bày t
Không được mua điện với giá sinh hoạt
Một số cư dân chung cư Mỹ Sơn cho biết, theo tiến độ
ghi trong hợp đồng mua bán, chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà vào quý 1/2016. Năm
2018, khi công trình còn chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, chưa được
nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng,… nhiều cư dân buộc phải nhận nhà, dọn đến
ở vì không thể đi thuê nhà mãi. Nhưng vài năm sau khi cư dân đến ở, chủ đầu tư
vẫn không khắc phục để đảm bảo điều kiện sống cho người dân, dẫn đến bức xúc
kéo dài.
Cư dân chung cư Mỹ Sơn bức xúc vì chủ đầu tư có vi phạm
khiến các chủ sở hữu căn hộ không được cấp sổ đỏ, toà nhà chưa được nghiệm thu
phòng cháy chữa cháy...
Anh Nguyễn Ngọc Lâm, 36 tuổi, chủ một căn hộ tại chung
cư Mỹ Sơn, cho biết nhiều cư dân bức xúc cho biết giá điện với các hộ dân thiếu
công bằng vì cao hơn giá nhà nước. Khi tìm hiểu thì được điện lực Q.Thanh Xuân
giải thích là chung cư Mỹ Sơn vẫn đang dùng điện theo giá điện dành cho sản xuất,
công trường nên cao hơn giá điện sinh hoạt. Cách thức nộp tiền điện là khi đến
kỳ, chủ đầu tư sẽ gửi thông báo để cư dân đóng vào tài khoản của Công ty Mỹ
Sơn, hoặc nộp trực tiếp tại kế toán công ty chứ không phải nộp trực tiếp cho điện
lực Q.Thanh Xuân.
Cũng theo anh Lâm, dù giá điện cao hơn nhưng chất lượng
cấp điện lại kém hơn như: thường xuyên mất điện vào mùa hè, nhất là những hôm nắng
nóng khiến các hộ dân rất cực khổ. Nguyên nhân khiến chất lượng cấp điện tại
toà nhà kém do một phần quá đông văn phòng thuê tại chung cư Mỹ Sơn.
Bà Nguyễn Thị Hồng, 56 tuổi, cư dân chung cư Mỹ Sơn, bức
xúc nói: “Toà nhà cho thuê văn phòng quá nhiều nên lượng phương tiện tập trung
lớn. Trong khi đó, hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được nghiệm thu khiến cư
dân bất an như "ôm bom nổ chậm". Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người,
xe làm văn phòng ra vào làm việc dẫn đến quá tải về điện, nước. Có hôm điện của
dân cư bị cắt để dồn cho khối văn phòng sử dụng".
Cư dân chung cư Mỹ Sơn còn bức xúc vì chủ đầu tư thiếu
trách nhiệm sau khi bàn giao nhà như: bóng đèn hành lang hỏng không được thay,
cư dân phải góp tiền thay mới. Toà nhà có 4 thang máy thì có 3 thang hỏng gần 2
năm mà không được bảo dưỡng, sửa chữa.
Tại các tầng không có nơi tập kết rác, cư dân phải
mang rác đi bằng thang máy chung xuống khu vực xe rác dưới mặt đất để vứt,
không đảm bảo vệ sinh. Chủ đầu tư thu tiền phí trông giữ xe của cư dân mà không
có hợp đồng, biên lai chứng từ
Chất lượng xây dựng kém, tường bong tróc ở nhiều nơi;
chủ đầu tư xây sai nhiều so với thiết kế được duyệt như tăng chiều cao công
trình, tự ý xây 3 căn penhouse, 1 khu tâm linh trên nóc nhà khiến các căn hộ
không được cấp sổ đỏ…
Trong khi cư dân chất chồng bức xúc thì chủ đầu tư
không chịu đối thoại tìm giải pháp khiến mâu thuẫn thêm sâu, vì sống giữa thủ
đô mà không được thừa nhận về pháp lý, mất quyền lợi về an sinh giáo dục…
Từng bị xử phạt nhiều lần nhưng chây ỳ khắc phục
Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Q.Thanh Xuân cho
biết, quá trình xây dựng chung cư Mỹ Sơn, chủ đầu tư đã vi phạm nhiều điểm so với
giấy phép được cấp, hồ sơ thiết kế được duyệt như tăng diện tích xây dựng, thay
đổi chiều cao công trình, xây thêm penhouse, khu tâm linh trên tầng mái…
Lực lượng chức năng của P.Thanh Xuân Trung từng nhiều
lần phải có mặt vãn hồi trong các lần tập trung căng băng rôn của cư dân chung
cư Mỹ Sơn tại 62 Nguyễn Huy Tưởng
Năm 2019, Công an TP.Hà Nội đã xử phạt Công ty Mỹ Sơn
80 triệu đồng về hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ
chức nghiệm thu về PCCC”. UBND Q.Thanh Xuân cũng xử phạt chủ đầu tư 75 triệu đồng
về hành vi đưa công trình vào sử dụng khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm
quyền chấp thuận nghiệm thu công trình.
Cũng theo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Q.Thanh
Xuân, mới đây Đội đã phối hợp với UBND P.Thanh Xuân Trung, Công an quận và
Phòng quản lý đô thị quận làm việc với chủ đầu tư. Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm
tra đã yêu cầu Công ty Mỹ Sơn tuyệt đối dừng hoạt động theo quyết định của Công
an TP.Hà Nội về đình chỉ hoạt động đối với công trình vì chưa được nghiệm thu về
phòng cháy chữa ch
UBND P.Thanh Xuân Trung cũng đề nghị chủ đầu tư phải đảm
bảo về an ninh trật tự; phòng cháy chữa cháy; xây dựng dự toán về phí dịch vụ
thống nhất với cư dân; liên hệ với cơ quan chức năng hoàn thiện các hạng mục
thiếu sót của công trình…
Chủ đầu tư cam kết nếu đến 31.10 tới chưa hoàn thành
xong nghiệm thu phòng cháy chữa cháy thì sẽ tiếp tục cắt giảm khối văn phòng để
đảm bảo chất lượng điện cho cư dân sinh hoạt
Về nghĩa vụ tài chính, chủ đầu tư cam kết theo kế hoạch
khoảng tháng 7.2023 sẽ hoàn thành với nhà nước và hóa đơn cho cư dân.
Lê Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét